“Tăng lương mà không đuổi kịp tăng giá thì còn khổ hơn”
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm cho rằng tăng lương mà không giảm lạm phát thì vô nghĩa.
Nhiều đại biểu Quốc Hội cho rằng, không thể trì hoãn thêm việc tăng lương hết năm nay qua năm khác. Nếu không làm cho người lao động có đời sống bảo đảm để tái sản xuất sức lao động thì không thể thành công. Nhưng nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm lại nghĩ khác.
Thưa ông vì sao nợ công có xu hướng tăng nhanh?
Nợ công là khoản tiền chúng ta vay nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp và các khoản bội chi ngân sách để trang trải tất cả các khoản bao gồm mua sắm, xây dựng…và sau này ngân sách sẽ phải trả các khoản đó.
Sở dĩ nợ công đang có xu hướng tăng nhanh là do: Thứ nhất, chúng ta vay dàn trải cho xây dựng cơ bản. Thứ hai, do nhu cầu phát triển chúng ta cũng phải vay nợ nhiều để đầu tư, xây dựng cầu cảng, hệ thống hạ tầng giao thông…
Thứ ba, việc mua sắm trang thiết bị cho các cơ quan công sở từ địa phương tới trung ương cũng ngốn một khoản tiền không hề nhỏ. Cuối cùng, nạn tham nhũng, việc quản lý các khoản tiền vay nước ngoài chưa chặt chẽ cũng dẫn tới sự dàn trải, khấu hao, lãng phí, thậm chí thâm hụt ngân sách khá nhiều.
Bên cạnh đó, việc các đoàn đi công tác nước ngoài nhiều, quy hoạch treo, nợ thuế… cũng là những nguyên nhân khiến nợ công tăng nhanh bởi tiền đó cũng chi từ ngân sách ra. Nói cách khác, chi nhiều, hiệu quả kém chính là nguyên nhân đẩy nợ công tăng cao.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm. Ảnh: Tiền Phong
Muốn giảm nợ công phải xử lý tận gốc những tồn tại, khuyết điểm, yếu kém trên. Cụ thể, chúng ta phải đầu tư có chọn lọc, tập trung. Cũng cần chống bệnh “sỹ”, bệnh thành tích, tránh hiện tượng cứ vay bừa phứa vào để mua sắm máy móc, thiết bị, xe cộ, xây dựng trụ sở mới… Ngoài ra cũng cần kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, tránh lãng phí làm thâm hụt ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo của Chính phủ, do dự trữ ngân sách nước ta hiện rất thấp nên không có nguồn để chi cho việc điều chỉnh tăng lương năm 2015. Thế nhưng, nhiều đại biểu Quốc Hội cho rằng, không thể trì hoãn thêm việc tăng lương hết năm nay qua năm khác. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
Đúng là phải tăng lương cho người lao động do sức ép của lạm phát đang gây ảnh hưởng nặng nề tới đời sống của họ. Khi lạm phát không ngừng leo thang, thu nhập của họ ngày một giảm xuống, đời sống của người lao động không được đảm bảo thì đòi hỏi tăng lương là hợp lý.
Trong bối cảnh dự trữ ngân sách rất thấp như hiện nay, chúng ta không có điều kiện để đồng loạt tăng lương cho người lao động thì phải nghĩ ra cách giảm lạm phát. Nếu chỉ tính đến chuyện tăng lương mà không lo giảm lạm phát thì dù có tăng cao đến mấy đời sống của họ cũng càng tụt xuống. Nói cách khác, tăng lương sẽ trở nên vô nghĩa.
Vậy theo ông giải pháp hay để cải thiện đời sống của người lao động trong thời gian tới là gì?
Nếu không thể tăng lương cho mọi đối tượng thì trước tiên nhà nước phải chọn ra những thành phần khó khăn nhất như những người về hưu có lương thấp, những công nhân ở khu vực thực sự khó khăn, bức bách… để tăng lương cho họ trước.
Cùng với tăng lương phải kéo lạm phát xuống người dân mới được hưởng lợi, sức mua mới tăng lên chứ tăng lương mà không đuổi kịp tăng giá thì còn khổ hơn.
