Tầng ozone đang phục hồi làm chuyển hướng các luồng gió trên toàn cầu
Lỗ thủng tầng ozone phía trên Nam Cực đang tiếp tục phục hồi và nó dẫn đến những thay đổi trong hoàn lưu khí quyển – luồng không khí trên bề mặt trái đất gây ra gió.
Tầng ozone ở Nam Cực đang thay đổi, có tác dụng kích thích sự lưu thông dòng không khí.
Sử dụng dữ liệu từ các quan sát vệ tinh và mô phỏng khí hậu, nữ Tiến sĩ Antara Banerjee, Đại học Colorado Boulder, Mỹ và các đồng nghiệp đã mô hình hóa các kiểu gió thay đổi liên quan đến sự phục hồi của tầng ozone. Sự phục hồi của tầng ozone phần lớn nhờ vào Nghị định thư Montreal được các nước thông qua vào năm 1987, cấm sản xuất các chất làm suy giảm tầng ozone.
Trước năm 2000, một vành đai của các luồng không khí được gọi là gió xoáy giữa vĩ độ ở bán cầu nam đã dần dần dịch chuyển về phía Nam Cực. Một dòng gió xoáy nhiệt đới khác của hệ thống hoàn lưu khí quyển được gọi là tế bào Hadley, gây ra gió mậu dịch, vành đai mưa nhiệt đới, bão và sa mạc cận nhiệt đới, đã trở nên rộng hơn.
TS Banerjee và nhóm của cô phát hiện ra rằng, cả hai xu hướng này đã dừng lại và bắt đầu đảo ngược nhẹ vào năm 2000. Sự thay đổi này không thể được giải thích bằng sự biến động ngẫu nhiên của khí hậu, và Banerjee cho rằng chúng là kết quả tác động trực tiếp do tầng ozone phục hồi.
Sự thay đổi trong đường đi của dòng gió xoáy có thể ảnh hưởng đến thời tiết thông qua sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa trong khí quyển, điều này có thể dẫn đến thay đổi nhiệt độ đại dương và nồng độ muối.
Giáo sư Martyn Chipperfield, Đại học Leeds ở Anh, người không tham gia vào nghiên cứu cho biết, về mặt phục hồi tầng ozone, chúng ta đã chuyển hướng góc độ nghiên cứu. Chúng ta đã phát hiện các dấu hiệu cho thấy tầng ozone đang phục hồi và nghiên cứu này đại diện cho bước tiếp theo, chứng minh ảnh hưởng của sự phục hồi đó đối với khí hậu.
Theo Giáo sư Chipperfield, điều quan trọng là phải biết khía cạnh nào của biến đổi khí hậu do khí thải carbon dioxide gây ra, đang tiếp tục tăng, so với sự suy giảm tầng ozone, hiện đang dừng lại và đảo ngược.
Mặc dù đã có lệnh cấm các chất làm suy giảm tầng ozone, nhưng các hóa chất này tồn tại rất dài trong khí quyển, do đó việc phục hồi tầng ozone được dự kiến sẽ diễn ra trong nhiều thập kỷ.
Tầng ozone cũng sẽ phục hồi ở các tốc độ khác nhau trong các phần khác nhau của khí quyển, Tiến sĩ Banerjee nói. Ví dụ, tầng ozone dự kiến sẽ phục hồi đến mức những năm 1980 vào năm 2030 cho các vĩ độ trung bán cầu bắc và vào những năm 2050 cho các vĩ độ trung nam, trong khi lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực có thể sẽ phục hồi muộn hơn sau đó, vào những năm 2060.
Theo Giáo sư Chipperfield, biến đổi khí hậu cũng sẽ có ảnh hưởng đến tầng ozone, nó làm tầng ozone ở vùng nhiệt đới mỏng đi. Vì thế, chúng ta vẫn phải giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
HOA LAN
Cận cảnh đám mây vũ tích rực sáng như thắp lửa trên bầu trời
Trong video, đám mây khổng lồ giống hình cây nấm có màu cam nổi bật, vài tia sét thỉnh thoảng lóe lên trong mây.
Nguồn: Daily Star
Hôm 20/3, người dân Bồ Đào Nha đã ghi hình đám mây với hình dạng và màu sắc độc đáo xuất hiện trên bầu trời. Video thu hút hàng nghìn lượt xem khi được đăng lên YouTube.
Grahame Madge, phát ngôn viên tại Cơ quan Thời tiết Anh (Met Office), cho biết đây là mây vũ tích. "Một số khu vực tại bán đảo Iberia và Bắc Phi đang trải qua các điều kiện thời tiết không ổn định. Một trong những đặc điểm của tình trạng bất ổn này là sự phát triển của các cơn giông và mây vũ tích", ông nói.
Những đám mây vũ tích khổng lồ có thể vươn lên cho đến khi chạm đỉnh tầng đối lưu, phần thấp nhất của khí quyển, nơi diễn ra các hiện tượng thời tiết. Hình dạng giống chiếc đe xuất hiện khi đám mây không thể vươn cao hơn và bắt đầu tỏa rộng ra, Madge giải thích.
Theo Madge, mây vũ tích từng xuất hiện nhiều lần ở châu Âu, bao gồm cả Anh khi có những điều kiện thích hợp.
Vũ Đậu (T/h)
Trái đất có thể từng bị mất ôxy một cách bí ẩn 2 tỷ năm trước Khoảng 2,4 tỷ năm trước, sự gia tăng của vi khuẩn lam và sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo đã thổi sức sống mới vào hành tinh của chúng ta, làm bùng nổ một sự kiện ôxy hóa vĩ đại (GOE). Ngày nay, nhiều nhà khoa học nghĩ rằng sự tiến hóa của sự sống liên quan đến lượng ôxy thực...