Tăng phụ cấp cho người trực tiếp chống dịch: Xứng đáng và cần làm ngay
Chính phủ vừa quyết định tăng mức phụ cấp cho người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại tâm dịch ở các địa phương có số ca mắc Covid-19 cao, trong đó, mức tăng cao nhất là 150.000 đồng so với mức cũ.
Nhân viên y tế phường ở quận 1, TPHCM tham gia tiêm vaccine cho người dân.
Ngày 19/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết 145/NQ-CP điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch. Mức phụ cấp cho lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các địa phương là “điểm nóng” của dịch Covid-19 đã được điều chỉnh theo hướng tăng thêm, trong đó mức tăng cao nhất là 150.000 đồng so với Nghị quyết 16/NQ-CP được ban hành trước đó.
Cụ thể, với lực lượng y tế (trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, giám sát dịch tễ, xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn…), phụ cấp cho từng đối tượng tùy theo vị trí công tác và đặc thù nhiệm vụ sẽ từ 300.000-450.000 đồng/người/ngày.
Phụ cấp cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở thu dung, điều trị (bao gồm cán bộ, công an, quân đội) là 225.000 đồng/ngày/người. Ngoài ra lực lượng vũ trang được tăng cường chống dịch cho các tỉnh thành chưa được quy định cụ thể tại Nghị quyết 16 được hưởng phụ cấp 150.000 đồng/người/ngày.
Sinh viên ngành y và người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách được hưởng phụ cấp như đối với cán bộ y tế khi thực hiện nhiệm vụ và được hỗ trợ tiền ăn, chi phí phục vụ sinh hoạt. Nghị quyết 45 cũng quy định chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm thực hiện nhiệm vụ tiêm vaccine phòng Covid-19 số tiền 12.000/mũi tiêm, tối đa không quá 240.000 đồng/người/ngày.
Những điều chỉnh này được áp dụng tại các địa phương có số ca mắc Covid-19 lớn như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, trong thời gian từ 1/8-31/10. Đây là một tin vui đối với các lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch ở những nơi vốn là tâm điểm của làn sóng dịch lần này.
Video đang HOT
Trong làn sóng dịch lần thứ 4, các địa phương trên, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng cao mỗi ngày. Một lực lượng hùng hậu đã được huy động để dập dịch trong điều kiện khó khăn và áp lực khổng lồ. Không thể nói hết những nỗ lực, cố gắng và cả sự hi sinh ở “chiến trường không tiếng súng” này.
Tất cả họ – những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ở tâm dịch, đã “chiến đấu” hết mình, như quên đi sức khỏe và tính mạng bản thân, quên hạnh phúc riêng tư, làm việc với cường độ gấp 2, gấp 3, thậm chí đến kiệt sức, ngất xỉu. Nhiều người trong số họ đã bị lây nhiễm virus và mãi mãi nằm xuống…
Chính phủ và các địa phương đã có nhiều cố gắng trong nguồn ngân sách hạn hẹp để bố trí kinh phí hỗ trợ tuyến đầu chống dịch. Tuy vậy, sự điều chỉnh này của Chính phủ là hoàn toàn xứng đáng với những cống hiến của lực lượng tuyến đầu tại các “tâm dịch” cả nước.
Đó không chỉ là ghi nhận những đóng góp mang tính quyết định trong việc khống chế, đẩy lùi dịch bệnh mà còn là nguồn động viên tinh thần, vật chất để họ tiếp tục chiến đấu với đại dịch, vốn đang diễn biến bất thường và đang có nguy cơ bùng phát trở lại.
Nghị quyết 16 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 được ban hành từ tháng 2/2021 nhưng đến nay nhiều cán bộ y tế tuyến cơ sở tại tâm dịch TPHCM vẫn chưa được nhận các khoản hỗ trợ theo quy định. Và từ phản ánh của độc giả gửi đến báo Dân trí cho thấy thực tế tình trạng này không chỉ xảy ra tại TPHCM.
Mong rằng, Nghị quyết 45 nhanh chóng được triển khai, công tác rà soát, thẩm định hồ sơ, giải quyết các thủ tục cần được thực hiện theo đúng tinh thần “xung kích” chống dịch như thời gian qua.
Đừng để họ tiếp tục chờ đợi trong khi nhiệm vụ chống dịch vẫn đang hết sức cam go!.