Video đang HOT
Tăng lương mà không giảm lạm phát thì vô nghĩa.
Với công chức, có đại biểu Quốc hội đề xuất chúng ta phải giảm biên chế, không thể hoãn tăng lương thì đời sống của họ mới đảm bảo, sức lao động mới được tái tạo. Nhưng đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, đoàn Bình Dương lại cho rằng hiện nay, bao nhiêu cán bộ công chức không làm được việc vẫn chưa xác định được. Theo ông cần giảm bao nhiêu % biên chế và làm thế nào để xác định được các đối tượng cần phải giảm?
Tôi nghĩ phải giảm từ 30 – 50% biên chế mới hợp lý. Họ là những đối tượng “thừa thãi”, không làm được việc hoặc năng suất lao động quá kém. Ít nhất cũng phải giảm 1/3 tổng số công chức hiện có.
Làm gì có chuyện chúng ta chịu bó tay khi xác định công chức không làm được việc?! Có rất nhiều cách chẳng hạn chúng ta tiêu chuẩn hóa các tiêu chí cụ thể với công chức. Phân loại công chức theo bậc 1, 2, 3… Căn cứ vào đó ta theo dõi, giám sát, ai không làm được việc là biết ngay và phải loại bỏ luôn chứ không thể để hòa cả làng mãi như thế được.
Thảo luận tại Quốc hội ngày 23/10, các đại biểu đề nghị giữ nguyên cách tính lương hưu. Theo ông có nên không?
Nếu cứ để cách tính như hiện nay tôi nghĩ không còn phù hợp. Khi tính lương hưu phải tính tới thời hạn nghỉ hưu, đồng thời phải thu gọn các bậc lương hưu lại. Lương hưu cũng phải sát với năng suất lao động của từng loại đối tượng lao động để tạo động lực cho người ta phấn đấu, phát huy, không nên theo chủ nghĩa cào bằng.
Với tình hình hiện nay, tôi nghĩ việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra quy định, người đóng bảo hiểm xã hội tối đa không quá 20 lần tiền lương cơ sở là chấp nhận được bởi nó sẽ tránh được sự chênh lệch bất hợp lý về lương hưu giữa các đối tượng khác nhau.
Ngoài ra, lao động hợp đồng 1 tháng cũng phải đóng bảo hiểm xã hội vì đó là quyền lợi chính đáng của người ta và doanh nghiệp sẽ không tận dụng được kẽ hở trong luật pháp như hiện nay để tước đi quyền lợi này của người lao động.
Xin cảm ơn ông!
Theo Khampha
Tăng lương bao nhiêu người Việt mới đủ sống?
"Tôi không hài lòng với mức lương tối thiểu 3,1 triệu mà Hội đồng Tiền lương Quốc gia thông qua".
Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa thông qua phương án tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2015. Theo đó, lương tối thiểu tại vùng 1 sẽ tăng 400.000 đồng so với 2014 lên 3,1 triệu đồng/tháng, các vùng khác, mức lương tăng từ 300.000 - 350.000 đồng.
Liên quan đến vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Đặng Quang Điều -Trưởng ban Kinh tế xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - người từng là Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, (Tổng Liên đoàn Lao động) đơn vị đã khảo sát về vấn đề tiền lương của người lao động.
Tăng lương lên 3,1 triệu vẫn chưa đủ sống
Thưa ông, Hội đồng tiền lương Quốc gia vừa nhất trí với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 300.000-400.000 đồng so với năm 2014. Ví dụ, đề xuất lương tối thiểu vùng 1 là 3,1 triệu đồng/người/tháng, trong khi mức cũ là 2,7 triệu đồng. Ông đánh giá thế nào về con số này?
Trước hết tôi không đồng tình và không hài lòng với mức lương tối thiểu mà Hội đồng Tiền lương Quốc gia thông qua. Mức lương này đưa ra thấp hơn so với mức thấp nhất mà Tổng Liên đoàn Lao động có thể chấp nhận được là 3%, tương đương với 100 nghìn đồng.
