Tầng ozone có lỗ thủng lớn nhất từ trước đến nay ở Bắc Cực
Thông thường thì một lỗ thủng tầng ozone năm nào cũng xuất hiện ở khu vực phía trên Nam Cực, nhưng mới đây nó xuất hiện ở Bắc Cực và khiến các nhà khoa học đặc biệt chú ý.
Theo Nature, các nhà khoa học từ Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) tuần này cho biết một lỗ thủng tầng ozone lớn đã xuất hiện ở Bắc Cực, với kích thước lớn gấp 3 đảo Greenland. Đây là lỗ thủng tầng ozone lớn nhất từng được ghi nhận ở khu vực Bắc Bán cầu.
“Theo quan điểm của tôi, đây là lần đầu tiên mà bạn thật sự có thể nói rằng một lỗ thủng tầng ozone đã xuất hiện ở Bắc Cực”, ông Martin Dameris, nhà khoa học khí quyển tại Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức ở Oberpfaffenhofen, nhận định.
Tầng ozone (O3) là một lớp của tầng khí quyển trái đất hoạt động như một hàng rào bảo vệ bề mặt Trái Đất khỏi các tia có hại của Mặt Trời. Các hóa chất nhân tạo thuộc nhóm chlorofluorocarbons (CFCs) – vốn từng được sử dụng rộng rãi để làm lạnh – đã phá hủy tầng ozone trong thế kỷ qua, khiến nó trở nên mỏng hơn và bị thủng một lỗ lớn ở vùng Nam Cực kể từ thập niên 1980.
Hình ảnh về lỗ thủng tầng ozone mới xuất hiện ở phía trên Vòng cực Bắc. Ảnh: ESA.
Các nhà khoa học cho rằng “tình trạng khí quyển bất thường” là nguyên nhân gây ra lỗ hổng lớn trên tầng ozone lần này, bao gồm nhiệt độ đóng băng ở trên cao đã kéo các đám mây lại với nhau. Khí thải công nghiệp sẽ phản ứng với những đám mây này để ăn mòn tầng ozone.
Video đang HOT
Trong khi nhiệt độ liên tiếp giảm mạnh ở Nam Cực mỗi năm, những điều kiện này hiếm khi xuất hiện ở phía Bắc, khiến cho sự ăn mòn tầng ozone ít diễn ra hơn.
Ông Markus Rex, một nhà khoa học khí quyển tại Viện Alfred Wegener ở thành phố Postdam, Đức, cho biết những cơn gió mạnh đã tạo ra một cơn lốc xoáy vùng cực, dẫn đến nhiệt độ Bắc Cực sụt giảm mạnh hơn bất cứ mùa đông nào từng được ghi nhận từ năm 1979. Nhiệt độ thấp hơn dẫn đến những đám mây tích tụ ở trên cao, và tầng ozone bị ăn mòn.
Sau khi Nghị định thư Montreal được ký năm 1987, 197 quốc gia trên thế giới đã đồng ý loại bỏ các chất CFCs để bảo vệ tầng ozone, và điều này đã góp phần làm giảm kích thước của lỗ hổng ở Nam Cực.
Trong khi lỗ thủng ở phía bắc là đáng quan tâm, các nhà khoa học cho biết nhiều khả năng nó sẽ biến mất trong tháng tới, khi nhiệt độ tăng lên. Lỗ hổng ở phía bắc không đáng lo ngại bằng cái ở phía nam và hiện không đe dọa sức khỏe con người.
Ông Rex cho biết nếu lỗ thủng này trôi xuống phía nam trong những tháng tới, người dân cần phải cẩn trọng và bôi kem chống nắng trước khi ra đường để bảo vệ da trước tia cực tím.
Hương Hảo
Nhiệt độ Nam Cực đạt mức nóng cao nhất mọi thời đại
Tại căn cứ Marambio trên đảo Seymour ở Nam Cực, các nhà khoa học đã ghi nhận nhiệt độ 21,7 độ C, phá vỡ kỷ lục của khu vực được thiết lập chỉ một tuần trước với 18,3 độ C.
Nhiệt độ lập kỷ lục được đo trên đảo Seymour trong tuần này và được báo cáo đầu tiên bởi The Guardian, chỉ 6 ngày sau khi nhiệt độ phá vỡ kỷ lục tương tự tại một trạm nghiên cứu của Argentina tại Esperanza, ghi nhận nhiệt độ 18,3oC.
Thậm chí, tại căn cứ Marambio trên đảo Seymour ở Nam Cực, các nhà khoa học Brazil cho biết họ đã ghi nhận nhiệt độ 21,7 oC, phá vỡ kỷ lục của khu vực được thiết lập chỉ một tuần trước.
'Chúng tôi đang chứng kiến xu hướng ấm lên ở nhiều địa điểm chúng tôi đang theo dõi, nhưng chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này', Carlos Schaefer, một trong những nhà khoa học làm việc tại căn cứ nói với The Guardian.
Sông băng Helheim ở Greenland, Bắc Cực đang tan chảy. Ảnh: Reuters.
Các nhà khoa học nói rằng nhiệt độ có khả năng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện El Nio đã khiến mặt nước nóng lên bên cạnh sự thay đổi khí hậu.
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia, tháng trước là tháng ấm nhất trong vòng 141 năm qua.
Nhiệt độ ấm kỷ lục được tìm thấy ở một loạt quốc gia trên toàn cầu bao gồm Scandinavia, Châu Á, Ấn Độ Dương, trung tâm và tây Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Trung và Nam Mỹ.
Nhiệt độ mặt đất và đại dương cũng tăng cao ở mức kỷ lục 2,05 độ F so với mức trung bình của thế kỷ 20 - vượt qua kỷ lục 0,04 độ được thiết lập vào năm 2016.
Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại dương Quốc gia -NOAA tiết lộ, Bắc bán cầu đã phá vỡ kỷ lục tháng 1 với nhiệt độ trung bình 2,7 độ, trong khi Nam bán cầu có nhiệt độ trung bình 1,4 độ.
Khi đại dương và nhiệt độ khí quyển ấm lên, Nam Cực đã sinh ra gánh nặng, đặc biệt là đảo Pine, là sông băng dễ bị tổn thương nhất và là nơi đóng góp lớn nhất cho mực nước biển dâng trên bất kỳ dòng sông băng nào trên thế giới.
Kể từ năm 2012, sông băng đã đổ 58 tỷ tấn băng mỗi năm. Đảo Pine đã được theo dõi trong khoảng 30 năm và hiện hình dạng, vị trí của nó thay đổi đáng kể.
Các nghiên cứu cảnh báo, biến đổi khí hậu có thể quét sạch tới một nửa số động-thực vật trên Trái đất vào năm 2070, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng.
Theo baovephapluat.vn/Daily mail
Nga nghiên cứu sử dụng Plasma lạnh chống lại sự lây lan Covid-19 Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Nga đang kì vọng sẽ tìm ra một phương pháp mới để tiêu diệt các mầm bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể bao gồm cả coronavirus chủng mới gây ra đại dịch Covid-19. Nhấn để phóng to ảnh Các nhà khoa học đến từ Nga tiết lộ đã sản xuất một thiết bị đặc biệt...