Tăng sức mạnh cho lưới lửa phòng không Việt Nam
Không phận Việt Nam có an toàn trước cuộc tập kích đường không của đối phương hay không phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh của các hệ thống phòng không tầm trung.
Hạn chế của phòng không tầm trung Việt Nam
Khi vũ khí công nghệ cao phổ biến hơn, các cuộc tập kích đường không ngày càng trở nên ác liệt. Lịch sử các cuộc chiến tranh gần đây cho thấy, đa phần các cuộc tập kích đường không đều tập trung ở khu vực phòng không tầm trung đến tầm thấp.
Mặc dù trên thế giới có khá nhiều hệ thống phòng thủ cũng như tấn công tầm xa, nhưng đa phần những vũ khí này đóng vai trò ngăn chặn và tấn công dạng điểm nhiều hơn là đại trà.
Sự thắng – thua giữa bên tập kích và bên phòng thủ thường quyết định ở khu vực phòng không tầm trung có bán kính chiến đấu dưới 100 km.
Mặc dù đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn mới hiện đại hơn nhưng tên lửa phòng không tầm trung SA-3 của Việt Nam vẫn mắc phải điểm yếu là thiếu khả năng cơ động.
Đối với các nước có đường lối quốc phòng lấy phòng ngự làm đầu như Việt Nam thì vai trò của phòng không tầm trung là cực kỳ quan trọng. Trong biên chế lực lượng phòng không Việt Nam hiện nay, gánh nặng phòng không tầm trung phụ thuộc vào 2 hệ thống tên lửa chủ đạo là SA-2 và SA-3.
Mặc dù đã trải qua những gói nâng cấp nhằm duy trì và tăng cường sức mạnh chiến đấu nhưng thực tế những hệ thống này khó lòng đáp ứng được yêu cầu của chống tập kích đường không hiện đại.
Các gói nâng cấp SA-2, SA-3 mà Việt Nam đã thực hiện chủ yếu tập trung vào nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực, cải thiện khả năng cơ động và độ chính xác của tên lửa. Tuy nhiên, có một điểm rất hạn chế của SA-2, SA-3 vẫn chưa khắc phục được là khả năng cơ động.
SA-2, SA-3 gặp bất lợi khi phải đối mặt với những tên lửa hành trình tấn công mặt đất như Tomahawk trong khi đó đây lại là loại vũ khí được sử dụng đầu tiên
Buk-M2E – lời giải cho bài toán
Video đang HOT
Mặc dù chúng ta đã có trong biên chế 2 tiểu đoàn tên lửa phòng không di động tầm xa S-300PMU1. Tuy nhiên, 2 tiểu đoàn S-300 vẫn chưa đủ để đảm bảo sự toàn vẹn của không phận Việt Nam.
Sự có mặt của hệ thống tên lửa phòng không Buk-M2E sẽ khắc phục hầu hết các điểm yếu của phòng không tầm trung Việt Nam.
Để bảo toàn lực lượng chiến đấu qua đó bảo vệ sự an toàn cho lực lượng phòng không Việt Nam thì khả năng cơ động có vai trò rất quan trọng. Trước đây, phía Nga đã giới thiệu gói nâng cấp S-125 Pechora 2M được trang bị trên khung gầm xe tải MZKT-8022 tương đối tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp mang tính tạm thời chứ không hoàn toàn khắc phục được hết các điểm yếu và hạn chế của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung SA-3.
Mặc dù, SA-3 có khả năng tác chiến chống máy bay tương đối tốt nhưng hệ thống này vẫn chưa thực sự hiệu quả trong việc đánh chặn các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, đây chính là những vũ khí được sử dụng đầu tiên để đánh đòn phủ đầu.
Việc tiêu diệt thành công đòn đánh phủ đầu của đối phương vừa bảo vệ được lực lượng chiến đấu vừa khiến đối phương phải nhụt chí, tạo tâm lý tốt cho những trận chiến tiếp theo. Các chiến trường Iraq, Libya đã cho thấy một điều nếu không thể chống lại đòn đánh phủ đầu bằng tên lửa hành trình thì gần như lực lượng chiến đấu đều bị tê liệt.
Buk-M2E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trong phạm vi tác chiến của hệ thống.
Một thực tế là những quốc gia này đều thiếu các hệ thống phòng không tầm trung hiện đại. Đối với phòng không tầm trung Việt Nam giải pháp hiệu quả nhất chính là đầu tư mua sắm hệ thống phòng không tầm trung hiện đại mới.
Hệ thống phòng không tầm trung duy nhất trên thế giới hiện nay có thể đáp ứng được các yêu cầu tác chiến phù hợp với chiến trường Việt Nam là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung di động 9K317E Buk-M2E, NATO định danh SA-17 Grizzly. Đây là biến thể xuất khẩu của hệ thống Buk-M2 của Nga, điểm khác biệt so với biến thể của Nga là hệ thống được trang bị trên xe bánh lốp MZTK-6922 6×6 bánh.