Ví dụ, vùng 1, chúng tôi đề xuất tăng từ 2,7 lên là 3,4 triệu. Như vậy, mức lương do Hội đồng Tiền lương Quốc gia đưa ra còn thấp hơn so với mức ban đầu Tổng Liên đoàn đề xuất 300.000 đồng.
Một điều nữa, tiền lương tối thiểu vẫn thấp hơn mức sống tối thiểu. Theo tính toán của Viện công nhân Công đoàn, mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng 70% mức sống tối thiểu của người lao động.
Hai nữa là tiền lương tối thiểu tăng chậm sẽ tác động đến nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội vì hiện nay quỹ bảo hiểm xã hội thu dựa trên nền lương tối thiểu. Nếu duy trì lương tối thiểu thấp như vậy sẽ tác động đến quỹ bảo hiểm xã hội. Theo tính toán, quỹ bảo hiểm xã hội chỉ còn đủ để chi đến năm 2030.
Lợi ích của tăng lương tối thiểu đối với người lao động như thế nào? Theo ông tăng lương baonhiêu nữa mới phù hợp với mức sống hiện nay của người lao động?
Trước hết phải đưa ra lộ trình tăng lương. Lộ trình từ nay đến năm 2017 vẫn còn thiếu khoảng 30% lương tối thiểu. Để bù đắp được 80% mức sống của người lao động phải tăng lên 3,4 triệu chứ không phải 3,1 triệu.
Nhà nước đưa ra lộ trình tăng lương tối thiểu đủ mức sống tối thiểu và đã đề ra nhiều mốc thời gian để phấn đấu. Tuy nhiên liên tục các mốc thời gian đã bị lùi, đến giờ không thể lùi được nữa vì Luật lao động đã quy định, phải sớm tăng lương tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu.
Cần thống nhất quan điểm chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển chứ nếu ta nghĩ chi cho tăng lương là giảm lợi nhuận là không đúng.
Nếu doanh nghiệp tăng lương phù hợp với công sức mà người lao động bỏ ra uy tín sẽ cao hơn, doanh nghiệp sẽ phát triển hơn. Nếu doanh nghiệp so kè với người lao động, trả lương rẻ mạt họ chỉ làm tạm bợ.
Tiến sĩ Đặng Quang Điều, Trưởng ban Kinh tế xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tiền lương trả đủ cống hiến với người lao động thì doanh nghiệp sẽ được họ gắn bó hơn. Người lao động khỏe thì doanh nghiệp khỏe. Sức khỏe của năng suất lao động tốt, sức khỏe của doanh nghiệp tốt.
Doanh nghiệp đừng ngại tăng lương cho người lao động mà ngược lại dùng nó là đòn bẩy để kích thích cho năng suất lao động tăng lên, doanh nghiệp sẽ phát triển.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động, mức lương tối thiểu 3,1 triệu chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu. Ông có thể lý giải rõ hơn về điều này?
Theo điều tra khảo sát của Viện công nhân Công đoàn, mức sống của người lao động hiện nay vào khoảng 3,6 triệu đồng/người/tháng. Chúng tôi đã khảo sát mức sống tối thiểu này từ khoảng 60 doanh nghiệp khác nhau.
Hiện Tổng Liên đoàn Lao động Tiền lương Quốc gia thống nhất 3,1 triệu rõ ràng mới đáp ứng được 75% mức sống tối thiểu. Như vậy còn thiếu 25 % tiền lương tối thiểu nữa mới bù được mức sống tối thiểu.
Tiêu chí xác định mức sống tối thiểu là gì, thưa ông?
Hiện nay chưa có tiêu chí thống nhất để xác định mức sống tối thiểu. Do đó, các cơ quan vẫn đưa ra mức sống tối thiểu tương đối khác nhau nên dẫn đến cách tính tiền lương tối thiểu khác nhau. Có cơ quan dựa vào 45 mặt hàng hóa, có cơ quan dựa vào khảo sát...
Chúng tôi rất muốn Nhà nước thống nhất cách tính và giao cho cơ quan nào đó để tính mức sống tối thiểu. Theo tôi nên giao cho Tổng cục thống kê để tính mức sống tối thiểu của người lao động.
