“Tăng nhiều độ rủi ro với quan chức từ việc lấy phiếu tín nhiệm”
“Chỉ một quyết định lấy phiếu tín nhiệm đã nâng quyền của đại biểu lên rõ rệt, mức độ rủi ro đối với quan chức cũng cao hơn rất nhiều. Việc đó khẳng định quyền lực rất cao của Quốc hội.” – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng nói.
Cuộc họp báo về kết quả kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII do Văn phòng Quốc hội tổ chức ghi nhận nhiều câu hỏi, quan tâm về kết quả lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm với 47 chức danh lãnh đạo cấp cao tại Quốc hội.
Với những băn khoăn về thủ tục, cách thức lấy phiếu, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận, quy trình sẽ phải còn phải rút kinh nghiệm nhiều nhưng ghi nhận tích cực về lần đầu tiên là việc đánh giá khách quan, phản ánh đúng thực trạng việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của từng chức danh trong bộ máy.
Các đại biểu bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm 47 chức danh cấp cao tại Quốc hội.
Khái quát chung, kết quả tín nhiệm đối với các chức danh thuộc khối lập pháp cao hơn hẳn các chức danh thuộc khối hành pháp, ông Phúc cũng khẳng định, việc đó thể hiện đúng tinh thần, tình hình đất nước “có mặt nọ mặt kia, lĩnh vực này lĩnh vực khác còn khó khăn, cần tháo gỡ”. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ví dụ lĩnh vực ngân hàng, giáo dục, y tế… là những ngành cần tập trung điều hành để tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước.
Video đang HOT
“Cá nhân tôi vừa là người cầm lá phiếu để đánh giá người khác, đồng thời là người được đánh giá tín nhiệm, tôi thấy bản thân cũng phải nhận phiếu này phiếu khác, còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm. Tôi chưa thỏa mãn với kết quả tín nhiệm đạt được mà còn nhiều yếu kém khuyết điểm cần khắc phục để đảm nhiệm cương vị tốt hơn” – ông Phúc trả lời câu hỏi “số phiếu tín nhiệm cao đạt được có nghĩa ông làm việc tốt hơn các vị lãnh đạo có tín nhiệm thấp ở khối cơ quan hành pháp?”.
Về hướng điều chỉnh trong lần lấy phiếu tiếp theo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cũng nhận định, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh cần rút kinh nghiệm nhiều vấn đề song việc có thiết kế lại phiếu đánh giá từ 3 mức độ “tín nhiệm cao – tín nhiệm – tín nhiệm thấp” xuống chỉ 2 mức độ “tín nhiệm – không tín nhiệm” sẽ do UB Thường vụ Quốc hội bàn bạc, quyết định. Ngoài ra, Nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm do Quốc hội ban hành nên việc thay đổi hay không, điều chỉnh theo hướng nào cũng cần xin ý kiến Quốc hội.
“Nhưng việc lấy phiếu tín nhiệm cũng đã là sự đổi mới lớn trong hoạt động của Quốc hội. Chỉ một quyết định lấy phiếu đã nâng quyền của đại biểu lên rõ rệt, mức độ rủi ro đối với các quan chức cũng cao hơn rất nhiều. Việc đó khẳng định quyền lực rất cao của Quốc hội” – ông Dũng nhấn mạnh, đây là hoạt động hoàn toàn mới, lần đầu tiênViệt Nam tiến hành, chưa có nước nào trên thế giới thực hiện việc này.
Về băn khoăn nên khuôn phạm vi đối tượng lấy phiếu tín nhiệm trong nhóm các thành viên Chính phủ, ông Dũng giải thích mô hình tổ chức nhà nước Việt Nam có những điểm đặc thù khi quyền lực nhà nước được xác định là thống nhất. “Nhiều vị lãnh đạo cao cấp của nhà nước cũng nói phải điều chỉnh tiếp, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nhưng đây là lần lấy phiếu lịch sử của sự dân chủ. Tinh thần phản hồi chung đều là tích cực, là bước phát triển dân chủ đáng ghi nhận” – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quả quyết.
Hướng lý giải các chức danh thuộc khối cơ quan hành pháp có kết quả tín nhiệm chung thấp hơn khối hành pháp do người dân cảm nhận rất rõ tác động của hoạt động điều hành, theo ông Dũng, là hướng lập luận khách quan.
Với những phán đoán ít tích cực hơn như “kết quả hòa cả làng”, ông Dũng cũng thẳng thắn nhìn nhận, không thể hi vọng một đất nước hơn 80 triệu dân mà mọi ý kiến đều như một. Ông Dũng đánh giá, các đại biểu đã làm rất tốt trách nhiệm bỏ phiếu của mình, đã thể hiện sát những đánh giá, nguyện vọng của người dân với bộ máy lãnh đạo nhà nước. Mỗi đại biểu sẽ có nhiều điều để báo cáo với cử tri trong lần tiếp xúc sau kỳ họp tới đây.
