Tăng phí trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài: Nghịch lý
Phí qua trạm thu Bắc Thăng Long – Nội Bài dự kiến sẽ tăng lên 1,5 lần so với hiện tại. Thông tin này vừa đưa ra đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ dư luận. Nghịch lý là người tham gia giao thông sẽ phải bỏ thêm tiền để mua một loại hàng hóa đã cũ nát, chất lượng kém. Trong khi, Sở GTVT Hà Nội cũng đã từng đề nghị, bỏ trạm thu phí này.
Cần cân nhắc việc tăng phí
Sau khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) xin tăng phí qua trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài lên gấp 1,5 lần so với hiện tại, Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo quyết định tăng mức phí đường Bắc Thăng Long – Nội Bài để lấy ý kiến người dân.
Theo đó, xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt chở khách công cộng giá vé tăng từ 10.000 lên 15.000 đồng/lượt Xe 12 – 30 ghế, xe tải trọng 2-4 tấn tăng từ 15.000 lên 22.000 đồng Xe 31 ghế trở lên, xe tải trọng 4-10 tấn tăng từ 22.000 lên 33.000 đồng. Xe tải 10-18 tấn tăng từ 40.000 đến 60.000 đồng một lượt. Mức phí cao nhất dự kiến áp dụng đối với xe có tải trọng 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng container 40 feet được dự kiến tăng từ 80.000 lên 120.000 đồng một lượt từ 2,4 triệu lên 3,6 triệu đồng một tháng từ 6,5 triệu lên 9,7 triệu đồng một quý.
Tổng cục ĐBVN cho biết, trạm thu phí này do Công ty CP BOT Vietrancimex 8 thu phí hoàn vốn cho dự án xây dựng Quốc lộ 2 đoạn tránh TP Vĩnh Yên theo hình thức BOT. Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Bộ Tài chính cần cân nhắc kỹ việc dự kiến tăng phí cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài lên 1,5 lần bởi tuyến đường vẫn có hạ tầng như cũ, người sử dụng dịch vụ không được tăng chất lượng mà lại phải trả thêm tiền là bất hợp lý. Hơn nữa, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc tăng phí sẽ gây gánh nặng cho doanh nghiệp vận tải vì phải tăng cước vận chuyển.
Ông Hùng cho rằng: “Thu phí đường Bắc Thăng Long để lấy tiền đầu tư cho một con đường khác theo hình thức BOT là vô lý. Đây là tuyến đường do nhà nước đầu tư chứ không phải doanh nghiệp đầu tư nên không thể coi là đường BOT”. Hơn nữa, từ năm 2013, Quỹ bảo trì đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực, bản thân Tổng cục ĐBVN cũng đã có tính toán, sẽ xóa bỏ các trạm thu phí không thuộc diện BOT. Tuyến đường Bắc Thăng Long không phải đường đầu tư theo hình thức BOT, sẽ ngừng hoạt động, vậy tại sao lại đề nghị tăng phí từ năm 2013?
Video đang HOT
Bày tỏ về vấn đề này, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cũng cho rằng, tuyến đường Bắc Thăng Long – Nội Bài có mật độ phương tiện (chủ yếu là ô tô) lưu thông đông đúc, trong khi, đường sá đã xuống cấp nhiều, chất lượng xấu, do vậy, việc tăng chi phí để đi trên một con đường cũ cần phải được cân nhắc. Hơn nữa, đây không phải đường cao tốc, vì vậy, mức phí thu bao nhiêu thì Bộ Tài chính cùng các cơ quan chức năng khác cần tính toán hợp lý, để giảm chi phí cho phương tiện và gánh nặng cho người dân.
Thông tin về việc từ năm 2013, các loại ô tô đi qua trạm thu phí Bắc Thăng Long – Nội Bài sẽ phải mất thêm tiền mua vé, phần lớn người dân đều không đồng tình về việc tăng giá có sự vô lý này. Anh Nguyễn Đình Trọng, trú tại Cổ Nhuế, Từ Liêm bày tỏ: “Nếu tăng thêm 1,5 lần mức phí qua trạm Bắc Thăng Long, tức từ năm 2013, vé quý qua trạm của tôi sẽ tăng lên mức 2,7 triệu đồng thay vì 1,8 triệu đồng/quý như hiện tại. Trong khi, chất lượng đường sá ngày một xuống cấp, điển hình là mặt cầu Thăng Long. Như vậy là quá vô lý, tôi phải bỏ thêm tiền để mua một mặt hàng đã qua sử dụng, chất lượng kém hơn”.
Trước đó, Sở GTVT cũng đã có kiến nghị Bộ GTVT kết thúc việc thu phí tại trạm này. Sở này cho rằng, tuyến Bắc Thăng Long – Nội Bài nối trung tâm thành phố với sân bay Nội Bài, phục vụ các sự kiện lớn của Trung ương và Hà Nội. Vào giờ cao điểm, tuyến đường thường xảy ra tình trạng ùn ứ phương tiện tại khu vực trạm thu phí. Đặc biệt, tuyến đường này do Hà Nội quản lý nhưng lại được Bộ GTVT đặt trạm thu phí để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường tránh thành phố Vĩnh Yên. Do vậy, Sở GTVT Hà Nội đề nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam, Khu Quản lý đường bộ 2 thông báo thời gian kết thúc thu phí trên đường Bắc Thăng Long – Nội Bài và tổng mức thu để hoàn vốn nhằm công khai minh bạch việc thu phí phương tiện.
