Tăng thu nhập cho GV để tránh lạm thu
“Do thu nhập của người giáo viên thấp nên việc dạy thêm, học thêm không chấm dứt được. Bên cạnh đó dẫn đến việc lạm thu trong trường học”.
ĐB Mai Văn Lâm (huyện Đan Phượng) phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội tại kỳ họp thứ 6 HĐND Thành phố ngày 4/12.
ĐB Mai Văn Lâm cho rằng, giáo dục của Hà Nội hiện nay có hai vấn đề có thể nói là “yếu” là cơ sở vật chất và đạo đức học đường. Do thu nhập của người giáo viên thấp nên việc dạy thêm, học thêm không chấm dứt được. Bên cạnh đó cũng dẫn đến việc lạm thu trong trường học. Các khoản phụ thu đầu năm tạo nên dư luận bất an trong nhân dân, ảnh hưởng chất lượng đạo tạo, đạo đức học đường.
ĐB Lâm cho biết: “Ngày 20/11, tôi được biết có thống kê trên mạng, 40% học sinh cho rằng không cần biết ơn thầy cô, vì họ đi học phải trả tiền, thậm chí phải trả tiền rất cao. Như vậy, từ những chuyện liên quan đến tiền bạc mà truyền thống đạo đức quý báu “tôn sư trọng đạo” đang bị ảnh hưởng”.
Video đang HOT
Theo ĐB Mai Văn Lâm, học sinh đã vậy, đạo đức nghề nghiệp và tri thức người thầy cũng đáng báo động. Những năm gần đây, điểm vào đại học của hệ thống trường sư phạm rất thấp. Liệu đầu vào thấp có cho ra giáo viên chất lượng cao hay không? Có những bài giảng của thầy cô từ 10 hay 15 năm trước, có khi học sinh còn cập nhật trên mạng nhanh hơn thầy cô.
“Tôi cho rằng, học sinh cần ở người thầy trước hết là tấm gương đạo đức, tiếp đến là chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy, người thầy cần trau dồi thêm những giá trị quý báu về đạo đức người thấy và chuyên môn tốt. Về phía Nhà nước, cần quan tâm hơn nữa với ngành giáo dục, ngành đào tạo con người cho xã hội, đất nước. Hơn nữa, đây cũng là ngành liên quan đến tất cả mọi người, ai cũng phải đi học. Vấn đề thu nhập của giáo viên, tôi đề nghị cần phải nâng cao để tránh những tình trạng bất cập vừa nêu trên”, ĐB Lâm đưa ra giải pháp chống lạm thu trường học.
Cũng đề cập vấn đề lạm thu trường học, ĐB Phạm Xuân Tài (huyện Thường Tín), cho biết thêm, trong dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2013 có đề cập vấn đề Triển khai dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông. Theo ĐB Phạm Xuân Tài, đây là vấn đề không khả thi, không thực tế và dễ dẫn đến tình trạng lạm thu. Với trình đọ giáo viên không đồng đều, cơ sở vật chất chưa hoàn chỉnh, ngay cả dạy ngoại ngữ bình thường còn khó khăn, chưa nói đến dạy và học nâng cao.
ĐB Phạm Xuân Tài nêu ví dụ thực tế: “Hiện nay, tôi được biết, có các trường cho học sinh tiếp cận ngoại ngữ cho các em lớp 1 lớp 2. Chương trình này tự nguyện, chưa triển khai chính thức. Các trường phối hợp với các trung tâm ngoại ngữ đưa giáo viên ngoại ngữ vào dạy, có nơi thu học phí 400 nghìn đồng/tháng”.
ĐB Phạm Xuân Tài cảnh báo, nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ, có thể tạo ra áp lực cho các em học sinh và nhà trường, ngoài ra, không có tác dụng giáo dục. Thậm chí, tiếp tục tái diễn tìn trạng lạm thu trong nhà trường. Do vậy, ĐB Phạm Xuân Tài đưa ra giải pháp: “Cần nghiên cứu thêm việc tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy và học ngoại ngữ, đồng thời nâng cao trình độ giáo viên”.
