Tăng thời hạn đăng kiểm xe kinh doanh vận tải từ 18 lên 24 tháng kể từ 1/10
Từ ngày 1/10/2021, các xe kinh doanh vận tải đến 9 chỗ ngồi sẽ được tăng thời gian kiểm định lên 24 tháng đối với chu kỳ lần đầu.
Tăng thời hạn đăng kiểm xe kinh doanh vận tải từ 18 lên 24 tháng kể từ ngày 1/10
Tại Thông tư 16/2021/TT-BGTVT về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải chính thức tăng chu kỳ kiểm định đối với ô tô chở người các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải. Đây là thông tư thay thế cho Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT (Thông tư 70) ngày 09/11/2015 của Bộ Giao thông Vận tải, đã và đang được áp dụng hơn 5 năm qua.
Cụ thể, chu kỳ kiểm định của ô tô chở người các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải được điều chỉnh từ 18 tháng lên 24 tháng đối với chu kỳ đầu và từ 6 tháng lên 12 tháng đối với chu kỳ tiếp theo.
Chu kỳ đầu chỉ áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng kiểm định lần đầu trong thời gian 2 năm, tính từ năm sản xuất.
Ngoài ra, Thông tư 16 còn quy định về mẫu tem kiểm định mới phân biệt giữa xe có kinh doanh vận tải và xe không doanh vận tải (hiện nay dùng chung một mẫu).
Bên cạnh đó, Thông tư mới cũng đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục kiểm định để phù hợp với thực tế cũng như quy trình kiểm định theo khuyến nghị của Tổ chức Đăng kiểm ô tô Quốc tế (CITA).
Video đang HOT
Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết việc điều chỉnh tăng chu kỳ kiểm định của ô tô chở người các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải là giải pháp tháo gỡ khó khăn của Bộ Giao thông Vận tải đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
“Việc điều chỉnh này giúp giảm chi phí đăng kiểm cho tổ chức và cá nhân, giảm tần suất đưa phương tiện đến thực hiện kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và giảm rủi ro nhiễm bệnh cho cả người điều khiển phương tiện và đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm”, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho hay.
Bỏ giấy đăng kiểm, giãn thời gian kiểm định, tiết kiệm cả ngàn tỷ
Cùng với đề xuất bỏ giấy đăng kiểm, xe taxi, xe công nghệ có thể không phải kiểm định 6 tháng/lần như hiện nay mà tăng lên 12 tháng/lần =.Nếu được áp dụng, đề xuất trên sẽ giúp tiết kiệm không ít thời gian và tiền bạc.
Đề xuất giãn thời gian đăng kiểm giúp tiết kiệm cả nghìn tỷ mỗi năm
Sau khi bài viết "Bỏ giấy đăng kiểm ô tô: Bớt phiền toái, tăng minh bạch" được đăng tải, rất nhiều độc giả đã gửi ý kiến về VietNamNet bày tỏ sự tán đồng với chủ trương trên. Đồng thời, hàng loạt đề xuất liên quan đến đăng kiểm ô tô đã được nêu với mong muốn thay đổi toàn diện việc đăng kiểm cho sát thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Ngoài chủ trương bỏ giấy đăng kiểm ô tô, Bộ GTVT cho biết đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tham mưu để hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 70/2015 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, theo hướng tăng thời hạn kiểm định so với hiện nay.
Theo đó, chu kỳ kiểm định của ô tô chở người các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải sẽ được điều chỉnh từ 18 tháng lên 24 tháng đối với chu kỳ đầu và từ 6 tháng lên 12 tháng đối với chu kỳ định kỳ tiếp theo. Việc giãn thời gian kiểm định này chắc chắn sẽ đem đến thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải cũng như cánh tài xế.
Chu kỳ kiểm định hiện hành đối với các loại ô tô.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Tuấn - Chủ tịch Liên minh Kinh tế điện tử 4.0 cho biết, hiện đơn vị có hơn 30.000 phương tiện của các hợp tác xã và công ty vận tải, chủ yếu là taxi công nghệ, do đó, tác động của chính sách giãn chu kỳ đăng kiểm cho ô tô kinh doanh là rất rõ ràng đến đơn vị. Ông Tuấn cho rằng, nếu đề xuất này được thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp và lái xe toàn quốc tiết kiệm đến cả nghìn tỷ đồng mỗi năm.
"Thực tế, các doanh nghiệp như chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT về việc giãn chu kỳ đăng kiểm. Điều này không chỉ góp phần thiết thực giúp doanh nghiệp vận tải, lái xe giảm thời gian và chi phí đăng kiểm mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội, trợ giúp cho người lao động yếu thế vượt qua khó khăn trong dịch bệnh kéo dài hiện nay" , ông Tuấn nói.
