Tang phiêu tiêu – Vị thuốc của quý ông
Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu.
Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị mặn ngọt, tính bình, vào can thận, có tác dụng ích thận cố tinh, chữa liệt dương; mộng tinh, đau lưng, kinh không thông, bụng đau có hòn cục, tiểu nhiều, tiểu són. Xin giới thiệu một số cách dùng tang phiêu tiêu bổ thận tráng dương.
Bài 1: tang phiêu tiêu 60g, phúc bồn tử 30g, rượu 10ml. Ngâm rượu 30 phút. Sau đó đem sao vàng tán bột. Ngày uống 2 lần sáng, tối với nước đun sôi để nguội. Mỗi lần 3g.
Bài 2: tang phiêu tiêu 15g, thịt lợn nạc 150g. Tang phiêu tiêu tán bột mịn. Trộn đều với thịt thái mỏng cho đều rồi hấp cách thủy. Ăn ngày 1 lần liền 1 tuần.
Bài 3: tang phiêu tiêu 30g, hạt hẹ 30g, ích trí nhân 40g. Rang khô tán bột mịn. Ngày uống 2 – 3 lần. Mỗi lần 5g với nước đun sôi để nguội, có pha ít rượu thì hiệu quả hơn.
Tổ bọ ngựa trên cây dâu cho vị thuốc tang phiêu tiêu.
Bài 4: ếch (khoảng 90g), tang phiêu tiêu 10g, sơn thù nhục 30g, câu kỷ 15g, ba kích thiên 10g. Rửa sạch ếch, bỏ đầu, da và ruột tạp, chặt miếng. Rửa sạch tang phiêu tiêu, sơn thù nhục, ba kích thiên, câu kỷ tử.
Video đang HOT
Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 giờ. Công dụng: bổ thận khí, cố tinh súc niệu, thích hợp với chứng di tinh, tiểu tiện nhiều lần, tinh thần mệt mỏi mất sức, lưng mỏi ù tai, lưỡi nhạt, người béo, mạch trầm nhỏ.
Bài 5: dạ dày lợn 2 cái nhỏ, tang phiêu tiêu 15g, đỗ trọng 12g, hoài sơn dược 30g, sinh khương 4 miếng. Dạ dày lợn cắt bỏ thịt mỡ dư, rửa nhiều lần cho sạch, ướp muối, sau đó rửa lại, cho vào nước sôi, chần chín, chờ dùng. Tang phiêu tiêu, đỗ trọng, hoài sơn dược, sinh khương đều rửa sạch.
Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ hầm 1 – 2 giờ, nêm gia vị là được. Công dụng: bổ thận súc niệu, thích hợp với chứng thận hư đái dầm. Triệu chứng lưng gối mỏi mềm, tinh thần mệt mỏi mất sức, tiểu tiện nhiều lần, tiểu đêm, di tinh, xuất tinh sớm, cũng có thể dùng cho trẻ có chứng đái dầm.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Dây tơ hồng vàng chữa suy giảm tình dục
Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy.
Dây tơ hồng vàng có tên khoa học là Cuscuta sinesis Lamk. (thuộc họ bìm bìm). Là một loại dây ký sinh trên các cây khác, thân sợi có màu vàng hay nâu nhạt, không có lá.
Cây có rễ "mút" để hút các thức ăn từ cây chủ. Hoa ít thấy, hình cầu màu trắng nhạt, gần như không có cuống, tụ thành 10-20 hoa một.
Quả hình cầu, chiều ngang rộng hơn chiều cao, rộng độ 3mm, nứt từ dưới lên; có 2-4 hạt hình trứng, đỉnh dẹt, dài chừng 2mm.
Tại miền Trung thường thấy dây tơ hồng vàng sống trên ngọn của hàng cây chè tàu làm bờ rào. Bộ phận dùng là dây hoặc hạt (thỏ ty tử) đã được phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng, sáng mắt. Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục, chống viêm, an thần...
Dây tơ hồng có vị ngọt đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi thủy, giải độc. Dùng chữa thổ huyết, nục huyết, huyết băng, lâm trọc, đới hạ, lỵ tật, hoàng đản, ung nhọt, rôm sảy... Sau đây là những bài thuốc từ tơ hồng vàng:
- Chữa liệt dương: Hạt tơ hồng 12g; lộc giác giao 20g; thục địa, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh mỗi vị 12g. Làm thành viên, mỗi ngày uống 20-30g.
- Chữa tiểu đêm, di tinh: Hạt tơ hồng 7g, phúc bồn tử 4g, kim anh tử 6g, nước 400ml. Sắc còn 100ml. Lọc bỏ bã. Chia 2- 3 lần uống trong ngày.
- Tiểu tiện không thông: Dây tơ hồng vàng một nắm, nấu cùng gốc hẹ, lấy nước bôi vào vùng bụng quanh rốn.
- Chữa khí hư do thận hư: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, hoài sơn mỗi vị 12g; sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa thận hư không tàng tinh, di tinh: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, cao ban long mỗi vị 12g; hoài sơn, kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế mỗi vị 8g; sơn thù 6g; nhục quế 4g. Tất cả tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g hoặc sắc uống ngày một thang.
- Chữa kiết lỵ: Dây tơ hồng vàng (hái toàn cây, cả nụ và hoa) thêm vài lát gừng vào sắc uống (với liều 30 g mỗi ngày).
- Chữa đau lưng mỏi gối do thận suy yếu: Hạt tơ hồng 12g; cẩn tích, củ mài mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Thuốc bổ - cố tinh: Hạt tơ hồng 8g, ngũ vị tử 1g, xa tiền tử 1g, khởi tử 8g, phúc bồn tử 4g. Các vị tán nhỏ trộn với mật ong, làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 4g.
- Hen: Dây tơ hồng vàng, lá táo chua mỗi thứ 20 g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày.
- Dương suy, di tinh, lưng gối đau nhức, tiểu tiện nhỏ giọt ở đàn ông và bạch đới ở phụ nữ: Dây tơ hồng vàng 9-12 g sắc với nước, pha thêm chút rượu hoặc đường vào uống.
Theo Nông Nghiệp Việt Nam
Đắp thuốc chữa chứng đái dầm ở trẻ em Đai dâm ơ con tre la môt điêu phiên muôn cua "không bênh, không nguy hiêm" nhưng nhiêu khi xoay đu moi cach: châm cưu, bâm huyêt, xoa bop, uông thuôc, thay đôi chê đô uông... cung không đem lai hiêu qua gi. Trong đông y, đê chưa chưng bênh nay con co môt phương phap rât đôc đao, đơn gian, re tiên,...