Tăng Mỹ đã tập kết trước cửa nhà Nga, Putin đáp trả thế nào?
Những bức ảnh mới nhất cho thấy xe tăng và xe chiến đấu của Mỹ đã tới Ba Lan. Khoảng 87 xe tăng, 144 xe quân sự và 3.500 lính Mỹ sẽ tập kết ngay trước cửa nhà Nga trong 2 tuần tới dấy lên quan ngại Tổng thống Vladimir Putin sẽ đáp trả cứng rắn.
Xe tăng của Mỹ đã hiện diện trên đất Ba Lan, ngay trước cửa nhà Nga.
Theo trang Express, những hình ảnh mới nhất cho thấy xe tăng, các xe chiến đấu và trang thiết bị quân sự của Đội chiến đấu Lữ đoàn Thiết giáp 3 của Mỹ đã có mặt tại Ba Lan hôm nay.
Xe tăng Mỹ được vận chuyển tới Ba Lan theo đường bộ và đường sắt
Theo đó, trong 2 tuần tới, khoảng 87 xe tăng, 144 xe quân sự và 3.500 lính Mỹ tập kết ngay trước cửa nhà Nga khi Mỹ tham gia tập trận quân sự trong khu vực vào cuối tháng tới.
Lữ đoàn Thiết giáp 3 của Mỹ có tổng hành dinh ở Colorado sau cuộc tập trận sẽ được triển khai tới các quốc gia vùng Baltic và Romania khi NATO ngày càng quan ngại Nga.
Cuối tuần trước, hàng trăm xe tăng và xe chiến đấu của Mỹ được đưa tới cảng Bremerhaven, Đức để chuyển tới Ba Lan.
Đây là quyết định quân sự cuối cùng của ông Obama trước khi rời nhiệm sở và được đưa ra trong bối cảnh Washington cáo buộc Moscow can thiệp làm thay đổi kết quả bầu cử Mỹ. Chính quyền Obama cũng đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga.Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó đã lệnh triển khai một lực lượng quân sự lớn tới Ba Lan để củng cố sức mạnh của NATO nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Nga.
Video đang HOT
Loạt xe tăng Mỹ sẽ tham gia tập trận trong khu vực cuối tháng tới
Bình luận về động thái quân sự của chính quyền Obama, Tổng thống đắc cử Donald Trump, người nhiều lần bày tỏ quan điểm muốn xây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền Putin tuyên bố, ông sẽ có cách tiếp cận khác với Nga.
Ông nhấn mạnh rằng: “Có một mối quan hệ tốt với Nga là điều tuyệt vời, không phải là việc xấu. Chỉ có những kẻ ngu ngốc hoặc dốt nát mới nghĩ rằng nó không tốt”.
Hiện Tổng thống Putin lẫn Điện Kremlin vẫn chưa lên tiếng nói về việc sẽ đáp trả động thái của Mỹ như thế nào.
Theo Danviet
Trận chiến thảm họa của Mỹ trong lần đầu đụng độ phát xít Đức
Sự non kinh nghiệm, thiếu hiểu biết chiến thuật của đối phương khiến quân Mỹ nhận thất bại ở trận Kasserine trên chiến trường Tunisia đầu năm 1943.
Quân Đồng minh (xanh) và Đức (đỏ) trong trận Kasserine. Ảnh: War History Online.
Trận đụng độ lớn đầu tiên giữa quân Mỹ với quân đội Đức diễn ra ở đèo Kasserine, Tunisia vào tháng 1/1943. Đây được coi là một trong những thất bại thảm họa nhất của quân đội Mỹ, khi những người lính thiếu kinh nghiệm và hoảng loạn đã bỏ vị trí, phá hủy trang bị, mắc kẹt trên chiến trường và bị xóa sổ trong đêm, theo History Net.
