Tăng thanh tra đột xuất, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Sở NNPTNT Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng nể.
Đặc biệt, trong đó các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) tiếp tục được đẩy mạnh nhằm cung cấp đủ các mặt hàng thực phẩm cần thiết phục vụ nhân dân.
Trả lời phóng viên NTNN, đại diện Sở NNPTNT Hà Nội thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2020, trước diễn biến tình hình dịch Covid-19 diễn ra rất phức tạp, Sở đã chủ động tham mưu với UBND thành phố và ban hành theo thẩm quyền văn bản chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản đáp ứng kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành. Đồng thời đảm bảo đầy đủ các mặt hàng thực phẩm cần thiết phục vụ nhân dân phục vụ phòng, chống dịch bệnh.
Những thành công bước đầu
Lực lượng chức năng kiểm tra chất lượng nông sản tại siêu thị ở Hà Nội. Ảnh: Quỳnh Dung
Cụ thể, thành phố tiếp tục đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, đảm bảo ATTP với trên 5.000ha sản xuất rau an toàn, 40 mô hình rau áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ tại 40 xã, phường, thị trấn với tổng diện tích trên 1.700ha. Duy trì trên 1.300ha VietGAP rau, quả, chè; 181ha nuôi trồng thủy sản, 88 cơ sở VietGAP chăn nuôi, gần 40ha trồng trọt theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và 164 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tiếp tục duy trì và phát triển 141 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tham gia hợp tác xây dựng chuỗi. Đã xây dựng được trên 40 nhãn hiệu được bảo hộ như gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê…
Video đang HOT
Đến nay, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố đã tổ chức xếp hạng đối với 301 sản phẩm OCOP với 6 sản phẩm đạt 5 sao, 207 sản phẩm đạt 4 sao, 88 sản phẩm đạt 3 sao, trong đó có 243 các sản ph ẩm thực phẩm nông lâm thủy sản. Các hoạt động kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm nông, lâm, thủy sản tiếp tục được đẩy mạnh.
Khắc phục bất cập
Bên cạnh những thành tích đạt được, Đại diện Sở NNPTNT cũng đã chỉ ra nhiều những tồn tại, hạn chế trong 6 tháng đầu năm.
Cụ thể, dịch Covid-19 đã gây ra những tác động không nhỏ đến sự phát triển sản xuất cũng như tăng trưởng của ngành nông nghiệp: Khó khăn trong lưu thông; hoạt động xuất khẩu cung ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông sản… Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hoạt động cầm chừng, thu hẹp quy mô hoặc phải tạm dừng hoạt động.
Ngoài ra, việc lấy mẫu, giám sát chất lượng, ATTP các sản phẩm nông lâm thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm có nguồn gốc của các tỉnh, thành phố đưa về Hà Nội còn hạn chế, chưa được đánh giá nguy cơ toàn diện. Thiếu các doanh nghiệp lớn có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào nông nghiệp.
Một khó khăn nữa là, mặc dù người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu dùng thực phẩm an toàn nhưng do điều kiện kinh tế còn khó khăn, thói quen tiêu dùng chưa thay đổi nên chưa thúc đầy mạnh được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn…
Chia sẻ phương hướng, mục tiêu trong 6 tháng cuối năm 2020, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Bộ NNPTNT tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ quan thuộc Bộ, doanh nghiệp duy trì phòng chống dịch Covid -19 đồng thời đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, chuẩn bị gia tăng nội tiêu và xuất khẩu khi dịch Covid-19 từng bước được khống chế. Chủ động tổ chức và đôn đốc các địa phương triển khai, kiểm tra theo quy định, tập trung thanh tra đột xuất, xử lý kịp thời, nghiêm túc các vi phạm về an toàn thực phẩm.
Một HTX có lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng/năm nhờ làm nông trại "sạch" từ A-Z
"Sạch" từ trồng đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến... là những gì bà con huyện Đăk Hà đang thực hiện, để xây dựng một nông trại hữu cơ hoàn chỉnh.
Sạch ngay từ đầu
Trên mảnh đất cằn cỗi, và những vườn cao su hết chu kỳ khai thác, đất trồng sắn bạc màu... mấy năm qua, các xã viên HTX Nông nghiệp Bắc Tây Nguyên Farm đã cần mẫn gầy dựng, vun trồng để trở thành trang trại cây ăn trái tổng hợp với diện tích 16ha.
Cà phê nhân của Hợp tác xã được phơi trên bạt. Ảnh: T.H
Cùng đi với Giám đốc HTX Bùi Thị Thúy, chúng tôi thỏa sức ngắm nhìn các loại cây trĩu quả. Đầu tiên là chuối tiêu hồng đang kỳ thu hoạch, rồi đến chuối tây Thái Lan cho lứa quả thứ 2. Bên hông nhà là vườn cây ăn quả với đủ loại: Mít, sầu riêng, bơ được trồng sát hàng rào. Giữa vườn là cam, quýt, táo... cây nào quả cũng dày đặc, trĩu cành.
Chị Thúy chia sẻ: "Tiền thân HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Bắc Tây Nguyên Farm là tổ hợp tác của mấy anh em cùng khát vọng sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng chuỗi sản phẩm hữu cơ góp vốn cùng làm. Mỗi loại cây đều có một câu chuyện riêng, chứa đựng công sức và hy vọng của mỗi thành viên HTX. Ví như vườn chuối được hình thành sau rất nhiều trăn trở, vì đây là đất đi thuê, thời hạn chỉ 5 năm, nên đầu tư cây gì để nhanh thu, ít vốn, dễ tiêu thụ là cả một vấn đề... Cuối cùng chọn cây chuối, loại cây khá dễ trồng, đầu tư không lớn lắm, nhanh được thu, và nhất là thị trường tiêu thụ thuận lợi. Còn các cây khác, chúng tôi đều chọn giống chất lượng cao".
Xác định làm nông nghiệp hiện đại, phải ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ, mới có thương hiệu và dễ bán, nên toàn bộ 16ha cây ăn quả đều được đầu tư theo quy trình VietGAP, đảm bảo sạch, an toàn từ chăm sóc đến thu hái, bảo quản.
Vì vậy, các loại trái cây của HTX sản xuất ra, được thị trường đón nhận. Hiện, toàn bộ sản phẩm chuối tiêu hồng, chuối tây Thái Lan đã được các doanh nghiệp ký kết, bao tiêu sản phẩm với giá 7.000 đồng/kg, năng suất trung bình 600 tấn/năm, lợi nhuận trên 2 tỷ đồng.
Đưa công nghệ vào chế biến đặc sản
Với nông dân Đăk Hà, cà phê là cây chủ lực, quen thuộc và cũng là cây được HTX Bắc Tây Nguyên Farm chú trọng. Song, khác với sản xuất đại trà, việc làm ra hạt cà phê được thực hiện theo quy trình hiện đại hơn, năng suất, chất lượng cao.
Tiếp khách với ly cà phê buổi sáng, chị Thúy giãi bày: "Một ly cà phê thơm ngon, chính là những quả cà phê chín đều khi hái, chọn lọc kỹ càng, chế biến công phu...".
Theo chị Thúy, điều tạo nên hương vị cà phê riêng của HTX là sử dụng công nghệ chế biến ướt. Cà phê hái về, được chế biến ngay, không ủ đống, vì sẽ làm quả lên men.
Đầu tiên, cà phê được đưa vào bể rửa, sàng lọc quả hư, loại bỏ quả xanh, sau đó, đưa qua máy trượt vỏ trấu bên ngoài, nhưng vẫn giữ được lớp vỏ lụa. Sơ chế xong phơi khô, phân loại theo kích cỡ, lúc rang xay mới bóc vỏ lụa. Do vậy, bột cà phê nhân rang xay nguyên chất 100%, giữ được hương thơm.
Diện tích cà phê của HTX chỉ hơn 10ha. Song, họ không chú trọng diện rộng, mà chú tâm chiều sâu, để có loại cà phê thực sự tốt cho người dùng.
Các thành viên tuân thủ nghiêm ngặt việc ghi chép cách chăm sóc, sử dụng phân hữu cơ, phun thuốc trừ sâu sinh học, và bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch...
Vì thế, mỗi hạt cà phê được tạo ra bằng cả cái tâm của người trồng. Hiện, cà phê rang xay của HTX được tiêu thụ ở một số thị trường như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM...
Hiện, HTX đang đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận là sản phẩm OCOP, để có cơ hội đưa sản phẩm ra thị trường rộng lớn hơn.
Nông nghiệp hữu cơ là hướng đi đúng, phù hợp tiến trình phát triển, nhưng cũng đầy nhọc nhằn, chỉ những người thực sự tâm huyết và quyết tâm mới thành công.
Bộ NNPTNT lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau dừng thực hiện một quyết định Bộ NNPTNT vừa có công văn lần thứ 3 yêu cầu tỉnh Cà Mau ngừng việc sắp xếp Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản. Liên quan đến vụ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) "tuýt còi" Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau, trong đó có nội dung chuyển một số nhiệm vụ của...