Tặng nhau thuốc điều trị Covid-19 trên Facebook: Quá nguy hiểm!
Một số người trẻ có sẵn hoặc còn dư những loại thuốc được dùng trong điều trị Covid-19 đã đăng bài trên Facebook để tặng bạn bè, thậm chí còn kèm theo hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh.
Một bài đăng tặng thuốc dùng trong điều trị Covid-19. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Trong một bài đăng, một tài khoản Facebook rao tặng các túi thuốc miễn phí cho người mắc Covid-19, kèm theo hướng dẫn mỗi ngày uống bao nhiêu viên. Ngoài vitamin C 500mg, Paracetamol 500mg, người tặng còn ghi rõ trong túi thuốc có Medrol 16 (thuốc kháng viêm); Azithromycine 500 và Levofloxacine 500 (là thuốc kháng sinh), Omeprazole (thuốc điều trị các bệnh ở dạ dày) …
Trả lời phóng viên Báo Thanh Niên, anh Dương Công Đông, thành viên ban điều hành dự án chăm sóc tư vấn điều trị Covid-19 từ xa miễn phí Tele-Triage, cho biết thuốc dùng trong điều trị Covid-19 không phải như mớ rau, con cá, quả trứng mà có thể cho tặng nhau tràn lan. Trong điều trị Covid-19, thuốc được kê toa cho mỗi người dựa trên triệu chứng và yếu tố nguy cơ.
Người này lưu ý: “Với mỗi đối tượng ở độ tuổi khác nhau, người có bệnh nền hay không, trẻ nhỏ, hay phụ nữ mang thai… thì việc sử dụng thuốc điều trị Covid-19 cũng sẽ khác nhau”.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay cho tặng thuốc kháng đông, kháng viêm, kháng virus
Vừa trải qua 4 tháng hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, bác sĩ Nguyễn Văn Vị thuộc Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, lưu ý thuốc trong điều trị Covid-19 gồm các loại thuốc chống đông máu, chống viêm, kháng virus và nhóm thuốc điều trị triệu chứng.
“Đối với dạng thuốc điều trị có triệu chứng như thuốc hạ sốt, cảm thông thường, cân bằng điện giải, vitamin thì mọi người có thể chia sẻ với nhau. Tuy nhiên, người dân không nên tự ý sử dụng hay chia sẻ với ai những loại thuốc kháng đông, kháng viêm, kháng virus”.
Video đang HOT
Người dân xếp hàng chờ mua thuốc trước một cửa hàng trên đường Hưng Phú, Q.8 hồi tháng 8.2021. Ảnh BẢO VY
Ông Vị nhấn mạnh thuốc kháng virus cần phải có chỉ định của bác sĩ trước khi đưa vào phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19. Theo bác sĩ Vị, hầu hết các loại thuốc kháng virus được dùng trong giai đoạn đầu, có thời gian quy định; tùy theo đối tượng và không được sử dụng đối với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, người bị suy gan, suy thận…
Bác sĩ Vị cảnh báo, nếu người bệnh tự ý sử dụng những loại thuốc kháng virus thì có nguy cơ đối mặt những hậu quả khó lường như dị ứng, nổi mề đay, rối loạn tiêu hóa; còn nếu lạm dụng thì có thể dẫn đến tình trạng phản kháng thuốc, sốc phản vệ và cần được đến bệnh viện để xử lý, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Khi phóng viên cho bác sĩ Vị xem bài viết về tặng thuốc trên Facebook, ông nói: “Việc tặng thuốc kèm hướng dẫn liều lượng sử dụng như thế này là sai hoàn toàn. Liều dùng là phải do bác sĩ chỉ định cho từng bệnh nhân cụ thể”.
Tủ thuốc gia đình cần dự phòng những gì để đón tết?
Bác sĩ Đỗ Phạm Nguyệt Thanh, công tác tại Trung tâm nghiên cứu y sinh, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM, cho biết để yên tâm đón, mọi người nên chuẩn bị một số vật tư y tế và thuốc cơ bản ở tủ thuốc gia đình.
Tủ thuốc cần có: bộ kit test nhanh Covid-19, nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo SpO2 (nồng độ oxy trong máu, vitamin C, vitamin tổng hợp, thuốc giảm đau, hạ sốt, oresol, thuốc nhỏ mũi, nước muối sinh lý. Mọi người nên thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, liều dùng cho người lớn, trẻ em.
Các bác sĩ có kinh nghiệm trong quản lý, chăm sóc, tư vấn hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà ở TP.HCM khuyến cáo những loại thuốc không nên dự phòng và không nên tự điều trị, không cho tặng nhau trên Facebook là thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng virus.