Là cơ quan đại diện của người lao động, Tổng Liên đoàn lao động áp dụng cách tính thế nào?
Hiện nay chúng tôi đưa ra mẫu khảo sát dựa trên lượng calo người lao động tiêu thụ hàng ngày. Hiện nay quy định chung của người Việt Nam tiêu thụ trong 1 ngày là 2.300 calo/ngày. Tương ứng, người lao động phải sử dụng bao nhiêu rau, thịt, nước để người lao động đủ sức làm công việc bình thường nhất. Chúng tôi tính như thế đã rất sát với cuộc sống hàng ngày của người lao động.
Doanh nghiệp đừng so kè với người lao động
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, tăng lương không phụ thuộc vào nghiên cứu của tổ chức nào đó mà phụ thuộc vào năng suất lao động. Vậy, đề xuất tăng lương lần này Tổng Liên đoàn lao động dựa vào đâu, thưa ông?
Tăng lương lần này có đưa ra công thức để tính cho việc tăng lương. Công thức này là mức tăng lương hàng năm bằng chỉ số CPI (giá tiêu dùng) cộng với năng suất lao động hàng năm. Hiện nay năng suất lao động hàng năm là 3% và cộng với số tiền lương còn thiếu hụt so với mức sống tối thiểu. Rõ ràng việc tính lương tối thiểu đã căn cứ 1 phần vào năng suất lao động.
Tăng lương nhưng người lao động vẫn không đủ sống.(Ảnh: Tất Định)
Thời điểm này có phù hợp để tăng lương tối thiểu hay không trong khi nhiều doanh nghiệp vẫn phàn nàn họ khó khăn và thua lỗ?
Theo tôi, bất cứ lúc nào doanh nghiệp cũng kêu, không doanh nghiệp nào nói có lãi. Tăng lương tối thiểu mỗi năm đã được tính toán và quy định. Mỗi năm đều được điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Thực tế số doanh nghiệp năm nay thành lập nhiều hơn năm trước. Số vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng cao hơn số vốn của doanh nghiệp cùng thời gian này năm trước.
Năm nay hàng tồn kho cũng giảm nhiều, thị trường bất động sản khởi sắc hơn. Đây là yếu tố rất thuận lợi để tăng lương chứ không phải khó khăn.
Ông có lo ngại đề tăng lương tối thiểu ở mức cao sẽ khiến doanh nghiệp cắt thưởng và các khoản phụ khấp khác của người lao động?
Tất cả tiền thưởng, phụ cấp khác doanh nghiệp đã được thỏa thuận với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cắt đi là vi phạm quy chế với người lao động.
Với phương án tăng lương tối thiểu là 3,1 triệu, nhiều người lo doanh nghiệp phải sa thải nhân viên. Vậy, ông có lo ngại tỷ lệ thất nghiệp tăng lên?
Các nhà kinh tế đã nghiên cứu, tăng lương không phải là nguyên nhân sa thải người lao động. Vậy, việc tăng lương không phải là lý do để sa thải nhân viên.
Là một nhà nghiên cứu, ông áp dụng kinh nghiệm của các nước trên thế giới?
Ở nước ngoài họ cũng có phương pháp tính tăng lương hàng năm. Tuy nhiên, ở nước ngoài tiền lương tối thiểu bằng mức sống tối thiểu rồi. Nhưng họ tính chỉ dựa vào chỉ số CPI cộng với năng suất lao động để điều chỉnh mức tăng lương hàng năm.
Tại Việt Nam, tiền lương tối thiểu không bằng mức sống tối thiểu nên tăng lương không thể áp dụng như nước ngoài mà phải cộng thêm thiếu hụt giữa tiền lương tối thiểu và mức sống tối thiểu.
Xin cảm ơn ông!
Theo Khampha
Đại biểu Quốc hội: Phải tăng cho người lương thấp! Bày tỏ cần tăng lương cho một số đối tượng nhất định, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng: trong bối cảnh giá cả đắt đỏ như hiện nay, đến nông thôn còn khó sống huống gì là các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM. Đề cập tới câu chuyện tăng lương trong trong năm 2015 theo lộ trình, ông Ngô Văn...