Tặng nước ngọt cho vùng hạn
Ngày 17-5, đoàn công tác xã hội quận 11, TP Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Tăng Minh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND quận, làm trưởng đoàn, đã đến tỉnh Bến Tre, địa phương được xem là nơi chịu nhiều thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn để tặng nước ngọt.
Người dân đến nhận nước miễn phí sáng 17-5.
Tại xã An Đức, huyện Ba Tri, đoàn cùng Nhóm “Những người bạn quận 11″ đã thăm hỏi người dân địa phương, tặng 70 phần quà tiền mặt trị giá 21 triệu đồng; một xe bồn 30 m3 nước uống, 200 can nhựa chứa nước cho nhân dân địa phương. Theo UBND huyện Ba Tri, nông dân huyện đã xuống giống 4.500 ha, Trong đó, hơn 90% diện tích lúa bị ảnh hưởng, giảm năng suất và mất trắng. Hiện tại, lúa chết trong giai đoạn mạ non và số còn lại nguy cơ lúa chết là rất lớn khi hạn, mặn còn khốc liệt. Ngoài ra còn có khoảng 20 nghìn ha cây ăn trái; hơn 72 nghìn ha dừa; gần 1.500 ha rau màu; hơn 100 nghìn cây giống, hoa kiểng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn.
Ở huyện Ba Tri hiện cũng có dịch vụ cung ứng nước ngọt, được khai thác từ các giếng tầng nông được đưa đến tận hộ gia đình bằng xe tải, xe lôi, xe máy kéo với giá từ 100-200 đồng/m3, tùy theo đoạn đường vận chuyển xa, gần.
Tại các xã Quới Điền, Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) đoàn cùng Nhóm “Những người bạn quận 11″ đã tặng mỗi địa phương một xe bồn 40 m3 nước uống và 600 can chứa nước sạch nhằm hỗ trợ bà con bớt khó khăn trong sinh hoạt. Hiện người dân khu vực này đang phải mua nước ngọt với giá 70-100 nghìn/m3.
Tặng quà cho người dân.
Video đang HOT
Theo báo cáo tác động thiệt hại do hạn mặn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, đến tháng 5-2020, toàn tỉnh có khoảng 20.000ha cây ăn trái, 72.320ha dừa, 1.490ha rau màu, hơn 1.000ha cây giống, hoa kiểng đang có nguy cơ bị thiệt hại do thiếu nước tưới; 721,8ha diện tích nuôi tôm càng xanh bị thiệt hại dưới 30%; khoảng 1.100 tấn nghêu bị chết, ước giá trị thiệt hại khoảng 23 tỷ đồng…
UBND tỉnh Bến Tre cho biết tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình thủy lợi trọng điểm, như: các công trình của Dự án JICA 3; các hạng mục còn lại của Dự án Nam – Bắc Bến Tre, nhất là gia cố hệ thống đê ven sông; đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ Dự án cấp nước sinh hoạt cho dân cư khu vực cù lao Minh trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm hồ chứa nước ngọt tại huyện Ba Tri, Thạnh Phú; các cống, âu thuyền lớn để bảo đảm đủ nước ngọt trong thời gian tới; đầu tư, mở rộng tuyến ống dẫn nước thô về các nhà máy nước, cũng như đường ống để hòa mạng, bổ cấp nước sạch cho các nhà máy không có nguồn nước ngọt; nghiên cứu xây dựng phương án trữ nước ngọt trong lòng đất tại các khu vực phù hợp.
Tỉnh Bến Tre mong các doanh nghiệp cung cấp nước đầu tư thêm hệ thống lọc nước RO, có giải pháp tích trữ nước ngọt, lắp đặt đường ống để vận chuyển nước ngọt về nhà máy trong mùa hạn mặn…
Hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây cạn rặc, dân xuống mò cua bắt ốc kiếm sống qua ngày
Được mệnh danh hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây-hồ nước ngọt Kênh Lấp ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre với trữ lượng 1 triệu m3 đang cạn trơ đáy, khiến cuộc sống của người dân trong khu vực gặp không ít khó khăn.