TP.HCM: Một bác sĩ, điều dưỡng phải chăm sóc 140-150 bệnh nhân COVID-19 mỗi ngày
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết mỗi bác sĩ, điều dưỡng tại bệnh viện dã chiến phải chăm sóc và quản lý từ 140-150 bệnh nhân COVID-19 một ngày, nhiều người còn thường xuyên phải trực cấp cứu 12 tiếng/ngày khi được điều động.
Y bác sĩ điều trị bệnh nhân tại Trung tâm hồi sức tích cực thuộc Bệnh viện Dã chiến số 14 - Ảnh: TỰ TRUNG
Ngày 7-9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn - trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt về phòng chống COVID-19 (Bộ Y tế tại TP.HCM) - có công văn gửi Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, đề nghị tăng cường hỗ trợ lực lượng nhân viên y tế tại các bệnh viện dã chiến và sử dụng tình nguyện viên.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, qua kiểm tra tại một số bệnh viện dã chiến tại TP.HCM còn một số điểm bất hợp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của nhân viên y tế.
Hiện tại mỗi bác sĩ, điều dưỡng hằng ngày phải chăm sóc và quản lý từ 140-150 bệnh nhân COVID-19. Số lượng người bệnh quá lớn, khiến chất lượng điều trị và chăm sóc bị giảm sút. Mỗi tua làm việc của bác sĩ và điều dưỡng thường từ 8-10 tiếng/ngày, trong điều kiện mặc trang phục bảo hộ liên tục có thể gây mất nước và điện giải.
Bên cạnh đó, các bác sĩ và điều dưỡng thường xuyên phải trực cấp cứu 12 tiếng/ngày nếu được điều động tăng cường.
Một số bệnh viện sau khi rút nhân lực không bù đủ nhân lực đã rút làm tăng thêm áp lực cho các nhân viên còn lại, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của họ.
Một nhân viên y tế tranh thủ giải lao sau khi lấy mẫu xét nghiệm cho người dân xuyên trưa - Ảnh: THU HIẾN
Bên cạnh đó, hằng ngày nhân viên y tế được phát cơm hộp với suất ăn là 120.000 đồng/ngày. Những trường hợp nhân viên y tế bị nhiễm COVID-19 trong quá trình công tác thì được điều chuyển lên khu người bệnh. Suất ăn của nhân viên y tế được chuyển sang tiêu chuẩn suất ăn của người bệnh là 80.000 đồng/ngày...
Từ thực tế trên, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM yêu cầu các đơn vị đã rút nhân viên ra khỏi bệnh viện dã chiến lập tức bổ sung nhân lực thay thế đầy đủ, đảm bảo quân số, tránh tạo áp lực công việc lên các nhân viên còn lại.
Đảm bảo thời gian nghỉ sau khi kết thúc ca trực cho các nhân viên y tế, không để nhân viên làm việc liên tục trong thời gian dài mà không có ngày nghỉ.
Hạn chế sử dụng nhân viên y tế vào vị trí hành chính nhằm đảm bảo công tác chuyên môn. Trong tình hình thiếu nhân lực hành chính, đề nghị bổ sung lực lượng sinh viên, tình nguyện viên vào các vị trí hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính.
Đề nghị đơn vị cung cấp thực phẩm điều chỉnh chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng, có thêm lựa chọn phù hợp khẩu vị mỗi vùng miền.
Trường hợp nhân viên y tế không may mắc COVID-19 cần được đảm bảo chế độ ăn tối thiểu như thường ngày, không áp dụng chế độ của người bệnh dành cho nhân viên y tế.
Đề nghị lực lượng an ninh, quân sự chỉ kiểm soát việc ra vào trong điều trị đối với nhân viên y tế, tuyệt đối không gây ảnh hưởng đến đời tư mỗi cá nhân, gây áp lực lên đời sống tinh thần của nhân viên y tế.
Phú Nhuận dự kiến hoàn thành tiêm vắc xin mũi 2 trước 15-10 Dự kiến trước 15-10, quận Phú Nhuận sẽ cơ bản hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho khoảng 131.000 người trên 18 tuổi. Nhân viên y tế tiêm vắc xin mũi 2 cho người dân ở TP.HCM chiều 7-9 - Ảnh: TỰ TRUNG Trong buổi họp báo cung cấp thông tin về tiêm chủng vắc xin trên địa bàn TP.HCM chiều 7-9, đại...