Tăng mạnh thuế chống bán phá giá thép không gỉ nhập từ Trung Quốc
Mức thuế chống bán phá giá áp dụng với một số sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ các doanh nghiệp tại Trung Quốc tăng so với giai đoạn trước, từ 4,64 – 6,87% lên 17,47 – 25,35%%.
(Ảnh minh hoạ).
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan.
Theo quyết định này mức thuế chống bán phá giá áp dụng với một số sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ các doanh nghiệp tại Trung Quốc và Indonesia tăng so với giai đoạn trước; mức thuế áp dụng với các doanh nghiệp Đài Loan giữ nguyên trong khi với các doanh nghiệp Malaysia giảm nhẹ.
Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc tăng rất mạnh so với mức cũ đang áp dụng, từ 4,64 – 6,87% lên 17,47 – 25,35%%; với Indonesia từ 3,07% lên 13,03%. Riêng Malaysia được giảm thuế, từ mức 10,71% xuống còn 9,55% và giữ nguyên cho Đài Loan theo mức cũ 13,79-37,29%.
Video đang HOT
Các mức thuế mới được áp dụng từ ngày 14/5/2016 đến 6/10/2019.
Thép không gỉ là nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất đồ gia dụng như bồn rửa bát, xoong, nồi đồ nội thất dạng ống, hệ thống nước nóng, bồn tắm hoặc các bộ phận của xe hơi, vật liệu xây dựng… Hàng hoá thuộc đối tượng điều tra là thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc tấm có chứa 1,2% hàm lượng cacbon hoặc ít hơn và chứa 10,5% hàm lượng crom trở lên, có hoặc không có nguyên tố khác.
Từ ngày 5/10/2014, Việt Nam đã áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội, ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm đối với thị trường trong khu vực. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường nội địa.
Trước đó, Việt Nam lần đầu tiên tiến hành điều tra chống bán phá giá thép ngoại vào tháng 7/2013 sau khi Công ty TNHH Posco VST và Công ty Cổ phần Inox Hòa Bình gửi văn bản tới Bộ Công Thương yêu cầu áp thuế chống bán phá giá bình quân 20% đối với sản phẩm thép không gỉ nhập từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan (Trung Quốc).
Theo_NDH
Thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ còn 0,91%
Mức thuế chống bán phá giá đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015.
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, ngày 7/9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ 1/2/2013 đến 31/1/2014. Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước POR8.
Trong 3 bị đơn bắt buộc, Minh Phu Seafood Corp có mức cao nhất là 1,39%, giảm so với kết quả sơ bộ 1,5%, Thuan Phuoc Corp có mức 1,16%, cao hơn một chút so với kết quả sơ bộ 1,06% và Fimex VN là 0%. Mức thuế cho 32 bị đơn tự nguyện khác là 0,91%. Mức thuế chung áp dụng toàn quốc là 25,4%, giảm so với 25,76% của POR8.
Thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ còn 0,91%. (Ảnh: Vasep)
Một trong những yếu tố chính giúp cho mức thuế này giảm so với lần trước đó là DOC đã dựa trên các dữ kiện phù hợp từ 3 nước là Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia để tính giá thành.
Như vậy, với mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8, dự đoán xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm trên 50% trong 8 tháng đầu năm.
Năm 2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng mạnh từ những tháng đầu năm và bắt đầu sụt giảm kể từ tháng 9 sau khi Mỹ công bố kết quả cuối cùng POR8 với mức thuế cao nhất từ trước tới nay 6,37%.
Trong 8 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, tiếp tục giảm mạnh do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung với các nước Ấn Độ, Indonesia.
Mỹ hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
3.500 tỉ chênh lệch thuế xăng dầu: Rất khó thu hồi của doanh nghiệp tư nhân Báo cáo về nội dung chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu dẫn đến việc người dân bị móc túi 3.500 tỉ đồng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2016 diễn ra sáng nay 26/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, rất khó để thu hồi của doanh nghiệp tư nhân. Tiền chênh lệch thuế nhập khẩu...