Phó Chủ tịch Hà Nội: Dịch bệnh có nguy cơ bùng phát!
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận định, thành phố có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 do số lượng người đến/về gia tăng và tâm lý chủ quan của người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Thông tin nêu trên được Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh tại hội nghị giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo thành phố với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch Covid-19 vào chiều 3/11.
Theo ông Dũng, Hà Nội có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 do số lượng người đến/về thành phố gia tăng và tâm lý chủ quan của người dân khi đã tiêm đủ 2 mũi vaccine...
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhận định, thành phố có nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 do số lượng người đến/về gia tăng (Ảnh: Sở TT&TT Hà Nội).
Chính vì vậy, lãnh đạo Hà Nội yêu cầu các địa phương cần tiếp tục làm tốt công tác quản lý người từ tỉnh, thành khác đến/về địa phương. Tuyên truyền, vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, kiểm soát người dân từ vùng khác về địa phương; kịp thời phản ánh đến tổng đài 1022.
"Phải kiểm soát tốt người dân đi/đến thì thành phố mới có thể thích ứng an toàn với dịch bệnh" - ông Dũng nói.
Tiếp đó, Phó Chủ tịch Hà Nội đề nghị triển khai nghiêm túc các nội dung tại Kế hoạch số 243/KH-UBND về thực hiện Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19"; tăng cường xử lý vi phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch; xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch.
Đồng thời, tiếp tục tăng cường nâng cấp hệ thống y tế cơ sở, chuẩn bị sẵn sàng các khu cách ly tập trung, cơ sở thu dung điều trị. Các địa phương tiếp tục kiện toàn liên quan đến việc truy vết, cách ly, xét nghiệm và sàng lọc nơi nguy cơ cao. Đặc biệt, giao Sở Y tế thành lập tổ công tác khi xuất hiện chùm ca bệnh tại cộng đồng để khẩn trương dập dịch...
Quang cảnh buổi họp chiều 3/11 (Ảnh: Sở TT&TT Hà Nội).
Đối với việc mở cửa lại trường học, ông Dũng chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng mọi điều kiện theo đúng quy định. Đặc biệt, giao Sở Giáo dục phối hợp Sở Y tế xây dựng hướng dẫn cho các đơn vị khi có các tình huống xảy ra và chú trọng đến công tác y tế học đường nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh khi đến trường...
Về việc một số đối tượng học sinh tại 18 huyện, thị xã được quay trở lại trường học vào ngày 8/11 theo dự kiến, cần sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị từ thành phố đến các huyện, thị xã... Đặc biệt, nếu tình hình dịch có chiều hướng xấu hơn, số ca mắc tăng lên thì thành phố sẽ có điều chỉnh linh hoạt chủ trương cho học sinh đến trường.
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, đến nay, các giáo viên hoàn thành tiêm mũi 1 đạt 97,06%; tiêm mũi 2 đạt 72,85%. Thời gian vừa qua, Sở đã phối hợp Sở Y tế bàn các giải pháp tiêm vaccine cho học sinh. Trước mắt, sẽ tiêm vaccine cho học sinh khối lớp 12 (17 tuổi), tiếp theo là lớp 11 và 10.
7 chùm ca bệnh mới tại cộng đồng
Báo cáo về tình hình dịch Covid-19, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Cao Cương cho biết, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 4.857 ca mắc, trong đó có 1.449 ca tại cộng đồng; 2.254 ca trong khu cách ly tập trung, 864 ca tại khu phong tỏa; 77 trường hợp nhập cảnh; 213 trường hợp mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.
Hiện thành phố đang có 7 chùm ca bệnh mới phát sinh trong cộng đồng, gồm: Chùm ca bệnh tại Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa; Chùm ca bệnh tại Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai; Chùm ca bệnh tại Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm; Chùm ca bệnh tại An Khánh, huyện Hoài Đức; Chùm ca bệnh tại Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm; Chùm ca bệnh tại Sài Sơn và thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai và chùm ca bệnh tại thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh.
Yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng chen chúc tiêm vaccine Trước hiện tượng có nơi người dân chen chúc, chưa ý thức giữ khoảng cách khi đi tiêm vaccine, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã chỉ đạo chấm dứt ngay tình trạng này. Trưa 2/11, ông Đoàn Ngọc Thượng - Phó Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột - cho biết đã chỉ đạo tất cả các xã phường trên địa bàn...