Đèo Kasserine là khu vực rộng 3,2 km trên núi Grand Dorsal, thuộc dãy Atlas ở khu vực miền trung và tây Tunisia. Sau khi tiến hành chiến dịch đổ bộ xuống Morocco và Algeria, Quân đoàn II của Mỹ nhanh chóng cơ động về Tunis, thủ đô của Tunisia với hi vọng đến đây trước khi người Đức thiết lập thế trận phòng thủ.
Chiến dịch đổ bộ xuống Morocco và Algeria mang mật danh "Torch" (Ngọn đuốc) nhằm mục tiêu kết hợp với chiến thắng của tướng Bernard Montgomery ở El Alamein. Quân Đồng minh hy vọng hình thành thế gọng kìm bao vây quân Đức và Italy ở Tunisia và Lybia.
Tuy nhiên, thống chế Erwin Rommel, tư lệnh lực lượng Đức ở Bắc Phi đã đoán được ý đồ này. Ông nhanh chóng điều quân tiếp viện từ Sicily, khiến Quân đoàn II của Mỹ và Quân đoàn 1 của Anh bị cầm chân ở miền trung Tunisia. Trong khi đó ở phía đông nam, Quân đoàn 8 của Anh đã chiếm được Tripoli, thủ đô Libya và tăng cường lực lượng để tấn công phòng tuyến Đức.
Các cuộc giao tranh trước khi quân Đức tiến tới đèo Kasserine đã phơi bày sự thật rằng quân Mỹ thiếu hiểu biết về chiến thuật và chiến tranh cơ động của đối phương.
Quân kháng chiến Pháp cầm cự ở thị trấn Faid, phía đông Kasserine. Khi băng qua các ngọn núi, họ bị Sư đoàn Panzer số 21 Đức tấn công và bị đẩy lùi, buộc pháo binh và xe tăng từ Sư đoàn thiết giáp số 1 của Mỹ phải đến để yểm trợ.
Khi xe tăng Mỹ khai hỏa vào quân Đức, đối phương lập tức rút quân. Phía Mỹ háo hức truy đuổi và rơi vào cạm bẫy được giăng sẵn trước đó. Các pháo chống tăng 88 mm của Đức từ trận địa phục kích bí mật đồng loạt khai hỏa, tiêu diệt toàn bộ lực lượng xe tăng Mỹ tham gia truy kích.
Ewin V. Westrate, người trực tiếp chứng kiến trận đánh, mô tả "đó là một vụ thảm sát". "Xe tăng Mỹ tiến thẳng vào trận địa pháo 88 mm giăng sẵn của Đức. Các xe trúng đạn lần lượt bị nổ tung, bốc cháy hoặc khựng lại vì đứt xích. Những chiếc phía sau cố gắng quay đầu, nhưng dường như Đức bố trí các khẩu pháo chống tăng ở khắp nơi".
Xe tăng Đồng minh bị phá hủy. Ảnh: History Net.
Rommel không quan tâm đến việc Quân đoàn 8 của Anh dần tăng cường ở hướng nam. Ông ra ra lệnh cho quân Đức tiến sâu về phía tây, chiếm Sidi Bou Zid và Sbeita, phía tây nam đèo Kasserine vào giữa tháng 1. Do bị quân Đức áp đảo hoàn toàn, người Mỹ nhanh chóng tổ chức phòng ngự trên các tuyến đường dẫn đến phía tây núi Grand Dorsal.
Rommel đệ trình kế hoạch tiến quân từ đèo Kasserine đến các kho tiếp tế của quân Đồng minh, nhiệm vụ này được giao cho biệt kích Supermo của Italy. Đây là lực lượng đóng vai trò quyết định trong các chiến dịch của phe Trục ở Bắc Phi.
Lính Italy quyết định tấn công cả hai khu vực Kasserine và Sbiba. Kế hoạch khiến chỉ huy Đức lo lắng vì điều này sẽ chia cắt lực lượng, làm các đơn vị của họ bị hở sườn. Tuy nhiên, họ vẫn tiến hành theo kế hoạch của chỉ huy cấp cao. Vụ tấn công diễn ra vào ngày 19/2.
