Tăng quyền, lợi ích cho phụ nữ nông thôn
Hơn 1/2 dân số là phụ nữ; số lao động nữ chiếm gần một nửa tổng số lao động của Việt Nam. Phần đông trong số họ đều phải cùng lúc đảm nhận nhiều nhiệm vụ: Làm vợ, làm mẹ, làm kinh tế. Dù gần đây, Chính phủ và các cơ quan có liên quan đã cố gắng nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt phụ nữ nông thôn, nhưng điều này là không hề đơn giản…
Phụ nữ nông thôn chịu nhiều thiệt thòi
Đang tất bật lo cho con tới trường, lại phải chạy vạy xin mạ cấy dặm mấy sào ruộng bị chết, nhưng chị Nguyễn Thị Na (ở Hoằng Đồng, Hoằng Hoá, Thanh Hoá) vẫn chăm nom cửa hàng làm tóc tại nhà.
Phụ nữ nông thôn cần được hỗ trợ để tiếp cận những quyền cơ bản như việc làm, chăm sóc sức khoẻ và quyền sở hữu đất đai. Ảnh: Minh Nguyệt
Chị Na cho biết, chồng chị mất sớm, chị một mình nuôi con, lúc trước đi làm công nhân giày da ở Khu công nghiệp Hoằng Long, thế nhưng công việc không đều, lương thấp nên chị nghỉ việc. “Mình thất nghiệp 5 tháng thì đi học làm tóc. Vừa học nghề vừa làm ruộng lấy gạo nuôi con ăn học, nhiều lúc cực quá, tiền không có, vay nợ còn không được. Chị em ở quê như mình có muốn học nghề cũng khó khăn vì không tiếp cận được chương trình dạy nghề miễn phí” – chị Lan nói. Cũng may chị Lan được người quen giới thiệu cho đi học nghề làm tóc. Sau 5 tháng học nghề, giờ thì chị đã tự làm nghề, mở quán cắt tóc gội đầu tại nhà, thu nhập cũng đủ sinh hoạt và nuôi con ăn học. Mặc dù vậy, nhưng giờ muốn mở rộng kinh doanh, đầu tư thêm máy móc thì không thể vay được vốn ngân hàng vì khả năng tiếp cận nguồn vốn vay khó.
Bà Nguyễn Thị Dịu Hồng – chuyên gia bình đẳng giới, Bộ LĐTBXH cho biết: “Cần nâng cao quyền tiếp cận cho phụ nữ bao gồm rất nhiều quyền như quyền được giáo dục, học nghề, quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, quyền tiếp cận việc làm, tiếp cận đất đai, quyền được hưởng thụ, được yêu thương… Để phụ nữ tiếp cận được quyền này, việc trước tiên cần truyền thông thay đổi nhận thức của nam giới, người làm chồng, làm cha. Bên cạnh đó, cũng cần thay đổi nhận thức của chính những người phụ nữ để họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia, bảo đảm các quyền của bản thân”.
Không chỉ khó khăn trong lĩnh vực phát triển kinh tế, những phụ nữ như chị Na còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần. “Sống ở quê, nhiều khi có muốn đi du lịch cũng khó vì mình không có tiền, cũng không có thông tin. Quanh năm chỉ quanh quẩn ở quê nhà, thêm vào đó, có đau ốm mình cũng chẳng dám khám nhiều vì không có bảo hiểm y tế, muốn đi khám nhưng không có tiền. Chị em làm nông nghiệp chúng mình kể cả có đẻ con cũng tự chăm sóc, đẻ xong vài tuần thì đi làm, đâu được nghỉ thai sản, được hưởng lương, quyền lợi gì đâu” – chị Na tâm sự.
Khó khăn của chị Na cũng là khó khăn chung của phụ nữ nông thôn ở nhiều địa phương trong cả nước.