Được đưa vào hoạt động tháng 8/2019, với sức chứa gần 1 triệu m3 nước, hồ nước ngọt Kênh Lấp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là nơi trữ nước ứng phó hạn mặn lớn nhất miền Tây. Tuy nhiên, do hạn hán kéo dài, cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020, hồ đã cạn trơ đáy, nhiều đoạn nứt nẻ.
Được xây dựng với kinh phí 75 tỷ đồng, hồ có chiều dài khoảng 5 km, rộng 40-100 m, có sức chứa gần 1 triệu m3 nước, đủ sức phục vụ sinh hoạt cho khoảng 200.000 người tại 24 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Ba Tri.
Hệ thống ống nhựa dẫn nước được lắp đặt kết nối nguồn nước hồ với nhà dân. Đây là giải pháp chống hạn mặn rất khả thi trong bối cảnh nước ngọt dự trữ và mạch nước ngầm của huyện Ba Tri ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các ống nhựa ban đầu đã không thể hút được nước nữa. Các hộ dân phải nối thêm ống nhưng lượng nước thu được cũng rất hạn chế.
Theo Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Bến Tre, hiện tại nguồn nước sinh hoạt của các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre, nhất là các nhà máy nước trung tâm tỉnh đều bị nhiễm mặn vượt mức cho phép. Cuộc sống của người dân quanh hồ đang bị ảnh hưởng nặng nề, không thể trồng trọt hay chăn nuôi, nhiều người xuống hồ Kênh Lấp mò cua, ốc bán kiếm sống qua ngày.
Việc hồ nước ngọt Kênh Lấp sắp cạn kiệt gây khó khăn rất nhiều cho người dân. Theo UBND huyện Ba Tri, địa phương có 12 nhà máy trạm cấp nước cung cấp cho 31.448 hộ/ tổng số 52.000 hộ của huyện đạt 60,47% số hộ trên địa bàn huyện.
Huyện đang thường xuyên phối hợp các nhà máy nước để cung cấp nước liên tục trên địa bàn. Tuy nhiên nguồn nước cấp vào nhà máy đang bị nhiễm mặn, dẫn đến nguồn nước cung cấp cho các hộ dân bị nhiễm mặn từ 2.6 - 8.3.
Ngoài sinh hoạt của người dân, nguồn nước phục vụ chăn nuôi đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người dân phải tìm nguồn nước ngọt tại các giồng cát, nước dự trữ trong các ao hồ phục vụ chăn nuôi. Hiện tại đàn vật nuôi chưa có dấu hiệu ảnh hưởng do mặn.
Với khoảng hơn 20.000 hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt, trong đó hơn 10.000 hộ thiếu nước dùng trong ăn uống. Một số hộ dân thiếu nước ngọt phải mua nước đổi từ các xe bồn dao động từ 70.000 - 150.000 đồng/m3. Bên cạnh đó, một số gia đình cũng tìm cách dự trữ được lượng nước ngọt nhỏ vào các chum, vại nhưng không đáng kể.
Hiện nay, người dân phải đổi nước bình để ăn uống và mua nước từ các phương tiện vận chuyển như xe, sà lan để phục vụ sinh hoạt. Do đó, cuộc sống của những hộ gia đình khó khăn, hộ nghèo, chính sách đang rất vất vả. Nhiều mảnh vườn, ruộng của người dân ở ngay cạnh hồ Kênh Lấp cũng đang khô cằn, nứt nẻ và chưa biết bao giờ mới có nước để tưới lại.
Bà Nguyễn Thị Út, ở xã Phú Ngãi, huyện ba Tri cho biết hiện phải đi mua nước ngọt sinh hoạt ở xã Tân Xuân với giá 100.000 đồng/khối, chở về trong ngày nhưng cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.
Mừng quá! 6.000 hộ dân vùng hạn mặn tỉnh Bến Tre được dùng nước ngọt Để giúp nông dân ứng phó với hạn mặn, phòng bệnh Covid -19, trong đó có người dân tỉnh Bến Tre, mới đây tổ chức Đông Tây Hội Ngộ viện trợ hơn 1,5 tỷ đồng để lắp đặt Hệ thống lọc nước mặn RO. Sáng nay, Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn...