Tăng số tiền đánh bạc có giảm người vi phạm?
Việc tăng số tiền đánh bạc bị xem xét truy cứu hình sự từ 2 triệu lên 5 triệu đồng theo dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) có giảm người vi phạm hay tạo điều kiện cho người đánh bạc?
Ảnh minh họa
Dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) đã hết hạn lấy ý kiến người dân và được Bộ Tư pháp hoàn thiện trình Chính phủ nhưng vẫn còn một số ý kiến xung quanh việc này.
Theo dự thảo mới, mức tiền bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội đánh bạc nâng từ 2 triệu đồng lên 5 triệu đồng. Không ít người cho rằng tăng mức tiền bị phạt tù sẽ làm gia tăng tội phạm đánh bạc nhưng nhiều người cho rằng điều này là cần thiết.
Về vấn đề này, luật sư Hoàng Minh Hiển (Văn phòng luật sư Bắc Hà Hà Nội) cho rằng, từ trước tới nay, theo quy định, số tiền đánh bạc bị xem xét truy cứu hình sự là toàn bộ số tiền trên sới và trong người của tất cả con bạc. Do vậy, mức tiền 2 triệu đồng là quá thấp. Theo đó, hầu như ai ngồi tham gia chiếu bạc đều có nguy cơ bị truy cứu hình sự.
“Cộng số tiền của cả 4 người ngồi trên chiếu bạc mà chưa đủ 2 triệu đồng là điều nghe rất kỳ cục”, ông Hiển nói.
Theo luật sư Hiển, nâng mức tiền bị truy cứu lên 5 triệu đồng là cần thiết. Đối với những trường hợp đánh bạc dưới 5 triệu đồng, không bị truy cứu hình sự, theo luật sư Hiển, có thể tăng mức xử phạt hành chính để đảm bảo tính răn đe.
Theo Luật sư Hà Huy Phong (Giám đốc Công ty luật Inteco Hà Nội), mức tiền 5 triệu hay 2 triệu không phải là điều quan trọng. Điều đáng lưu tâm ở đây là cách tính số tiền trên chiếu bạc khi các con bạc bị bắt.
Video đang HOT
“Khi bị bắt, các con bạc có thể chỉ có dăm bảy trăm nghìn đồng. Nhưng họ còn mang theo điện thoại, nhẫn vàng có giá trị lớn. Nếu tính tổng chung thì sẽ thành số tiền rất lớn. Vô hình chung, các con bạc chơi không nhiều tiền nhưng trở thành người phạm tội”, ông Phong lấy ví dụ.
Do đó, theo ông Phong, luật cần làm rõ cách xác định số tiền đánh bạc. “Số tiền đánh bạc là tiền dưới chiếu hay cộng cả tiền trong người hay toàn bộ tài sản mang theo?” .
Cũng như ông Hiển, ông Phong cho rằng việc nâng mức tiền lên 5 triệu đồng sẽ hợp lý hơn. Bởi người Việt Nam từ xưa vẫn có thói quen chơi bài, đánh cờ và cá cược may rủi. Mặt khác, ra đường, hầu như ai cũng mang trong người ít nhất dăm bảy trăm nghìn đồng.
Việc nâng mức tiền cũng hạn chế những trường hợp oan sai hoặc xử lý quá nặng. Nhiều người chơi bài ăn tiền chỉ để cho vui nhưng không may bị bắt. Họ đang là công dân hiền lành bỗng dưng bị truy tố và thành kẻ phạm tội.
Cũng theo ông Phong, những người chủ ý đánh bạc sát phạt thường mang nhiều tiền ngồi vào sới. Còn người chơi vui, ít khi mang theo đến 5 triệu đồng. Nhưng nếu để mức 2 triệu đồng, với điều kiện kinh tế ngày nay, hầu như ai bị bắt quả tang đánh bạc cũng đều có nguy cơ bị truy tố.
Trả lời câu hỏi, hiện Nhà nước đang tính toán để cho phép mở các trung tâm các cược hợp pháp do nhà nước quản lý. Tuy nhiên, mức tiền cá cược cũng chỉ giới hạn mỗi người một vài triệu đồng. Nếu nâng mức tiền đối với tội đánh bạc, vậy các con bạc sẽ không nhất thiết phải đặt cược ở trung tâm nữa mà sẽ sát phạt ở ngoài?
Luật sư Phong cho rằng việc nhà nước mở trung tâm cá cược là để phục vụ nhu cầu vui chơi của người dân. Còn đối với các con bạc, nếu họ muốn sát phạt, dù có trung tâm cá cược hay không, họ vẫn cứ sạt phạt. Vì vậy hai vấn đề không ảnh hưởng đến nhau.