Trước đó, một nghiên cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐTBXH) trong năm 2017 cũng đã cho thấy, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam làm việc ở lĩnh vực lao động phi chính thức khá cao, chiếm tới hơn 60% tổng số lao động nữ. Phần đông trong số họ làm việc trong gia đình, nhận công việc giản đơn, hơn 43% lao động nữ làm công việc nông nghiệp. Chính vì vậy thu nhập của họ thấp, môi trường lao động cũng không được đảm bảo.
Ông Đào Quang Vinh – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội – cho rằng: “Lao động nữ đang chịu khá nhiều thiệt thòi, bởi cùng lúc họ phải đảm nhận nhiều trọng trách: Vừa sinh con, nuôi dưỡng con, vừa làm kinh tế, thu vén nội trợ. Thêm vào đó, quá trình làm việc cũng gặp nhiều khó khăn hơn do bị coi thường, đánh giá thấp. Mức lương cơ bản của phụ nữ làm công việc tự do bao giờ cũng thấp hơn so với nam giới”.
Còn Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung thì thừa nhận thực tế “làm nhiều nhất cũng là phụ nữ, hưởng thụ ít nhất cũng là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn”.
Nhiều giải pháp “tăng lực” cho phụ nữ
Video đang HOT
Mới đây, để hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng giúp họ tiếp cận được các quyền cơ bản, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra mục tiêu đưa 100% tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức. Theo đó, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo do phụ nữ làm chủ được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trước đó, tháng 3.2017, Việt Nam cũng đã thực hiện chương trình “Sáng kiến thập kỷ nông nghiệp hộ gia đình” nhằm hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với chương trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nguồn vốn chính thức và phi chính thức thông qua các dự án đầu tư tổ chức nước ngoài. Từ đó, tạo việc làm, tăng thu nhập giúp xoá đói giảm nghèo cho phụ nữ nông thôn.
Ngoài vấn đề tăng cường năng lực về phát triển kinh tế, vốn vay, quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, an sinh – xã hội, gần đây cơ quan quản lý còn hỗ trợ giúp phụ nữ nông thôn tăng cường tiếp cận đất đai.
TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) cho biết, dù luật đã quy định phải ghi cả tên vợ và chồng vào sổ đỏ, tuy nhiên, hiện phần lớn sổ đỏ đất đai, nhà cửa mới được ghi tên chồng (chiếm hơn 70%), chỉ có 22-26% phụ nữ được đứng tên đăng ký trong sổ đỏ.
TS Hồng cho rằng: “Việc tăng cường tiếp cận quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai cho phụ nữ không chỉ giúp cho họ “phòng thân”, mà ngay khi gia đình ấm êm thì việc phụ nữ không đứng tên trong sổ đỏ nhà ở, đất đai khiến họ cũng không có quyền quyết định trong việc xây dựng hay mua nhà. Họ càng không có quyền đề xuất thế chấp sổ vay ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Như vậy, tất cả quyền năng khác của họ đều bị hạn chế”.
Bà Nguyễn Thị Bích Vân – Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Cần Thơ: Thay đổi nhận thức để hạnh phúc
“Nhiều chị em phụ nữ sống dựa trên các quan điểm truyền thống, chỉ cặm cụi làm việc, chăm sóc chồng con mà quên mất bản thân, chẳng đoái hoài tới việc hưởng thụ. Chính vì thế họ sống cam chịu, thậm chí còn trầm cảm vì có quá nhiều việc phải lo lắng. Theo tôi, chị em nên thay đổi về nhận thức, biết cách chăm sóc bản thân và hưởng thụ cũng là một cách để tạo động lực làm việc, tăng thu nhập. Đây cũng là cách để thúc đẩy sự bình đẳng trong gia đình, xã hội, đặc biệt là trong con mắt của chồng”. TS Khuất Thu Hồng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội: Đảm bảo quyền bình đẳng về tài sản
“Đất đai, nhà cửa đảm bảo sinh kế và nơi ăn chốn ở cho con người, vì vậy ở thời đại nào đó vẫn là tài sản quan trọng nhất của mỗi cá nhân. Quyền bình đẳng về tài sản là nền tảng căn bản của bình đẳng giới. Khi người phụ nữ có tài sản thì họ sẽ tự tin hơn, chủ động hơn trong việc bảo vệ các quyền chính đáng khác của mình cả trong gia đình và xã hội”.
