Tăng thu nhập nhờ trồng mía tím
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Tân Lâm ( huyện Xuyên Mộc) đã chuyển đổi diện tích các loại cây kém hiệu quả sang trồng mía tím, nhờ đó thu nhập tăng gấp 5-6 lần.
Thương lái thu mua mía trên ruộng mía của ông Trần Hoài Phúc.
Dưới cái nắng mùa khô gay gắt, ông Cao Văn Thắng (52 tuổi, ấp Bàu Hàm, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc) dẫn chúng tôi ra thăm ruộng mía với diện tích 8ha đang được thu hoạch. Theo lời kể của ông Thắng, trước đây ông thuê đất để trồng điều và bắp, nhưng năng suất không cao, thu nhập thấp. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương rất phù hợp để trồng và phát triển cây mía tím. Năm 2015, ông Thắng mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích sang trồng mía tím.
Theo ông Thắng, mía tím là loại cây dễ trồng, không kén đất, không tốn công chăm sóc. “Quan trọng nhất là khâu chọn giống. Để mía phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao, trước khi trồng phải chọn ngọn hoặc mắt cây mía khoẻ mạnh làm giống. Sau đó ngâm ngọn xuống nước nửa ngày để diệt trừ mầm bệnh rồi vớt lên trồng”, ông Thắng nói.
Video đang HOT
Mía tím được trồng theo luống, với khoảng cách mỗi luống 30cm, trung bình 1ha trồng khoảng 3.500-4.000 hom giống. Khi cây mía phát triển, mỗi tháng tỉa lá 2 lần kết hợp bón phân. “Với loại cây này chỉ vất vả khâu làm đất, xuống giống. Khi nảy mầm thì 1 tuần tưới nước 1 lần và dóng mía lên cao thì 15 ngày bóc bẹ lá 1 lần”, ông Thắng chia sẻ thêm.
Năm nay, thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên ruộng mía của ông Thắng cho năng suất cao, dao động từ 90-100 tấn/ha. Thương lái thu mua với giá bán 57.000-60.000 đồng/25kg, doanh thu 250 triệu đồng/ha. Ông Thắng cho biết thêm: Nếu như trước đây trồng bắp tôi chỉ thu lãi được 15-20 triệu đồng/ha, thậm chí có năm hòa vốn vì mất mùa. Nhưng từ khi trồng mía, sau khi trừ chi phí thuê đất, nhân công tôi thu được từ 120-150 triệu đồng/ha, cao gấp 5-6 lần so với trồng bắp.
Tương tự, ông Trần Hoài Phúc (41 tuổi, ấp Bàu Hàm, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc) cũng thuê 3ha đất trồng mía tím. Theo lời kể của ông Phúc, trước khi chuyển sang trồng mía, gia đình ông đã trồng nhiều loại cây ngắn ngày như bắp, mì song chưa có cây nào mang lại kinh tế cao. “Thấy một số hộ trong vùng trồng mía cho thu nhập cao, tôi cũng học tập chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng bắp và mì sang trồng mía”, ông Phúc nói.
Nhờ tận dụng nước của con kênh KT 1 từ Sông Ray chảy vào nên các hộ trồng mía có nguồn nước tưới ổn định. Mía được bắt đầu xuống giống từ tháng 2. Sau 7, 8 tháng hom giống, chăm sóc, mía đã có thể thu hoạch. Nhờ chăm sóc cẩn thận, cây mía tím rất ngọt, nhiều nước, dóng to, đốt dài, màu đẹp nên dễ tiêu thụ. Chi phí đầu tư khoảng 100-120 triệu đồng/ha, trong đó bao gồm tiền thuê đất tiền giống, phân bón, thuốc BVTV… Sau khi trừ các chi phí, gia đình ông Phúc thu lãi 80 triệu đồng/ha.
Theo các hộ trồng mía tím, thị trường tiêu thụ của loại cây này khá ổn định nên không phải lo đầu ra. Đến kỳ thu hoạch thương lái từ TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương… đến tận vườn thu mua.
Ông Phạm Ngọc Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Lâm thông tin thêm, đến nay toàn xã có hơn 50ha diện tích được chuyển đổi từ các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng mía tím. Sau khi thu hoạch xong, Hội Nông dân xã sẽ khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng mía lên 60ha vào vụ tới. Hội Nông dân xã cũng thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng trên diện tích thiếu nước tưới để đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhằm tránh cung vượt cầu, xã cũng khuyến cáo bà con hạn chế trồng ồ ạt cây mía tím.
Trao cơ hội thay đổi cuộc sống cho người khuyết tật
Ngồi trên chiếc xe lắc vừa được trao tặng, ông Hứa Anh Tuấn (46 tuổi, ngụ TT.Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc) dùng tay đẩy về phía trước để chạy thử. Có phương tiện đi lại rồi, ông Tuấn sẽ đi bán vé số để kiếm tiền phụ vợ trang trải cuộc sống...
