Tăng mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người bị oan sai
Cụ thể, thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là 5 ngày lương cơ sở cho 1 ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
Sáng 27.10, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã đọc tờ trình trước Quốc hội dự án Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi).
Dự thảo Luật có 9 chương, 78 điều, so với Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009, dự thảo Luật đã sửa đổi 42/67 điều, bỏ 20 điều và quy định mới 36 điều.
Một điểm mới rất đáng chú ý của dự thảo Luật là quy định “đối với trường hợp người yêu cầu bồi thường có yêu cầu tạm ứng kinh phí bồi thường thì cơ quan giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc tạm ứng kinh phí để chi trả một phần khoản tiền bồi thường có thể tính được ngay cho người bị thiệt hại”.
Dự thảo Luật đã bỏ quy định về kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị cấp kinh phí bồi thường của cơ quan tài chính có thẩm quyền, thay vào đó, quy định trong quá trình thương lượng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan giải quyết bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, Viện kiểm sát (trong hoạt động tố tụng) là thành phần bắt buộc tham gia để bảo đảm việc thương lượng được thống nhất ngay từ đầu, khách quan, minh bạch.
Vụ ông Huỳnh Văn Nén đòi bồi thường oan sai được dư luận quan tâm.
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án Luật), đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành việc bổ sung quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường.
Lý giải về vấn đề này ông Định cho biết: trong thực tiễn có những vụ việc yêu cầu bồi thường mà một số thiệt hại và mức bồi thường đã được pháp luật xác định tương đối rõ, có thể tính toán được ngay thì việc ứng trước cho người bị thiệt hại sẽ góp phần giảm bớt khó khăn trước mắt cho họ.
“Để bảo đảm chặt chẽ, tránh áp dụng tùy tiện thì dự thảo Luật cần quy định cụ thể trường hợp nào được tạm ứng, điều kiện được tạm ứng kinh phí bồi thường, tránh việc lạm dụng” – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói.
Một điểm mới nữa là so với Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009, dự thảo Luật đã quy định tăng mức thiệt hại về tinh thần trong một số trường hợp như: Bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù; sức khỏe bị xâm phạm; bị khởi tố, truy tố mà không bị tạm giữ, tạm giam; bị xét xử, thi hành án cải tạo không giam giữ, phạt tù cho hưởng án treo mà không bị tạm giữ, tạm giam. Việc tăng mức bồi thường cho các thiệt hại nêu trên cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, cũng như bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
Cụ thể, thiệt hại về tinh thần trong trường hợp bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù được xác định là 5 ngày lương cơ sở cho 1 ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù. Mức bồi thường của Luật hiện hành là 3 ngày lương/ngày bị bắt, tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù.
Dự thảo Luật này sẽ được Quốc hội thảo luận tại tổ chiều nay (27.10).
Theo Danviet
Bồi thường 122 triệu đồng cho gia đình cháu bé chết đuối tại hồ bơi
Cháu Tùng (11 tuổi) đến hồ bơi Cung văn hóa Lao động cùng nhóm bạn tại khu vực dành cho người lớn. Một lúc sau, nhân viên hồ bơi phát hiện cậu bé chìm dưới đáy hồ nhưng không cứu kịp.
Ngày 11/10, sau nhiều ngày nghị án, TAND quận 1 (TPHCM), chấp nhận một phần yêu cầu của bà Hoàng Oanh (mẹ bé trai tử vong ở hồ hơi), buộc Cung văn hóa Lao động TPHCM bồi thường cho gia đình hơn 120 triệu đồng về tổn thất tinh thần và mai táng phí.
Chị Oanh và chồng tại tòa.
Theo nội dung vụ kiện, ngày 6/8/2015, cháu Tùng (11 tuổi, con bà Oanh) đến hồ bơi Cung văn hóa Lao động cùng nhóm bạn tại khu vực dành cho người lớn. Hồ dài khoảng 50 m, sâu 2 m. Một lúc sau, nhân viên hồ bơi phát hiện cậu bé chìm dưới đáy hồ nhưng không cứu kịp.
Tại phiên tòa hôm nay, nguyên đơn yêu cầu Văn hóa Lao động phải bồi thường thiệt hại cho gia đình 300 triệu đồng, trong đó gồm 60 triệu đồng chi phí mai táng, 210 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần tính theo quy định mức lương tối thiểu vùng (3.500.000 đồng/tháng x 60 tháng) và 30 triệu đồng chi phí hỗ trợ cho vợ chồng bà Oanh phải sử dụng các biện pháp y học để có con, vì ông bà thuộc trường hợp hiếm muộn và đã lớn tuổi.
Tuy nhiên, đại diện Cung Văn hóa Lao động chỉ đồng ý bồi thường cho gia đình nguyên đơn 120 triệu đồng, trong đó có tiền mai táng phí 30 triệu, 20 triệu đồng tiền hỗ trợ gia đình, 72,6 triệu đồng tiền tổn thất tinh thần tính theo quy định mức lương cơ sở theo nghị định 47/2016/NĐ-CP (1.210.000 đồng/tháng x 60 tháng). Ngoài ra, Cung Văn hóa Lao động yêu cầu cấn trừ 40 triệu đã đưa cho gia đình cháu Tùng trước đó vào tiền bồi thường.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP được áp dụng trong việc thỏa thuận lao động, giao kết hợp đồng nên không áp dụng trong trường hợp bồi thường tổn thất tinh thần. Vì vậy, HĐXX áp dụng mức lương tối thiểu theo nghị định 47/2016/NĐ-CP là 72,6 triệu đồng.
Trong số tiền 60 triệu đồng tiền mai táng phí, số tiền 30 triệu là tiền dịch vụ mai táng có hóa đơn được HĐXX chấp nhận, còn số tiền 30 triệu để xây mộ cho cháu Tùng không có hóa đơn, phía Cung Văn hóa Lao động không chấp nhận khoản chi phí này nên không được chấp nhận.
Số tiền 40 triệu bị đơn cho rằng là tiền bồi thường nhưng không có giấy tờ chứng minh, đồng thời phía nguyên đơn cho rằng đây là tiền hỗ trợ nên HĐXX không chấp nhận yêu cầu cấn trừ số tiền này vào tiền bồi thường của bị đơn.
Đồng thời, tại tòa, phía bị đơn đồng ý hỗ trợ cho phía nguyên đơn 20 triệu đồng. Tổng cộng tất cả các khoản, phía Cung Văn hóa Lao động phải bồi thường, hỗ trợ cho phía nguyên đơn 122,6 triệu đồng.
Diễm My
Theo Dantri
Bà chủ tờ vé số độc đắc 'vuột' bản án thắng kiện 1,5 tỷ đồng Tòa phúc thẩm cho rằng cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng tố tụng, chưa thu thập hết chứng cứ... nên tuyên hủy bản án buộc chủ đại lý vé số ở Kiên Guang bồi thường cho bà Tuyết 1,5 tỷ đồng. Ngày 4/10, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên huỷ bản án của TAND thành phố Rạch Giá - đã buộc ông Ngô...