Buk-M2E được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu đường không trong phạm vi tác chiến như (máy bay cánh cố định, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, trực thăng, UAV, tên lửa chống radar…).
Ngoài ra Buk-M2E còn có khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất, tàu khu trục hoạt động gần bờ biển. Điểm nổi bật của Buk-M2E là thời gian triển khai và thu hồi đội hình chiến đấu cực nhanh. Chỉ mất 5 phút để chuyển từ trạng thái hành quân sang sẳn sàng chiến đấu.
Trong tác chiến phòng không hiện đại, tiêu chí “ai nhanh hơn thì thắng” luôn được đặt lên hàng đầu, đó chính là điểm mạnh của Buk-M2E. Radar điều khiển hỏa lực cùng 4 tên lửa sẳn sàng phóng đều nằm chung trên khung gầm xe, điều này tạo nên sự khác biệt của Buk-M2E so với những hệ thống khác.
Radar tìm kiếm mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực đều được trang bị an-ten mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn, bộ vi xử lý, máy tính điều khiển kỹ thuật số giúp Buk-M2E có hiệu suất chiến đấu rất cao. Cụ thể, xác suất tiêu diệt tiêm kích F-15 từ 90-95%, tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ 70-80%, tên lửa đạn đạo từ 60-70%, trực thăng, UAV từ 70-80%.
Buk-M2E cung cấp chiếc ô bảo vệ không phận với bán kính 50 km, tầm cao 25 km. Sự có mặt của Buk-M2E sẽ khắc phục được hầu hết các điểm yếu của phòng không tầm trung Việt Nam. Mặc khác hệ thống này hoàn toàn tương thích với nền tảng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, chỉ huy sẵn có mà không cần đầu tư thêm các hệ thống riêng biệt.
Buk-M2E triển khai xen kẻ cùng với SA-2, SA-3 vừa bảo vệ được đội hình chiến đấu vừa tạo lưới lửa phòng không đa dạng tiêu diệt hiệu quả mọi mục tiêu. Mỗi tiểu đoàn Buk-M2E tiêu chuẩn bao gồm: 1 xe chỉ huy, 1 xe radar tìm kiếm và chị thị mục tiêu, 6 xe phóng tích hợp radar điều khiển hỏa lực với 24 tên lửa sẳn sàng phóng, 3 xe tiếp đạn. Đơn giá cho mỗi tiểu đoàn Buk-M2E khoảng 125 triệu USD.
Theo vietbao
Assad đã có trong tay tên lửa huỷ diệt S-300
Syria đã nhận được chuyến hàng tên lửa phòng không tầm xa tối tân S-300 đầu tiên từ Nga, và sẽ sớm nhận được số tên lửa S-300 còn lại theo đơn đặt hàng. Đây là thông tin được chính Tổng thống Bashar al-Assad tiết lộ khi ông này trả lời phỏng vấn mạng truyền hình Al Manar của Li-băng.
S-300 là một trong những hệ thống vũ khí phòng không hiện đại nhất và thiện chiến nhất thế giới
Trong cuộc phỏng vấn được phát đi tối ngày hôm qua (29/5), Tổng thống Assad cho biết: "Syria đã nhận được chuyến hàng tên lửa phòng không S-300 đầu tiên của Nga. Phần còn lại của đơn đặt hàng sẽ sớm đến tay chúng tôi".
Trước đó, Nga liên tục khẳng định sẽ thực hiện nghiêm túc việc cung cấp S-300 cho chính quyền Syria theo hợp đồng đã ký kết trước đây, bất chấp sự phản đối kịch liệt của phương Tây và Israel.
Giới chuyên gia đánh giá, những hệ thống phòng không S-300 có thể tăng cường đáng kể năng lực của Syria trong việc ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài hơn 2 năm qua ở đất nước Trung Đông.
S-300 có thể đánh chặn máy bay và các tên lửa dẫn đường hiện đại. Có S-300 trong tay, quân của ông Assad có thêm nhiều cơ hội để giữ vững thành trì chính Damascus của họ. Các nước phương Tây cho rằng, việc Nga cung cấp vũ khí cho chính quyền Syria sẽ khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn và giúp kích lệ tinh thần của quân ông Assad.
Một khẩu đội tên lửa S-300 có thể bao phủ phần lớn khu vực phía bắc và miền trung Israel, nếu nó được triển khai ở vùng tây nam Syria. Như vậy, Israel sẽ khó có thể "tự tung tự tác" không kích vào đất nước Syria như trước đây.
Việc Nga quyết bán cho Syria siêu tên lửa S-300 đã khiến Mỹ và Israel thực sự tức giận và khó chịu. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chỉ trích động thái của Nga "gây bất ổn" cho khu vực. Trong khi đó, Israel còn phản đối mạnh mẽ đến mức dám tuyên bố sẽ tấn công vào các chuyến hàng chở vũ khí tối tân của Nga đến cho chính quyền Syria.