Trả lời câu hỏi cuối cùng về nội dung này, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định: “Kết quả lấy phiếu là sự đánh giá đối với từng cá nhân, chức danh nhưng cũng chính là cái nhìn chung đối với cả một ngành, một lĩnh vực mà người đó phụ trách. Vậy nên với tư cách tư lệnh ngành, mỗi chức danh cần nhìn lại cách lãnh đạo, điều hành để có giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để đưa ngành, lĩnh vực của mình đi lên. Đó chính là lời nhắc nhở của cử tri để chỉ ra những gì đã làm được, những gì chưa được, còn chưa tốt để tiếp tục phát huy công việc của mình. Phiếu tín nhiệm như vậy rõ ràng có tác dụng cảnh báo tới những người trong vòng nguy hiểm”.
Theo Dantri
Một trường hợp tử vong sau khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Ngày 28/5, BS Nguyễn Hoài Nam, Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế TPHCM cho biết, Sở này vừa thành lập hội đồng chuyên môn và dự kiến họp vào sáng 31/5 để xem xét ca tử vong sau khi tiêm vắc-xin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung (HPV).
Cũng theo BS Nguyễn Hoài Nam, Sở Y tế vừa thành lập hội đồng chuyên môn vì kết quả xét nghiệm tử thi của Công an Q.Tân Bình vẫn chưa rõ ràng.
Trước đó, chị Đặng Kim Chi (18 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp; tạm trú tại ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã tử vong sau khi tiêm ngừa tại Trung tâm Y tế dự phòng Q.9, TP.HCM. Bà Trần Thị Hồng - mẹ nạn nhân - cho biết: "Ngày 6/4/2013, sau khi đi tiêm ngừa về đến nhà được 10 phút thì Chi than mệt và đi ngủ. Đến 16g cùng ngày, gia đình phát hiện cháu bất tỉnh trong phòng tắm, tím tái nên đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Mỹ Đức, Q.Tân Bình, TP.HCM". Bệnh viện Mỹ Đức ghi nhận, bệnh nhân đã ngưng tim, ngưng thở trước khi nhập viện. Dù đã được đặt nội khí quản, ép tim ngoài lồng ngực và truyền dịch, tiêm thuốc Adrenalin giải độc, nhưng đến 17g20 ngày 6/4, bệnh nhân đã tử vong.
BS Lê Thành Thyn, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Q.9, cho biết: Bệnh nhân đã tiêm vắc-xin Cervarix ngừa bệnh ung thư cổ tử cung tại phòng tiêm chủng dịch vụ của Trung tâm. Trước đó, vào ngày 6/3/2013, bệnh nhân được tiêm mũi thứ nhất cũng là loại vắc-xin Cervarix của hãng GlaxoSmithKline (GSK) số lô: AHBVA 173 AL, hạn dùng đến tháng 8/2015. Bệnh nhân chích mũi thứ hai vào lúc 9g ngày 6/4/2013, cũng là loại vắc-xin Cervarix của hãng GSK, có số lô AHBVA 173AE (khác với lô đầu tiên), hạn dùng đến tháng 8/2015. Lô vắc-xin này do Công ty Hoàng Đức cung cấp. Trước khi tiêm ngừa, bệnh nhân đã được bác sĩ của trung tâm khám và không thấy có những dấu hiệu bất thường. Sau khi tiêm, nhân viên y tế đã hướng dẫn chị Chi ở lại để theo dõi 30 phút và dặn dò theo dõi tại nhà 24 giờ. Nếu có biểu hiện gì bất thường thì đến bệnh viện, cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. Hiện trung tâm có đầy đủ dụng cụ bảo quản vắc-xin như: tủ lạnh, phích vắc-xin, nhiệt kế theo dõi nhiệt độ, bảng theo dõi nhiệt độ. "Đây là trường hợp đầu tiên ghi nhận báo cáo phản ứng sau tiêm, chứ từ trước tới nay Trung tâm Y tế dự phòng Q.9 chưa ghi nhận thêm trường hợp nào xảy ra phản ứng sau tiêm chủng liên quan đến lô vắc-xin nêu trên", BS Lê Thành Thyn cho biết.
Biên bản khám nghiêm tử thi kêt luân bênh nhân tử vong do phù phôi câp
Kết luận sơ bộ của Công an Q.Tân Bình sau khi khám nghiệm tử thi cho thấy bệnh nhân tử vong do phù phổi cấp.
Ngay khi nhận được thông tin trên, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đề nghị giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẩn trương xác minh, tổ chức điều tra nguyên nhân và thành lập hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc-xin, sinh phẩm y tế theo đúng quy định.
Theo Dantri
Bộ GTVT phá cam kết, Nhà nước có bảo hộ chủ đầu tư? Liên quan đến việc Bộ GTVT lại đề xuất phương án "xóa sổ" trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài khiến Vietracimex 8 choáng váng, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với luật sư dưới góc nhìn pháp lý về vấn đề này. Ngày 6/5, trao đổi với PV Dân trí, luật sư Nguyễn Đăng Việt, Văn phòng luật...