Tăng ồ ạt, giảm nhỏ giọt
Từ sáng nay 10-3, một số hãng gas công bố giảm nhẹ giá bán khoảng 10.000 đồng/bình 12kg do áp lực dư luận, đồng thời như một sự chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.
Giá gas giảm có làm “hạ nhiệt” tâm lý “té nước theo mưa” cùng giá xăng?
Giá cao nên phải giảm
Thông tin tích cực này được Saigon Petro công bố đầu tiên. Ông Đỗ Trung Thành – Phó phòng kinh doanh Saigon Petro gas cho biết: “Chúng tôi quyết định giảm giá để chia sẻ với người tiêu dùng và góp phần bình ổn giá”. Mức giảm của hãng này là 833 đồng/kg, tương đương 10.000 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ gas đến tay người tiêu dùng tại khu vực Saigon Petro có thị phần lớn là thành phố Hồ Chí Minh ở mức 451.000 đồng/bình 12 kg. Động thái này có thể “mở màn” cho các hãng gas khác cũng giảm giá theo.
Theo ông Thành, khoản tiền do giảm giá bán lẻ mang lại hoàn toàn trích từ lợi nhuận của công ty. Ví như trong tháng 2-2012, kể từ ngày doanh nghiệp này quyết định giảm 10.000 đồng/bình gas 12 kg đến cuối tháng, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm từ 1,5-2 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Thành cũng xác nhận, giá gas giảm khiến lượng tiêu thụ mặt hàng này tăng lên rõ rệt, bù đắp được phần nào lợi nhuận bị hụt.
Giám đốc 1 công ty gas khác cũng thừa nhận, do nhiều đợt tăng giá liên tiếp gần đây đã làm giảm mạnh lượng khách hàng. Vì vậy, cần giảm giá bán lẻ để tăng tiêu dùng trong nhân dân. “Giá bán lẻ gas áp dụng từ đầu tháng quá cao, gần 500.000 đồng/bình nên giảm giá cũng là điều cần nghĩ tới”- ông nói. Song việc đáng lưu tâm hiện nay, có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Nhiều hãng gas công bố giảm giá bán lẻ, nhưng thực chất chỉ giảm đối với đại lý mà không giảm tới người tiêu dùng. Do đó, đại lý được hưởng lợi rất lớn và tăng thêm những phức tạp của thị trường gas. Người tiêu dùng cần nắm bắt được thông tin này để được đảm bảo quyền lợi khi mua gas.
Trong bối cảnh người tiêu dùng lo lắng bởi giá xăng tăng và tác động lớn của mặt hàng này tới chi tiêu, việc giá gas giảm là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, chủ tịch Hiệp hội gas Việt Nam lại cho hay chưa nắm được thông tin này vì… đang đi họp.
Chưa ảnh hưởng tới lợi nhuận
Ghi nhận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trước hành động giảm giá vào thời điểm “nhạy cảm” này nhưng Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong – Viện Nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội cho rằng, giá giảm “chưa đánh vào lợi nhuận của doanh nghiệp mà mới chỉ khớp với mức tăng của giá thế giới. Điều đó cũng chứng tỏ doanh nghiệp đầu mối gas có thể giảm giá thêm nữa cho người tiêu dùng”. Chuyên gia này cũng cho biết thêm, hiện nay kinh doanh gas vẫn giữ thế độc quyền từ khâu nhập khẩu đến bán lẻ. Quá trình này qua 4 khâu: nhập khẩu – doanh nghiệp đầu mối – đại lý – bán lẻ cho người tiêu dùng. Mỗi khâu lại đưa ra một mức giá độc quyền, tạo ra mức giá bán cao so với giá gốc và khó kiểm soát.
Một chuyên gia kinh tế khác cho hay, việc doanh nghiệp giảm giá không căn cứ vào diễn biến giá xăng dầu thế giới cho thấy họ có thể đã có thời kỳ tăng giá quá mạnh. Ông khẳng định, cần thực hiện thị trường hóa thực sự với mặt hàng gas, tạo cạnh tranh bình đẳng từ khâu nhập khẩu đến phân phối, bán lẻ; có cơ chế quản lý chặt chẽ như quản lý mặt hàng xăng dầu và cần phải “thổi còi”, phạt nặng trước hành vi tăng giá bất hợp lý.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến nay, giá gas đã tăng 4 lần thêm 126.000 đồng và giảm 3 lần với tổng mức giảm 36.000 đồng/bình 12 kg. Cụ thể:
Ngày 1-1-2012, gas tăng giá thêm 24.000 đồng/bình 12kg.
Ngày 5-1-2012, gas tăng thêm 8.000 đồng/bình 12 kg, nâng giá bán lẻ lên mức phổ biến là 383.000 đồng/bình 12 kg.
Ngày 1-2-2012, giá gas tăng mạnh thêm 42.000 đồng/bình 12 kg, giá bán lẻ lên mức 430.000 đồng/bình 12kg.
Ngày 10-2-2012, gas giảm 10.000 đồng/bình 12 kg.
Ngày 1-3-2012, giá gas tiếp tục tăng sốc thêm 52.000 đồng/bình 12 kg, giá bán lẻ tối đa lên tới hơn 500.000 đồng/bình 12 kg.
Ngày 3-3-2012, Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu gas về 0%, giá gas đồng loạt giảm 16.000 đồng/bình 12 kg.
Ngày 10-3-2012, gas tiếp tục giảm thêm 10.000 đồng/bình 12 kg, giá bán lẻ hiện hành từ 451.000 đồng đến 514.000 đồng/bình 12kg.
Bớt chiết khấu đi, vẫn giảm giá được nữa
Giá gas tăng mấy lần, thêm cả trăm nghìn. Giờ giảm có 10.000 đồng thì chẳng bõ bèn gì. Giá gas vẫn ở mức cao. Theo tôi giá gas cao một phần do các đại lý làm giá. Tăng cao quá mất không ít khách hàng. Tôi nghĩ giá gas vẫn có thể giảm tiếp được. Bớt chiết khấu đi. Lãi ít mà bán được nhiều còn hơn lãi nhiều mà không bán được cho ai, người tiêu dùng cũng bớt phải oằn mình xoay xở.
Anh Nguyễn Minh Hiếu (Hoàng Mai, Hà Nội)
Luẩn quẩn chi cho khâu phân phối
Đại lý giảm giá nhưng mấy anh vận chuyển lại xin 10.000 đồng vì xăng mới tăng giá. Luẩn quẩn mãi chẳng bớt được bao nhiêu. Chi tiêu hàng tháng càng eo hẹp, người lao động càng phải “thắt lưng buộc bụng”. Tôi cho rằng, phải kiểm tra kỹ thông tin lỗ, lãi của các doanh nghiệp kinh doanh gas, cứ nói chung chung, nương theo giá thế giới rất khó thuyết phục. Tăng giá cao vút, giảm giá nhỏ giọt sẽ làm mất niềm tin của người tiêu dùng.
Chị Hoàng Ngọc Minh (Lê Duẩn, Hà Nội)
Theo ANTD
Những cố gắng không thể phủ nhận của game Việt
Năm 2011 sắp khép lại với không nhiều sự việc đáng chú ý. Trong năm bản lề để định hình một cách quản lý thống nhất và chặt chẽ cho ngành game, mọi thứ đang dở dang, cầm chừng. Sẽ thật khó để nhìn vào đó và đánh giá tổng quan về thị trường game Việt Nam, và nếu nói nó không sôi động cũng chưa hẳn đúng.
Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự cố gắng khá nhiều của các bên quản lý, cụ thể là các NPH game trong việc đưa game về, cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng. Đó có thể xem là một trong những điểm sáng mà họ đã làm được, ngoài cái danh "kẻ hút máu" mà các game thủ vẫn thường gọi.
Cố gắng mang game mới về
Trong những tháng cuối năm 2010, nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ vài tháng đầu năm 2011, mà cụ thể là khoảng tháng 4 sẽ có quy chế chính thức về quản lý và phát hành game trực tuyến, khi đó thì thị trường sẽ lại sôi động khi cánh cửa cho các game mới nhập về rộng mở. Thế nhưng điều đó chờ mãi vẫn không tới, nên trong suốt cả năm, không có lúc nào thị trường thực sự sôi động.
Khá nhiều game thủ đã chọn con đường tiến qua các server ngoại để tìm không khí mới. Còn những game thủ "gà" hơn thì chấp nhận tiếp tục cày kéo các game nội. Để thổi một luồng gió mới cho các game thủ của nước nhà, nhiều NPH game tìm mọi cách để mang được game mới về cho các game thủ.
Trong đó, con đường ngắn nhất của họ là các webgame, dễ chơi, dễ quản lý, và không phải vướng mắc trong khâu xin giấy phép. Thế nên khá nhiều webgame đã tràn về thị trường nước nhà trong suốt năm qua, và đó có thể xem là điểm nổi bật nhất của năm. Dẫu rằng không phải webgame nào cũng là những món ăn thật sự hấp dẫn. Ngạo Kiếm, Tam Quốc TruyềnKỳ và Võ Lâm Chi Mộng là những webgame nổi bật nhất của năm 2011.
