Tăng phí thuê vỉa hè
UBND TP Hà Nội vừa ban hành mức thu phí sử dụng hè, đường, bến bãi mặt nước mới, áp dụng từ 1-1-2013.
Theo đó, TP có tổng cộng 7 khu vực tương ứng với các mức phí khác nhau. Trong đó, các quận nội thành được điều chỉnh phí tăng mạnh. Cụ thể, tại địa bàn quận Hoàn Kiếm, phần lớn các tuyến phố được áp mức phí mới từ 60.000-80.000 đồng/m2/tháng (mức hiện hành từ 25.000-45.000 đồng/m2/tháng).Tương tự, các tuyến phố trên đường vành đai I và phía trong đường vành đai I (trừ quận Hoàn Kiếm) đi qua địa bàn các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng sẽ có mức phí mới là 60.000 đồng/m2/tháng. Các tuyến đường phố trên đường vành đai III đến vành đai II (Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm…) có mức thu 40.000 đồng/m2/tháng. Các huyện ngoại thành (trừ huyện Từ Liêm) và thị xã Sơn Tây: 20.000 đồng/m2/tháng.
Theo ANTD
Người Hà Nội sẵn sàng "ra tay" khi va chạm giao thông
Bên cạnh tinh hoa người Hà Nội thu nhận được, xuất hiện những mặt trái của văn hóa đi kèm như một hệ quả của quá trình giao lưu và hiện đang tồn tại rất nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
Sáng 8/12, UBND TP. Hà Nội, Sở VH TT&DL Hà Nội đã tổ chức Hội thảo "Góp ý xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử nhằm xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
PGS. TS. Phạm Quang Long - Giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội khẳng định, mục tiêu của Hội thảo này là muốn đúc kết các ý kiến, xây dựng những quy định cụ thể, đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại cơ bản, thiết thực, vừa đảm bảo được quyền của mỗi công dân nhưng cũng làm rõ được nghĩa vụ của mỗi cá nhân trước cộng đồng, xã hội.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Tưởng Phi Chiến cho rằng, hiện nay, những khía cạnh tiêu cực của văn hóa ứng xử đang làm phiền lòng nhiều người, thậm chí làm tổn hại đến hình ảnh của một cộng đồng dân cư, một địa phương, thậm chí là của một dân tộc.
Để đạt được mục tiêu, tạo sự chuyển biến đặc biệt trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, cần phấn đấu mỗi người dân trên Thủ đô trở thành công dân tiêu biểu, đòi hỏi mỗi người, mỗi tổ chức mỗi cá nhân với tình yêu Hà Nội có những đóng góp tham gia.
Hình ảnh thiếu kiềm chế khi va chạm giao thông trên đường. (Ảnh: internet)
Trong khi đó, TS. Lê Thị Bích Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa -Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ: "Bên cạnh tinh hoa người Hà Nội thu nhận được, xuất hiện những mặt trái của văn hóa đi kèm như một hệ quả của quá trình giao lưu. Một Hà Nội kinh kỳ, xứ Tràng An hiện đang tồn tại rất nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa.
Những điều trông thấy, hiện hữu trước mắt cứ khiến tôi buồn và không khỏi đau lòng".
Theo TS. Bích Hồng, hiện nay, lối cư xử nhã nhặn, thanh lịch của người Hà Nội đang mất dần. Thay vào đó là lối nói xô bồ, tục tĩu, huỵch toẹt, thiếu văn hóa, kiểu ăn nói lệch chuẩn, nhất là ở giới trẻ.
Bàn luận về văn hóa giao thông ở Hà Nội, ông Lưu Xuân Bình, Phó Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông Hà Nội cho rằng, văn hóa giao thông không đứng ngoài cuộc sự vận động xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
"Giao thông là tấm gương phản ánh trình độ phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở mỗi nước. Trong 20 năm trở lại đây, kinh tế không ngừng phát triển, hạ tầng giao thông tuy đã mở rộng như: xây dựng mới nhiều tuyến đường nội đô, mở rộng các tuyến đường vành đai, cầu vượt...song cũng không đáp ứng được nhu cầu phát triển ồ ạt của các loại phương tiện và việc tăng dân số.
Điều đó khiến thủ đô quá tải về giao thông, đường xá chật chội, cảnh ùn tắc giao thông diễn ra hàng ngày, hàng giờ, nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, ý thức chấp hành Luật giao thông của người dân còn hạn chế. Một số người còn thiếu sự kiềm chế và nhường nhịn mỗi khi chẳng may bị va chạm...
Hình ảnh giao thông thủ đô thực sự chưa đẹp trong con mắt của bạn bè thế giới và là nỗi ám ảnh của mỗi người dân khi tham gia giao thông.
Chính vì vậy, cần thiết phải xây dựng văn hóa giao thông và đưa quy tắc ứng xử của mỗi người khi tham gia giao thông để làm nền cho sự phát triển văn hóa giao thông sau này", ông Bình đánh giá.
Bên cạnh văn hóa giao thông, đa phần các đại biểu đều đồng tình với ý kiến nên "Xây dựng hệ quy tắc ứng xử trong cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, nơi công cộng thành phố Hà Nội".
Theo Dantri
Hà Nội xây mới, mở rộng nhiều khu xử lý chất thải Từ nay đến 2020, Hà Nội sẽ xây dựng 13 bãi đổ bùn thải thoát nước xây mới hoặc mở rộng 15 khu xử lý chất thải rắn. Hướng đến môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp, Hà Nội sẽ xây mới và mở rộng thêm nhiều khu vực xử lý chất thải (Ảnh minh họa) Trong phiên làm việc diễn ra sáng...