Theo Danviet
Dân nhận tiền ủng hộ lũ lụt phải... trích phần trăm "chè nước"!
Dù thiệt hại hàng tỷ đồng vì mất trắng đồng tôm trong đợt áp thấp nhiệt đới nhưng khi người dân được nhà nước hỗ trợ tiền lại bị chính quyền địa phương "xin" phần trăm để..."chè nước, đi lại".
Thanh Hóa là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai và gần đây nhất là trận lũ lụt lớn trong năm 2017. Người dân nơi đây vốn rất khó khăn và càng khốn khó mỗi khi thiên tai tàn phá. Tiền được nhà nước hỗ trợ cũng không đáng là bao nhưng đó là sự chăm lo, chia sẻ để người dân đỡ cực nhọc mưu sinh. Thế nhưng, các "quan xã" Hoằng Phong đã "xin" phần trăm người dân con số lên đến hàng chục triệu đồng chỉ để "chè nước".
Xin tiền hỗ trợ đi lại, chè nước cho cán bộ
Theo phản ánh của một số hộ dân thuộc xã Hoằng Phong (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), khi những hộ dân bị ảnh hưởng của đợt áp thấp nhiệt đới vào cuối năm 2017 đến nhận tiền hỗ trợ của nhà nước, lãnh đạo xã đã công khai "xin lại" 15% để chè nước, đi lại.
Một người dân xã Hoằng Phong cho biết: "Khi tôi nhận tiền hỗ trợ thì cán bộ chi trả tiền tự động thu lại 15% tổng số tiền gia đình được hưởng. Nhà tôi được nhận khoảng 17 triệu thì bị thu lại hơn 2 triệu đồng, tôi có hỏi lý do thu thì họ nói để hỗ trợ việc cán bộ đi lo giấy tờ, chè nước...".
"Nhà tôi bị bão lụt cuốn trôi mất 1,7 ha tôm đang chuẩn bị tới kỳ thu hoạch, thiệt hại nhiều tỉ đồng, chỉ được nhà nước hỗ trợ khoảng hơn 5 triệu. Đợt này mới nhận có 3 triệu đồng, hôm nhận xã thu luôn 150.000 đồng/1 triệu đồng. Tôi cũng thấy bất bình vì xã nói hỗ trợ đi lại chè nước là không thuyết phục, đó là trách nhiệm của họ phải làm cho dân, họ đã ăn lương rồi mà"- một người khác bức xúc.
Nhiều hộ dân bị mất cả tỷ đồng vì thiệt hại tôm trong đợt áp thấp nhiệt đới nhưng khi nhận được mấy đồng trợ cấp của nhà nước thì bị xã xin phần trăm
Cũng theo rất nhiều người dân xã Hoằng Phong trong diện được nhận hỗ trợ khẳng định hộ nào được hỗ trợ trên 1 triệu đồng sẽ "bị xin" 15%, hộ nào dưới 1 triệu thì xin 10%.
Được biết, việc chi trả tiền hỗ trợ trên được xã Hoằng Phong thực hiện vào ngày 31/1, đối tượng được hỗ trợ là những hộ bị thiệt hại diện tích nuôi trồng thủy sản đợt áp thấp nhiệt đới cuối năm 2017.
Đợt áp thấp này gây mưa lớn khiến hàng nghìn hộ nuôi trồng thủy sản ở huyện Hoằng Hóa bị ảnh hưởng, mất trắng, trong đó xã Hoằng Phong có 218 hộ. Theo thông báo, đợt này tỉnh Thanh Hóa chi trả trước 70% thiệt hại cho người dân xã Hoằng Phong với số tiền gần 1,2 tỉ đồng, có 205 hộ được nhận.
