Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2017
Từ ngày 1/1/2017, sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.580.000 đến 3.750.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Ảnh minh họa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2016/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo đó, đối tượng áp dụng gồm: Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động; doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2017 như sau: Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng; vùng II: 3.320.000 đồng/tháng; vùng III: 2.900.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-250.000 đồng/tháng.
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Video đang HOT
Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại.
Không cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ
Mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định.
Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thoả thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
(Theo Cổng TTĐT Chính Phủ)
Tổng liên đoàn đề xuất tăng lương tối thiểu vùng lên 14,4%
Cho rằng mức tăng 12,4% chưa hợp lý, đại diện người lao động đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng lên 14,4%.
Ngày 5/10, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất xem xét tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 lên 14,4%. Cơ quan này không đồng tình với mức tăng 12,4% như quyết định của Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt.
Đại diện người lao động đưa ra nhiều lý do kiến nghị tăng lương, như: kinh tế khởi sắc, các chỉ tiêu phát triển kinh tế tăng trưởng cao trong khi tiền lương tối thiểu điều chỉnh tăng thấp hơn là không hợp lý. Điều 91 Luật Lao động 2012 quy định lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2016 lên 14,4% để thực hiện nghiêm túc quy định của luật, đảm bảo đến năm 2017 tiền lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Ngoài ra, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn trong khi doanh nghiệp đủ khả năng chi trả. Trong thực tế doanh nghiệp đã chi trả cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng từ 20 đến 40%.
Đại diện người lao động cho rằng đời sống công nhân lao động gặp khó khăn, cần phải tăng lương hợp lý. Ảnh: Mai Anh.
Tổng liên đoàn cho rằng, thời điểm điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đúng vào lúc chuẩn bị khai mac Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12. Việc xem xét điều chỉnh tiền lương ở mức trên là hợp lý, động viên công nhân lao động, tránh tạo ra bức xúc làm quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trở lên phức tạp.
Ngày 3/9, Hội đồng tiền lương quốc gia chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng 2016 với mức tăng trung bình là 12,4%. Tương ứng mức lương vùng I là 3,5 triệu; vùng II là 3,1 triệu; vùng III là 2,7 triệu và vùng IV là 2,4 triệu đồng.
Việc lựa chọn phương án tăng lương tối thiểu vùng của hội đồng gặp nhiều khó khăn khi các bên không thống nhất dù trải qua nhiều phiên họp. Đến phiên cuối cùng, hội đồng thực hiện bỏ phiếu với mức đồng thuận 13/14. Đại diện người lao động và chủ sử dụng lao động đều không hài lòng song chấp nhận kết quả. Ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn cho rằng "ít nhất phải tăng bằng với mức năm 2015 (14,8%) thì mới hợp lý".
Trước đó, Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết sẽ kiến nghị Thủ tướng xin mức tăng lương riêng khoảng 6%. Cơ quan này cho rằng mức tăng 12,4% như Hội đồng tiền lương quốc gia quyết định là thách thức lớn cho ngành dệt may vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Phương Hòa
Theo VNE
Đề xuất lương tối thiểu tăng 7,3% Hội đồng Tiền lương quốc gia đề xuất năm 2017, tăng lương tối thiểu vùng 1 thêm 250.000 đồng, vùng 2: 220.000 đồng, vùng 3: 200.000 đồng, vùng 4: 180.000 đồng. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị tiếp tục đánh giá tác động của tiền lương tối thiểu đến đời sống người lao động Ngày 7-9, Phó Thủ tướng Vương Đình...