Tăng nhãn áp: Bệnh lý nguy hiểm dẫn đến mù lòa
Tăng nhãn áp là một căn bệnh nhãn khoa phổ biến do áp suất trong mắt tăng cao, thường gặp ở những người lứa tuổi trung niên.
Tăng nhãn áp: Bệnh lý nguy hiểm dẫn đến mù lòa.
Thế nào là bệnh tăng nhãn áp?
Bệnh tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt làm thiệt hại thần kinh thị giác, gây mất thị lực.
Bệnh tăng nhãn áp có thể làm hỏng thị lực dần dần, người bệnh có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu mất thị giác cho đến khi bệnh trở nặng.
Chẩn đoán sớm và điều trị có thể giảm thiểu hoặc ngăn ngừa tổn thương thần kinh thị giác và những tổn thất liên quan đến bệnh tăng nhãn áp, gây nên hạn chế tầm nhìn. Điều quan trọng để bảo vệ đôi mắt của bạn là đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên để được phát hiện sớm và điều trị.
Tuổi càng cao, càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp. Đây là lý do chính tại sao những người trên 60 tuổi và ngay cả những người khỏe mạnh được khuyến cáo nên gặp bác sĩ mắt ít nhất hai năm một lần.
Nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp
Bệnh tăng nhãn áp thường là do áp suất chất lỏng trong nhãn cầu tăng quá cao mà thần kinh thị giác không thể chịu đựợc. Các dây thần kinh thị giác có chức năng mang xung thần kinh thị giác từ mắt lên đến não. Nhãn áp tăng là do sự mất cân bằng giữa việc sản xuất và dẫn thoát của dịch lỏng bên trong nhãn cầu.
Video đang HOT
Triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp
Vì bệnh tiến triển chậm nên bạn có thể không nhận ra sự suy giảm dần của thị giác cho đến khi quá muộn và thị lực đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các triệu chứng của glocom góc mở nguyên phát bao gồm:
Mất dần thị lực ngoại vi, thường là ở cả hai mắt
Thị trường hình ống
Các triệu chứng của glocom góc đóng cấp tính bao gồm:
Đau mắt dữ dội
Buồn nôn và ói mửa (kèm theo đau mắt dữ dội)
Bị rối loạn thị giác đột ngột, nhất là trong ánh sáng yếu
Quầng quanh nguồn sáng
Mắt đỏ
Cách phòng ngừa bệnh tăng nhãn áp
Hầu hết các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp không thể phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn nên luôn luôn giữ gìn sức khỏe của mắt.
Bạn cũng nên kiểm tra mắt thường xuyên nếu trên 20 tuổi và có tiền sử gia đình của bệnh tăng nhãn áp.
Nếu bạn trên 60 tuổi, bạn nên khám mắt thường xuyên dù có tiền sử gia đình hay không.
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm thiểu hoặc ngăn chặn tổn thương đến thần kinh thị giác và ảnh hưởng đến thị lực. Nếu không điều trị, bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mù loà.
Theo Phương Vũ
Theo Gia đình Online
Phòng bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là cách nói dân gian của bệnh viêm kết mạc cấp do Adenovirus. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa và lây lan nhanh chóng, gây nên dịch đau mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt, ghèn, nước mắt... hoặc qua tiếp xúc trực tiếp như dùng chung khăn, gối, tay bị nhiễm dụi vào mắt.
Khi nhiễm Adenovirus, bệnh nhân có triệu chứng giống bị nhiễm siêu vi như hơi nóng sốt, hơi mệt mỏi, đau họng nhưng những triệu chứng này rất mơ hồ, thường đau hạch trước tai (đụng vào rất đau). Mắt còn có những triệu chứng đặc trưng như đau, đỏ, cộm, xốn cả 2 bên, chảy nước mắt, sưng phù mi nhưng nhìn không bị mờ, dịch tiết (ghèn) thường trong, nhiều hay ít tùy trường hợp, ghèn làm dính mi khi ngủ dậy. Khi bị bội nhiễm vi trùng, ghèn thường đục, nhiều và màu vàng. Nếu không bị bội nhiễm hay biến chứng, bệnh sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày.Muốn tránh lây lan, người bệnh phải đeo khẩu trang, đeo kính để bảo vệ mắt; không dùng chung đồ đạc với người khác, tránh sinh hoạt chung trong phòng máy lạnh hay phòng kín gió. Không cần nhỏ thuốc khi chưa mắc bệnh vì thuốc nhỏ mắt không phòng ngừa được bệnh đau mắt đỏ.
Khi phát hiện mắt đỏ hay cảm giác khó chịu ở mắt, người bệnh nên đi khám tại bác sĩ chuyên khoa mắt để được hướng dẫn đúng và kịp thời, đồng thời phát hiện những bệnh nguy hiểm khác có thể nhầm với đau mắt đỏ như glocoma, viêm màng bồ đào, viêm loét giác mạc...
Không dùng cùng một lọ thuốc nhỏ mắt cho nhiều người (Ảnh minh họa)
Bệnh nhân cần đeo khẩu trang, đeo kính, tránh dùng chung đồ dùng với người khác và tránh đến nơi đông người ít nhất 3-5 ngày. Không dùng cùng một lọ thuốc nhỏ mắt cho nhiều người. Nên dùng bông gòn sạch thấm dịch tiết nhẹ nhàng một lần rồi bỏ đi, tránh dụi mắt, tránh chạm vào bên trong mắt, nhất là tròng đen vì có thể gây viêm hay loét giác mạc. Cần rửa tay bằng xà bông nhiều lần trong ngày, trước và sau khi tra thuốc nhỏ mắt.
Việc điều trị không thể diệt được virus gây bệnh mà chỉ điều trị tùy theo triệu chứng: Nếu mắt đỏ ít, không sưng phù nhiều, ghèn trong thì chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý. Nếu mắt có ghèn đục, có thể nhỏ kháng sinh.
Chỉ dùng thuốc kháng viêm sau khi đã được bác sĩ mắt khám và kê toa. Tự ý mua thuốc kháng viêm nhỏ mắt có thể dẫn đến biến chứng trên giác mạc, tăng nhãn áp... Có thể dùng kháng sinh toàn thân nếu bác sĩ thấy cần thiết.
Bệnh đau mắt đỏ thường xảy ra theo mùa, nhất là những tháng giao mùa giữa hè và thu hay mùa đông. Việc phòng ngừa rất cần thiết - nhất là ở những người có cơ địa yếu, người lớn tuổi, bị bệnh mạn tính, trẻ em... - bằng cách rửa tay sạch, tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đau mắt đỏ. Tránh đến nơi đông người như nhà hàng, khách sạn, quảng trường, bệnh viện... khi mùa dịch đến.
Theo Người Lao Động
Xem phim 3D gây ảnh hưởng thị lực của trẻ Hầu hết ai xem phim 3D hiển nhiên đều sẽ có cảm giác ngạc nhiên sau đó là thích thú. Công nghệ đã mang lại cho con người những tiện nghi khó tưởng tượng nổi nhưng luôn kèm theo hệ lụy. Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương chia sẻ, với tư cách người cha tôi không cho con mình xem...