Đáp lại những lời chỉ trích và cả đe doạ nói trên, Moscow cho biết, sở dĩ họ quyết cung cấp S-300 cho Syria là nhằm để ngăn chặn "những cái đầu nóng" đang sốt ruột muốn ủng hộ một sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria. Nga tin rằng, hành động của họ là một nhân tố tạo dựng sự ổn định trong khu vực.
Phe nổi dậy Syria nhất quyết đòi Assad từ chức
Mặc dù Tổng thống Assad đang giành thế thượng phong và phe nổi dậy đang rơi vào tình thế khó khăn, nhưng lực lượng này dường như không hề nao núng trong quyết tâm lật đổ Nhà lãnh đạo Syria.
Phe nổi dậy Syria hôm qua tuyên bố, họ chỉ tham gia vào hội nghị hoà bình sắp tới ở Geneva do Nga và Mỹ đề xuất nếu các nước ấn định được thời hạn đưa ra một giải pháp có sự bảo đảm của quốc tế dựa trên nguyên tắc sự ra đi của Tổng thống Assad. Liên minh nổi dậy nhấn mạnh, họ kiên trì với mục tiêu lật đổ Tổng thống Assad và các quan chức cấp cao của ông này.
"Sự tham gia của người Syria vào bất kỳ hội nghị nào đều phải gắn liền với việc ấn định được thời hạn đưa ra một giải pháp và nhất thiết phải có sự bảo đảm của quốc tế", liên minh nổi dậy cho biết sau 7 ngày diễn ra cuộc họp bộc lộ mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ phe nổi dậy Syria.
"Liên minh Syria hoan nghênh nỗ lực quốc tế trong việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng mà Syria đã phải chịu đựng suốt hơn hai năm qua. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ vững nguyên tắc của cuộc cách mạng", tuyên bố của phe nổi dậy đã viết như vậy. Cụ thể, phe nổi dậy khẳng định, "việc lật đổ người đứng đầu chính quyền và bộ máy chỉ huy quân đội, an ninh" của Syria là mục đích tối cao của họ.
Nếu như phe nổi dậy Syria thể hiện lập trường kiên quyết bao nhiêu, thì chính quyền của ông Assad cũng thể hiện sự cứng rắn bấy nhiêu. Ngoại trưởng Syria hôm qua (29/5) đã khẳng định, Tổng thống Assad sẽ tiếp tục tại vị ít nhất cho đến khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào năm 2014, và ông này có thể tìm kiếm nhiệm kỳ mới.
"Từ nay cho đến cuộc bầu cử tới, ông Assad sẽ vẫn là Tổng thống của nước Cộng hòa Ả-rập Syria. Ông Assad có tiếp tục tranh cử vào năm 2014 hay không? Điều đó phụ thuộc vào tình hình trong năm 2014 và phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Nếu nhân dân vẫn muốn ông ấy điều hành đất nước thì ông ấy sẽ tiếp tục ra tranh cử. Nếu nhân dân không muốn điều đó, tôi không nghĩ là ông ấy sẽ tham gia cuộc bầu cử", Ngoại trưởng Walid al-Moallem đã nói như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình ngày hôm qua.
Ông al-Moallem - một quan chức có lòng trung thành kiên định với Tổng thống Assad, đã thể hiện sự tự tin về việc chính phủ của ông sẽ giành chiến thắng trước phe nổi dậy Syria. Chính quyền của ông Assad đã gần như sụp đổ trong chiến dịch tấn công của lực lượng nổi dậy mùa hè trước nhưng trong những tuần gần đây, quân chính phủ đã đảo ngược tình thế, liên tiếp gặt hái thành công.
"Lực lượng vũ trang của chúng tôi đang giành được động lực", ông al-Moallem nói. Trả lời câu hỏi khi nào cuộc nội chiến ở Syria có thể kết thúc, Ngoại trưởng al-Moallem cho biết: "Điều đó phụ thuộc vào việc khi nào những kẻ có âm mưu chống lại Syria hết kiên nhẫn".
Cuộc nổi dậy chống lại chính quyền của Tổng thống Assad được châm ngòi từ hồi tháng 3 năm 2011. Nó đã bùng lên thành một cuộc nội chiến ác liệt kéo dài suốt hơn 2 năm qua. Cuộc nội chiến này đã cướp đi sinh mạng của khoảng từ 70.000 đến 90.000 người, đẩy hơn 5 triệu người vào tình cảnh "màn trời chiếu đất". Nhiều khu vực rộng lớn ở Syria bị phá hủy nặng nề.
Theo vietbao
Tên lửa "3 ngón tay thần chết" của phòng không Việt Nam "3 ngón tay thần chết" là biệt danh của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub của lực lượng phòng không Việt Nam. Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (NATO định danh SA-6) do Viện Nghiên cứu Khoa học Thiết kế Cơ khí Tikhomirov - NIIP (Liên Xô) nghiên cứu phát triển từ năm 1957 và...