Trao đổi với PV bên lề kỳ họp HDND ngày 4/12, ĐB Mai Văn Lâm (huyện Đan Phượng) cùng chung nhận định với ĐB Tài khi cho rằng, vấn đề triển khai dạy ngoại ngữ trong các trường phổ thông là đáp ứng Nhu cầu phát triển, hội nhập của xã hội. Nhưng trong điêu kiện hiện nay, phần lớn các trường phổ thông không thể đáp ứng được về giáo viên, cơ sở vật chất. Hơn nữa, vấn đề này không nằm trong định hướng chung của ngành giáo dục. Việc đưa chương trình nâng cao học ngoại ngữ thành chỉ tiêu phấn đấu của Thành phố, từ đó dẫn đến chuyện tăng thêm giờ học, tăng học phí… Do vậy, tôi cho rằng, chương trình này chỉ nên cho vào các trưởng điểm, trường chuyên… có đủ cơ sở vật chất, giáo viên.
Theo khám phá
Hà Nội lùi thời gian xử lý vi phạm về thu chi trong trường học
UBND TP Hà Nội đã có công văn yêu cầu Sở GD-ĐT báo cáo kết quả xử lý các trường và cá nhân vi phạm về công tác thu chi đầu năm học trước ngày 31/10. Tuy nhiên theo thông báo mới nhất của Sở GD-ĐT thì đến cuối tháng 11 mới có kết quả.
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa tiếp tục có công văn gửi UBND, Phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã; các trường THPT công lập... về việc chấn chỉnh công tác thu chi đầu năm. Trong công văn này Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị UBND, Phòng GD-ĐT các quận, huyện, thị xã xử lý kiến nghị của Đoàn thanh tra Bộ GD-ĐT, Đoàn giám sát HĐND thành phố, Đoàn kiểm tra của Sở và báo cáo về Sở GD-ĐT trước ngày 22/11 để tổng hợp báo cáo Bộ GD-ĐT, UBND Thành phố.
Công văn này cũng nhấn mạnh, mặc dù đã ban hành hướng dẫn tạm thời về các khoản thu ngoài học phí. Tuy nhiên, đầu năm học 2012-2013, đoàn thanh tra Bộ GD-ĐT, đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội và 5 đoàn kiểm tra thu chi của Sở GD-ĐT Hà Nội đã tiến hành khảo sát, thanh kiểm tra tình hình thu chi của một số trường học trên địa bàn Hà Nội.
Qua kiểm tra cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác thu chi đầu năm ở các trường. Một số trường vẫn thu các khoản khác ngoài văn bản quy định của Sở GD-ĐT; thu tiền tự nguyện sai quy trình; quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh thu sai quy định; một số khoản thu cao hơn mức trần quy định; các khoản thu thỏa thuận chưa đúng quy trình...
Để chấn dứt những vi phạm này Sở GD-ĐT Hà Nội tiếp tục đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các Phòng GD-ĐT chỉ đạo Ban giám hiệu các trường phổ biến quy định của Thông tư 55/TT-BGD-ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD-ĐT về ban hành điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh đến Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. Chấn chỉnh và hướng dẫn việc thu, chi đúng quy định. Quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng các cơ sở giáo dục trong việc để Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động chưa đúng với quy định trong nhà trường.
Bên cạnh đó, ban giám hiệu nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh rà soát lại các khoản thu sai, vượt quy định, khoản thu quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh khi chưa có kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí để trả lại những khoản thu chưa đúng quy định. Xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và có giải pháp khắc phục kịp thời. Đối với những đơn vị sai phạm thì sẽ có hình thức kỉ luật đối với lãnh đạo nhà trường.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là việc thanh tra, kiểm tra đột xuất việc thực hiện thu cho học phí và các khoản thu khác. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.
S.H
Theo dân trí
Lại xảy ra chuyện lạm thu Những ngày qua, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường THCS Trần Quốc Toản (TP Tuy Hòa - Phú Yên) bức xúc khi phải nộp tiền để mua tivi "xịn" cho từng phòng học. Anh N.T.T có con học tại trường này cho biết anh không nghe hội phụ huynh học sinh của trường có ý kiến gì, chỉ nghe...