Sư đoàn Panzer số 21 Đức tiến đánh Sbiba và giành thắng lợi ban đầu, nhưng bị đẩy lùi vào ngày hôm sau. Lực lượng tăng cường của Đức di chuyển đến đèo Kasserine vấp phải sự kháng cự của quân Mỹ gồm Trung đoàn thiết giáp số 19, pháo binh Mỹ và pháo binh quân kháng chiến Pháp.
Vấp phải hỏa lực pháo binh hạng nặng, quân Đức hầu như không tiến được thêm. Rommel ra lệnh cho Sư đoàn Panzer 10 dự bị, các đơn vị đột kích của Quân đoàn Phi Châu và Sư đoàn thiết giáp số 131 Centauro của Italy đồng loạt tấn công vào ngày hôm sau.
Tối ngày 19/2, quân Đức và Italy tràn qua cứ điểm Mỹ trên các ngọn đồi ở cả hai bên đèo Kasserine. Đến trưa hôm sau, tuyến phòng ngự của Mỹ bị chọc thủng.
Tướng lĩnh Mỹ rất tức giận, bởi hệ thống chỉ huy cồng kềnh khiến họ khó có thể nhận được mệnh lệnh phòng ngự hoặc phản công. Đà tiến quân của phe Trục tiếp tục diễn ra trong ngày 20-21/2, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của lực lượng Đồng minh.
Quân Đồng minh hứng chịu thương vong 10.000 người trong trận đánh ở đèo Kasserine và các cuộc chạm trán trước đó, trong khi phe Trục chỉ mất 2.000 lính.
Trong 10 ngày giao tranh, quân Mỹ đã bị đẩy lùi 80 km, mất 183 xe tăng và gần 7.000 quân, trong đó có ít nhất 300 lính tử trận và 3.000 người mất tích. Tướng Fredendall, chỉ huy phía Mỹ, hiếm khi ra tiền tuyến, chỉ ở trong hầm ngầm cách đó gần 100 km để chỉ huy. Không lâu sau đó, Fredendall bị cách chức.
Khi đã đạt được mục đích giảm áp lực bên sườn và tiến xa hơn mong đợi, Rommel quyết định kết thúc trận đánh và lui binh. Quân Đồng minh tái chiếm đèo Kasserine ngày 25/2. Rommel sau đó tập trung củng cố phòng tuyến Đức ở phía nam, đối phó Quân đoàn 8 của Anh. Nỗ lực này trở nên vô nghĩa vào đầu tháng 4 cùng năm.
Một chiếc M4 Sherman bị quân Đức phá hủy để ngăn Mỹ khôi phục. Ảnh: Reddit.
Tướng Esenhower nhanh chóng điều tra nguyên nhân thất bại của trận đánh, dẫn tới việc thay đổi chiến thuật và cấu trúc chỉ huy cho phù hợp. Nhờ bài học xương máu ở trận này, quân Mỹ sau đó trở thành một lực lượng chiến đấu tinh nhuệ hơn ở Bắc Phi.
"Đây có thể coi là thảm họa tồi tệ nhất của quân đội Mỹ trong lịch sử. Đối với người Mỹ ở quê nhà, đây là thất bại khó tin, khiến niềm tin của họ bị lung lay, bởi trước đó họ luôn nghĩ rằng sẽ giành chiến thắng dễ dàng trước quân Đức", sử gia Martin Blumenson nhấn mạnh.
Duy Sơn
Theo VNE
Chiếc xe tăng Mỹ trúng bom, tên lửa nhiều nhất thế giới Chiếc M1A1 Abrams hứng chịu hàng loạt phát bắn từ đạn chống tăng của quân Iraq cho tới tên lửa, bom của Mỹ nhưng không bị phá hủy hoàn toàn. Xe tăng Cojone Eh với hàng loạt vết đạn từ tên lửa của Mỹ. Ảnh: Vkontakte. Trong chiến dịch can thiệp quân sự tấn công vào Iraq do liên quân được Mỹ dẫn...