Chủ tịch xã phát ngôn "trước sau bất nhất"
Trao đổi với PV Dân trí về vấn đề trên, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong ban đầu khẳng định không có chuyện như người dân phản ánh. Ông Thọ cho rằng, người dân có nhã ý muốn hỗ trợ cán bộ hợp tác xã 15% tiền chè nước đi lại nhưng lãnh đạo xã không đồng ý vì trách nhiệm của cán bộ là phải làm việc đó.
"Có một số hộ dân họ có lòng tốt ủng hộ người 50 nghìn, người 100 nghìn nhưng là họ tự ý muốn hỗ trợ cho anh em hợp tác xã. Tuy nhiên, đại đa số không hỗ trợ" - ông Thọ cho biết thêm.
Danh sách hỗ trợ xã cung cấp cho báo chí
Để minh chứng cho lời mình nói, ông Thọ cho gọi Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng thủy sản của xã đến cùng với đó là cuốn sổ ghi chép 23 hộ dân trong đó có người ủng hộ 50 nghìn, người ủng hộ 100 nghìn. Tuy nhiên, danh sách trên không có ngày tháng, không có người thu và không rõ thu vào việc gì và được viết vào một cuốn sổ rất cẩu thả, giống như mới được viết vội như để đối phó với báo chí.
Sau khi được phóng viên chất vấn và khẳng định phóng viên có đầy đủ bằng chứng việc xã xin phần trăm tiền hỗ trợ lũ lụt của dân không cần biết dân có đồng ý hay không. Vị chủ tịch UBND xã Hoằng Phong mới nhận việc "xin" tiền dân là có thật.
Xã Hoằng Phong- nơi xảy ra việc xin phần trăm tiền hỗ trợ lũ lụt của dân
"HTX họ đã nói thật với tôi, danh sách trên là không đúng, họ đã thu được của khoảng 100 hộ dân với số tiền hơn 21 triệu đồng. Chúng tôi thấy việc làm này không đúng, tôi đã yêu cầu HTX mang tiền đến trả hết cho các hộ dân và sẽ cho họp để đưa ra hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm"- ông Thọ nói.
Ông Lê Huy Cường, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa nêu quan điểm: "Đây là việc làm hoàn toàn sai, dù để sử dụng vào mục đích gì cũng đều là sai. Chúng tôi đã yêu cầu xã trả ngay. Tới đây huyện sẽ yêu cầu xã kiểm điểm để có hướng xử lý"- ông Cường nói.
Sau đợt áp thất nhiệt đới cuối năm 2017, huyện Hoằng Hóa là một trong những địa phương báo cáo tình hình thiệt hại với con số lớn nhất tỉnh Thanh Hóa với gần 1000 tỉ đồng, trong khi tổng thiệt hại toàn tỉnh chỉ hơn 1000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, khi các cơ quan báo chí lên tiếng, UBND huyện Hoằng Hóa đã có báo cáo lại với số tiền thiệt hại 640 tỉ đồng, giảm gần 300 tỉ đồng. Sự việc sau đó được huyện này lý giải số liệu chênh lệch do tính sai giá trị sản lượng tôm.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!
Nguyễn Thùy
Theo Danviet
Tăng tuổi nghỉ hưu: Chuyên gia muốn quy định linh hoạt Bộ LĐ-TB&XH đưa ra hai phương án về tuổi nghỉ hưu, trong đó có phương án từ 1.1.2021 sẽ tăng tuổi nghỉ hưu lên đến 62 (đối với nam) và 60 ( đối với nữ) đã gặp phải những phản ứng trái chiều từ các chuyên gia. Một số chuyên gia cho rằng không nên đưa vào luật, số khác lại cho rằng...