Anh Trần Đình Quân, một tài xế taxi Grab chia sẻ, chiếc xe của anh hồi mới mua năm 2018 đã phải đi đăng kiểm lần đầu với thời gian 18 tháng. Đến nay, cứ 6 tháng anh lại phải mang xe đi kiểm định một lần dù chiếc xe của anh mới sử dụng 3 năm, còn rất mới và vẫn được bảo dưỡng thường xuyên.
"Thời gian vừa rồi đúng thời điểm dịch bệnh nên tôi chạy khá ít. Nếu tăng thời gian kiểm định lên 12 tháng thì những lái xe như chúng tôi sẽ rất vui bởi sẽ không mất thêm tiền đăng kiểm 1 lần/năm và quan trọng hơn là đỡ tốn thời gian mang xe đến trung tâm đăng kiểm và chờ cả buổi. Thời gian cũng là tiền mà", anh Quân bày tỏ.
Vẫn cần cân nhắc
Nếu áp dụng hai đề xuất trên trong thời gian tới sẽ giúp tiết kiệm được hàng nghìn tỷ mỗi năm và giảm rủi ro, phiền hà cho lái xe.
Tuy vậy, các chuyên gia cũng cho rằng, việc áp dụng giãn thời gian đăng kiểm đối với xe kinh doanh vận tải như taxi cần phải được nghiên cứu một cách kỹ càng bởi đây là phương tiện có tần suất sử dụng nhiều hơn rất nhiều đối với xe cá nhân.
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-03S (Hà Nội)
Là một trong những đơn vị đăng kiểm lớn của Hà Nội, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 29-03S (có địa chỉ tại Mỹ Đình, Hà Nội) đón tiếp khoảng 30.000 lượt xe mỗi năm, trong đó có trên 10% là xe kinh doanh dịch vụ. Nếu đề xuất giãn thời gian kiểm định cho xe kinh doanh vận tải được thực hiện thì sẽ giảm tải đáng kể cho đơn vị này.
Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-03S Nguyễn Minh Hải cho biết, trên thực tế, khi xây dựng Thông tư sửa đổi cho Thông tư 70/2015, Cục Đăng kiểm đã giao cho các đơn vị thực hiện các khảo sát về cường độ vận hành của các phương tiện kinh doanh vận tải. Kết quả là xe kinh doanh vận tải có số km đi trong tháng gấp 8-10 lần so với các phương tiện cá nhân.
Những xe kinh doanh vận tải có cường độ vận hành gấp 8-10 lần so với phương tiện cá nhân.
"Việc giãn chu kỳ kiểm định góp phần giúp giảm chi phí và thời gian đăng kiểm, nhưng chúng tôi cũng khuyến cáo các chủ phương tiện cần quan tâm hơn đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để duy trì tình trạng kỹ thuật của phương tiện, tránh các nguy cơ mất an toàn do kỹ thuật của phương tiện gây ra" , ông Hải nói.
Về đề xuất nghiên cứu bỏ giấy đăng kiểm như hiện nay mà chỉ cần dán tem có mã QR trên xe, ông Nguyễn Minh Hải cho rằng, việc bỏ giấy chứng nhận kiểm định nếu được thực hiện thì cơ bản không làm thay đổi quy trình kiểm định, chỉ giảm thời gian chờ cho chủ phương tiện (do giảm các khâu in ấn, pho to lưu trữ,...).
"Để thực hiện việc bỏ giấy chứng nhận kiểm định đòi hỏi phải có hạ tầng về công nghệ thông tin tốt. Nếu không đáp ứng được về công nghệ thì việc số hóa dữ liệu về đăng kiểm không những không tạo được đột phá mà còn gây phiền hà cho chủ phương tiện cũng như các lực lượng chức năng khi tuần tra kiểm soát, đặc biệt là các vùng sâu, xa, miền núi, hải đảo,... ", ông Hải chia sẻ với VietNamNet.
Xe ôtô kinh doanh vận tải nhưng không đăng ký sẽ bị phạt như thế nào? Những chủ xe ôtô trong khi sử dụng xe có phát sinh dịch vụ kinh doanh dịch vụ vận tải như chở khách, chở hàng trong thời gian rảnh nhưng không tiến hành đăng ký là sai với quy định của pháp luật. Xe ôtô được sử dụng để kinh doanh dịch vụ vận tải như vận chuyển hành khách, hàng hoá... bắt...