Theo dự thảo BLHS, Điều 319. Tội đánh bạc (sửa đổi) quy định: 1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 320 và Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị số để phạm tội. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 triệu đồng.
Phương Mai
Theo_VnMedia
Vợ chồng "Long Megastar" hầu tòa
Ngày 22/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Hoàng Long (SN 1972, ở Hà Nội), nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Cty Cổ phần Tập đoàn Vina Megastar cùng vợ là Lê Quỳnh Anh (SN 1975, ở Hà Nội) ra xét xử.
Ngoài vợ chồng ông Long còn có các bị cáo khác là các lãnh đạo công ty con thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina Megastar và cựu lãnh đạo, nhân viên của Ngân hàng Seabank - chi nhánh Hai Bà Trưng cũng phải ra hầu tòa.
Các bị cáo bị cáo buộc đã phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Các bị cáo tại tòa.
Theo cáo buộc, khoảng tháng 8 đến tháng 12/2011, do cần tiền để sử dụng kinh doanh và trả nợ, lãi suất cho ngân hàng, ông Long đã móc nối với giám đốc của các công ty thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina Megastar và thông đồng với Nguyễn Thị Hương Giang, Giám đốc Seabank - Chi nhánh Hai Bà Trưng cùng một số cán bộ, nhân viên chi nhánh này làm giả các hợp đồng mua bán sắt thép, hợp đồng thuê kho ba bên, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản... để ký 7 hợp đồng tín dụng vay của Seabank - chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội số tiền hơn 29 tỷ đồng, tài sản thế chấp hơn 5 triệu kg sắt các loại, tài sản hình thành từ vay vốn, nhằm chiếm đoạt tiền vay của ngân hàng.
Là Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Cty Cổ phần Tập đoàn Vina Megastar, ông Long đã có hành vi gian dối, trực tiếp ký 1 hợp đồng tín dụng khống vay 6,5 tỷ đồng, tài sản thế chấp là 690 tấn thép cuộn do Lại Phú Chiến, Giám đốc Cty TNHH Công nghiệp và Thương mại Fuji bán khống.
Ngoài ra, ông Long bị xác định đã chỉ đạo các Cty thành viên Cty Cổ phần Tập đoàn Vina Megastar lập hồ sơ mua bán hàng hóa khống, không có tài sản thế chấp là thép cuộn, vay tiền của Seabank - Chi nhánh Hai Bà Trưng với tổng số tiền gần 30 tỷ đồng để chiếm đoạt, sử dụng và trả nợ cho các món vay Seabank - Chi nhánh Hai Bà Trưng từ trước của các công ty thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vina Megastar.
Theo cáo trạng, Lê Quỳnh Anh, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cơ khí và Xây dựng Megastar, là vợ của bị cáo Long đã thực hiện hành vi gian dối trong việc ký hợp đồng mua bán 407 tấn thép cuộn, để tạo điều kiện cho bị cáo khác lập hồ sơ tín dụng khống để chiếm đoạt số tiền 3,9 tỷ đồng của Seabank - Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Ngoài ra, Lê Quỳnh Anh còn ký hợp đồng mua bán hóa đơn khống với số lượng 737 tấn thép cuộn nhằm lập hồ sơ tín dụng khống chiếm đoạt số tiền 7 tỷ đồng của Seabank - Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nguyễn Trang Nhung, Phó giám đốc Seabank - Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội bị cáo buộc đã duyệt ký 1 hợp đồng cho vay tín dụng và các thủ tục thế chấp tài sản khi không có tài sản thế chấp, đã vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng số tiền hơn 26 tỷ đồng...
Liên quan đến vụ án, có hai bị can đang bị truy nã là Nguyễn Thị Hương Giang - Giám đốc Seabank - Chi nhánh Hai Bà Trưng, Hà Nội và Lê Anh Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng An Việt Úc.
Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, cả hai đã xuất cảnh ra nước ngoài và hiện chưa quay về Việt Nam nên cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, ra quyết định truy nã, tách rút tài liệu để khi nào bắt được sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa sáng 22/4, HĐXX, do thiếu một số người tham gia tranh tụng và một bị cáo có đơn xin vắng mặt, HĐXX đã hội ý và quyết định hoãn tòa.
Theo T.Nhung
Vietnamnet
Kiểm lâm nhiều lần giải cứu gỗ lậu Kiểm lâm kêu tài xế, lơ xe giám định... để giải cứu gỗ lậu và "ém" không truy cứu hình sự là thêm một lần "giải cứu" nữa. Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, vừa trả lời tố cáo của người dân khẳng định có việc kiểm lâm Tiền Giang giải cứu gần 125 m3 gỗ lậu, gây...