Một số NPH game khác cũng tìm cách làm các phiên bản Việt cho những game không phát hành tại nước nhà. Đây có thể xem là một cố gắng khác của họ trong việc mang game mới đến cho các game thủ. Kiếm Rồng, Loong online, sắp tới làHiệp Khách Giang Hồ, đó là những cái tên game "chính thống" đã tìm đường để đến với các game thủ Việt.
Vẫn còn khá nhiều game chính thống vẫn còn đang trên bệ phóng, và các NPH Việt vẫn chưa thể tung ra. Hi vọng chúng sẽ đến tay game thủ trong năm 2012, và cũng rất đáng khen cho các NPH với cố gắng mang được game đến cho các game thủ, dẫu rằng con đường đó không hề dễ dàng.
Cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ
Thật sự trong năm 2011, có khá nhiều vụ lùm xùm của game thủ, điển hình như việc game thủ Tru Tiên nổi giận vì sự phục vụ quá tệ hại của Ban Điều Hành trò chơi, hay vụ việc game thủ Audition tố cáo đơn vị chủ quản cố tình gây lỗi cho game để đóng cửa game nhằm ra mắt Audition 2. Tuy nhiên ngoài những vụ việc đó (đều của VTC game), chúng ta đều thấy các NPH đều đã cố gắng nâng cao chất lượng phục vụ.
Với việc game mới cập bến nước nhà không nhiều, các NPH có cơ hội nhiều hơn để chăm lo cho các game cũ. Server được chăm chút kĩ hơn, các ý kiến cũng như trục trặc của các game thủ cũng được giải quyết nhanh chóng. Hiếm thấy những vụ việc lùm xùm về cung cách phục vụ của các nhân viên chăm sóc khách hàng, có chăng là việc lâu lâu vẫn xuất hiện các lỗi ở một số server.
Một số giải đấu của các game như Chiến Thần được chăm chút khá kĩ lưỡng, cho thấy sự nghiêm túc của các NPH trong vấn đề phục vụ cho các game thủ. Cũng không xuất hiện scandal nào tại các giải đấu này nữa.
Khi mà game mới đã không thể về, việc game cũ không được chăm sóc tốt sẽ khiến game thủ bỏ game ra đi. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các NPH tập trung nâng cao sự phục vụ của mình. Đó là một điều đáng mừng, nhưng có lẽ như thế vẫn chưa phải là tốt. Sẽ cần nhiều sự cố gắng hơn thế.
Làm game - một điểm sáng
Chúng ta đã nhắc nhiều về phong trào làm game của các NPH Việt (kiêm NSX game). Được khởi nguồn đã nhiều năm, nhưng năm 2011 là năm mà các game thuần Việt được dịp thử lửa nhiều nhất, và cũng thu hút được rất nhiều sự chú ý, khi mà không nhiều game ngoại có mặt.
Qủa thật, chất lượng là điều còn thiếu với các game của chúng ta. Đồ họa không quá khả quan, đó cũng là điều dễ hiểu với các công cụ làm game mà các studio của nước nhà có trong tay. Game cũng không thật sự nổi bật bằng sự đột phá nào đó. Đơn giản là các game này đang mô phỏng lại hình mẫu của các game online khác, một bước đi cần có trên con đường tiến lên làm game chuyên nghiệp.
Việc VNG thành công trong việc hợp tác với đối tác Nhật Bản để phát hành các game của họ cho thấy họ đã khá thành công trên con đường mang game đi đánh xứ người của mình. Sự sáng tạo là một điều đáng biểu dương, và tính cần cù, nhẫn nại cần được phát huy hơn nữa.
VTC, VNG, FPT, họ đều làm được một số game rất đáng trông chờ. Có lẽ, năm 2012 sẽ là năm mà chúng ta có thể đánh giá lại toàn diện các sản phẩm của họ. Nhưng cho dù thế nào, việc xăm mình xông vào làm game và bước đầu như thế cũng đã là một cố gắng đáng biểu dương.
Theo Game Thủ
"Mại dô" ở Hà Khẩu Xin nói ngay là những người Việt cất công sang Hà Khẩu, Trung Quốc để mua sắm hàng với kỳ vọng giá rẻ đều hoàn toàn thất vọng. Hàng hoá ở đây chỉ dành cho người mua sỉ và thương nhân người Hoa luôn giữ nguyên tắc không bán lẻ với giá sỉ như một số trung tâm thương mại ở Việt Nam....