Bà Phạm Thị Kim Thương, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh thăm hỏi ông Hứa Anh Tuấn sau khi ông được tặng chiếc xe lắc.
Ông Hứa Anh Tuấn là một trong số hàng trăm người khuyết tật được Hội Chữ thập đỏ tỉnh trao tặng xe lăn, xe lắc trong năm 2020 để có cơ hội được hòa nhập cộng đồng, giảm bớt tình trạng phụ thuộc trong sinh hoạt, đời sống hàng ngày.
Trước đây, gia đình ông Tuấn ở TP. Hồ Chí Minh. Ông từng là tài xế chuyên nghiệp. Năm 2008, ông bị tai nạn giao thông gãy cột sống. Di chứng khiến ông bị liệt hoàn toàn 2 chi dưới, mất khả năng đi lại. Từ trụ cột chính trong gia đình, ông mất khả năng lao động, phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt phụ thuộc vào vợ.
Hoàn cảnh khó khăn, năm 2010, vợ chồng ông dắt díu 2 con đến huyện Xuyên Mộc thuê trọ và mưu sinh bằng cái quán nhỏ bán bánh bột chiên ngay trước cửa phòng trọ. Khoản thu nhập 150 ngàn đồng/ngày từ quán hàng chỉ đủ trang trải cuộc sống nên cậu con trai lớn đang học lớp 9 phải bỏ học ở nhà phụ giúp gia đình. "Chiếc xe lắc này là phương tiện để tôi đi bán vé số, kiếm tiền phụ vợ con. Tôi sẽ cố gắng lao động thật tốt, để không phụ lòng quan tâm của cộng đồng", ông Tuấn dự tính.
Những chiếc xe lăn, xe lắc được trao tặng đã mở ra cơ hội cho hàng trăm người khuyết tật nghèo có phương tiện đi lại đó đây mưu sinh, chia sớt gánh nặng với người thân.
Bà Nguyễn Thị Dịu Dàng (62 tuổi, ngụ tổ 14, khu phố Phước Hòa, TT. Phước Bửu) rất xúc động khi được trao tặng chiếc xe lăn mới. Bà bị bại liệt từ nhỏ, hiện đang sống cùng người con nuôi. Con trai bà làm thuê làm mướn, cũng bữa đói, bữa no. Hoàn cảnh khó khăn, mẹ con bà không đủ tiền mua xe lăn. Vì vậy, khi được tặng chiếc xe, bà cứ luôn miệng nói lời cảm ơn, nước mắt cứ trào ra. Bà Dịu Dàng chia sẻ: "Tuy không thể làm việc nặng, nhưng tôi cũng cố gắng mở tiệm tạp hóa nhỏ bán cho bà con lối xóm kiếm thêm đồng ra đồng vào phụ với con".
Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh là DN nhiều năm liền tài trợ kinh phí cho chương trình tặng xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật của Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Bà Phạm Thị Kim Thương, Phó Giám đốc Công ty cho hay, nhiều người khuyết tật vẫn có khả năng và nhu cầu lao động để mưu sinh. Vì vậy, chương trình trao tặng xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật là chương trình rất có ý nghĩa, giúp họ có thêm phương tiện đi lại, mưu sinh. Năm 2020, thông qua Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Công ty đã hỗ trợ kinh phí xây dựng 2 căn nhà đại đoàn kết, 100 suất học bổng và 50 chiếc xe lăn, xe lắc với tổng giá trị 345 triệu đồng. Bà Thương cho hay: "Cùng với hoạt động kinh doanh, Công ty luôn quan tâm đến công tác từ thiện, an sinh xã hội nhằm thể hiện trách nhiệm của DN với cộng đồng. Tổng số tiền DN đã chi cho hoạt động xã hội từ thiện trong năm 2020 là hơn 12 tỷ đồng".
Theo bà Hà Thị Việt Bắc, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, trong năm 2020, các hoạt động trợ giúp nhân đạo của Hội có tổng giá trị hơn 20,4 tỷ đồng. Trong đó, các cấp Hội đã vận động các DN, nhà hảo tâm trao tặng 29 xe lắc, 73 xe lăn cho người khuyết tật nghèo với tổng trị giá hơn 240 triệu đồng. "Những chiếc xe lăn, xe lắc không chỉ giúp người người khuyết tật nghèo có phương tiện đi lại mà còn tiếp thêm nghị lực, niềm tin để họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống", bà Bắc khẳng định.
Chuyện người mẹ ở Xuyên Mộc hiến 4 bộ phận tạng của con trai Anh Nguyễn Hồng Quân (Xuyên Mộc, Bà Rịa- Vũng Tàu) không may bị tai nạn giao thông dẫn tới chết não, mẹ anh dù đau buồn nhưng vẫn quyết định hiến 4 bộ phận cơ thể của anh để nối dài sự sống cho 4 bệnh nhân khác. Ngày 7-1, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức cùng đoàn công tác...