Theo ANTD
Bất ngờ 1001 lý do xin không bị phạt giao thông
"Cháu là trẻ mồ côi được nuôi trong chùa, vừa mượn xe của sư thầy đi mua đồ thắp hương nên quên không cầm giấy tờ và bằng lái xe", người vi phạm giao thông nêu lý do rất đáng thương đánh vào lòng trắc ẩn của CSGT đê không bị phạt.
Biết luật nhưng vẫn phạm luật, đó từ lâu đã trở thành một nghịch lý của người tham gia giao thông tại Việt Nam mỗi khi bị Cảnh sát giao thông (CSGT) "tuýt còi".
Tai nạn giao thông giảm mạnh, trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực. Đó là đánh giá chung của Chính phủ về tình hình trật tự an toàn giao thông trong phiên họp thường kỳ diễn ra vào ngày 30 - 31/7/2012 vừa qua.
Theo báo cáo, các bộ, ngành chức năng và các địa phương đã tích cực triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông. Trong 7 tháng đầu năm, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 6.119 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.374 người và làm bị thương 4.414 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 22,1%, số người chết giảm 17,6% và số người bị thương giảm 27,6%.
Mặc dù số vụ tại nạn giao thông, số người chết và bị thương đã giảm nhưng ý thức chấp hành luật giao thông của người dân chưa cao.
Qua tìm hiểu của PV báo điên tử infonet, khi người tham gia giao thông bị lực lượng CSGT gọi vào trạm yêu cầu kiểm tra giấy tờ, thông báo lỗi vi phạm và tiến hành xử phạt theo luật giao thông đường bộ thì việc làm đầu tiên của người vi phạm hầu hết là trình bày lý do bất khả kháng để được miễn xử lý theo luật.
Theo quan sát, tại một số trạm CSGT trên đường Trần Hưng Đạo, đường Yên Phụ và đường Cầu Giấy lúc gần trưa nhưng lượng người vi phạm giao thông bị xử lý vẫn khá đông.
Có 1001 lý do người tham gia giao thông đưa ra để biện hộ cho việc vi phạm của mình. Một CSGT (yêu câu được giấu tên) tại Hà Nội cho biết, khi bị "bắt" người vi phạm thường trình bày lý do rồi tỏ vẻ ăn năn để được đi tiếp. Mỗi một lỗi vi phạm là một lý do "chính đáng".
Anh chia sẻ những lý do mà người vi phạm đưa ra: vượt đèn đỏ vì... có cuộc họp khẩn cấp tại cơ quan hay có buổi hội thảo do mình chỉ đạo sắp bị muộn giờ. Người đèo ba vì chở bệnh nhân đi viện, vì có việc cần đi nhưng không có đủ phương tiện. Người không đội mũ bảo hiểm vì đi chợ gần nhà, hay đi vội quá nên quên. Người đỗ sai làn đường vì mải nhìn đèn tín hiệu giao thông nên không để ý...
Một lý do đặc biệt mà người CSGT này chia sẻ là người vi phạm trình bày: "cháu là trẻ mồ côi được nuôi trong chùa", vừa mượn xe của sư thầy đi mua đồ thắp hương nên quên không cầm giấy tờ và bằng lái xe. Có thể nói đây lý do rất đáng thương đánh vào lòng trắc ẩn của CSGT.
Khi được hỏi về hướng giải quyết đối với những trường hợp như vậy, anh CSGT nói, nêu nhắc nhở rồi để họ đi cho kịp giải quyết công việc, thì lại tạo khe hở trong luật pháp, gây bức xúc cho nhân dân. Thấy dễ dàng trong việc lách luật lần sau họ lại vi phạm. Còn xử lý đúng theo quy định của luật giao thông đường bộ thì lại khổ cho người vi phạm, không có phương tiện đi lại, công việc thì dở dang... Vì vậy tùy từng trường hợp cụ thể má xử lý cho linh động!
Có lẽ, cùng với những lý do trên và một tâm lý phổ biến của người Việt: "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình" mà kiến thức luật giao thông của người dân rơi vào tình trạng, biết rồi, nhắc mãi... vẫn vi phạm!
Về phía người vi phạm, anh Thắng (Long Biên, Hà Nội) cho biết, đi học lớp tiếng Trung sắp muộn giờ quên không cầm giấy tờ lại vội nên không nhìn đèn, biết là vi phạm nhưng không muốn tạm giữ xe vì không có phương tiện đi lại hơn nữa phí gửi xe cũng cao mà để xe ở bãi giữ xe thì ngang với "hành" xe còn gì, vì vây nêu năn nỉ xin xỏ không được thì phải xin bằng cách khác.
Không cần đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ảnh IT
Khi được hỏi, tâm lý chung của họ là không muốn rắc rối, không muốn bị giữ giấy tờ và tạm giữ xe, muốn "xử lý" nhanh vì thế họ sẵn sàng nộp phạt tại chỗ. Từ đó nảy sinh những hành vi tiêu cực giữa người xử phạt và người vi phạm, gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây.
Có thể nói, do ý thức của những người tham gia giao thông chưa cao, việc xử lý vi phạm chưa cương quyết và triệt để đã dẫn tới những vấn đề nhức nhối của xã hội đối với ngành giao thông nước ta hiện nay.
Theo Infonet
Nghịch lý trong xử phạt vi phạm giao thông Nhiều người đi xe máy ở TP.Đồng Hới (Quảng Bình) phản ánh họ thường xuyên bị xử phạt trật tự giao thông, trong khi ô tô vi phạm nhưng không bị lực lượng chức năng nào xử lý. Anh N.T.A kể lại câu chuyện vừa xảy ra mới đây khi anh và một số người đi ăn sáng tại quán bún trên đường...