Tăng lương để… phòng chống tham nhũng?
Tăng lương cho những người có điều kiện tham nhũng (người có chức quyền) liệu có giải quyết được vấn nạn này không? Tăng lương rồi mà vẫn tham nhũng, thì làm gì nữa? Chả lẽ lại…tăng lương tiếp?
Ai tham nhũng? Người có chức quyền. Vì sao họ tham nhũng? Lương thấp, lương không thực chất.
Và vì thế phải tăng lương cho họ. Tăng thu nhập cho họ ở mức khá. Để phòng chống tham nhũng.
Về hình thức, tư duy này có vẻ hợp logic: Quan chức thu nhập thấp, dễ tham nhũng. Lương bổng khá hơn, sẽ bớt tham nhũng đi. Nhưng thực chất có phải vậy không?
Người viết bài, nhớ tới ngành giáo dục. Một dạo cũng lý luận na ná kiểu này. Tăng thu nhập cho giáo viên, để tăng chất lượng. Nhưng thu nhập tăng đủ kiểu, mà chất lượng giáo dục, giờ thế nào, ai cũng có thể trả lời!
Chủ đề lương cho viên chức, công chức đã được hơn một lần cải tiến, cải cách. Mục đích đều nhằm làm sao để những người làm công ăn lương sống được, sống tốt, ít nhất nuôi được bản thân và một đứa con.
Không chỉ dừng ở đó mà lương còn để đánh giá trình độ năng lực, để người được hưởng lương tận tụy với công việc được giao, để thực thi đúng pháp luật, để thực sự là người phục vụ nhân dân…
Tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Phòng chống tham nhũng, chắc thấy nổi lên vấn đề chống tham nhũng chưa có hiệu quả, nên giải pháp sẽ là tăng lương cho người có chức quyền.
Nhìn vào bảng lương mà Chính phủ trả cho “người làm thuê” cho nhân dân (viên chức, công chức) thì thấy lương cho người có chức quyền không thấp (so với mặt bằng chung của xã hội).
Chưa kể, lương và thu nhập là hai khái niệm khác nhau. Thế nhưng tham nhũng vẫn cứ càng lúc càng tăng. Tham nhũng đã thành “quốc nạn”. Tham nhũng đã được gọi là giặc.
Video đang HOT
Vậy thì tăng lương cho những người có điều kiện tham nhũng (người có chức quyền) liệu có giải quyết được vấn nạn này không? Tăng lương rồi mà vẫn tham nhũng, thì làm gì nữa? Chả lẽ lại…tăng lương tiếp?
Tăng lương có chống được tham nhũng? Ảnh minh họa
Trị chứng, không trị căn nguyên
Rõ ràng, giải pháp này (tăng lương), phác đồ điều trị chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng. Không thể chữa khỏi bệnh. Bệnh tham nhũng nằm ở những nguyên nhân khác.
Tham nhũng vốn là thuộc tính con người. Cơ chế quản lý vận hành càng có nhiều sơ hở, khiếm khuyết, tham nhũng càng có cơ “chui sâu, leo cao”.
Vậy thì phải làm sao? Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng từ nhiều quốc gia phát triển, từ nhiều quốc gia láng giềng cũng đã cho ta nhiều giải pháp tốt. Vấn đề là chúng ta có làm không, có dám làm đến nơi đến chốn không. Hay chỉ “đánh trống bỏ dùi”, chỉ “đánh rắn giữa khúc”…
Đây là một cuộc chiến không kém cam go. Chẳng thế chúng ta đã dùng chữ “giặc nội xâm”. Tham nhũng hiện nay tràn lan, khắp mọi nơi. Đâu phải chỉ là người có chức quyền nắm giữ trọng trách, mới tham nhũng, mà một nhân viên bảo vệ, một nhân viên cảnh sát…vẫn có thể tham nhũng.
Vậy thì giải quyết ra sao?
Người viết bài thiển nghĩ, nếu ngay tháng sau, Chính phủ tăng lương khởi điểm cho y tá 5 triệu đồng/ tháng, cho nhân viên cảnh sát giao thông, cảnh sát phường 10 triệu đồng/ tháng, và tất cả đều tăng, thì tham nhũng vẫn cứ là bài ca với điệp khúc “cho ta trèo hái mỗi ngày”
Giải pháp của mọi giải pháp là công khai minh bạch, phải cho dân biết, dân bàn…phải dân chủ.
Phòng chống tham nhũng cần những giải pháp khác. Mà trước hết rất cần một biện pháp mạnh đối với những người nắm trọng trách, có nguy cơ tham nhũng hơn nhiều người khác.
Quan trọng hơn phải làm sao có cơ chế kiểm soát tốt những người có chức quyền, hạn chế quyền lực lâu nay khá vô biên của họ.
Đừng để tồn tại hiện tượng phổ biến là cấp dưới luôn luôn phải chấp hành cấp trên, ngay cả khi nhận thấy cấp trên sai, để bao chuyện đau lòng như đi tù thay, hoặc cùng đi tù với họ.
Cuối cùng, để làm tốt mọi việc trong đó có phòng chống tham nhũng, để một Việt Nam phát triển tốt sau 2020 thì giải pháp của mọi giải pháp là công khai minh bạch, phải cho dân biết, dân bàn…, phải dân chủ.
Vì thế, tăng lương cho người có chức quyền không phải là biện pháp căn bản giải quyết nạn tham nhũng. Mà thậm chí có khi lại tạo ra bất công mới, ở góc độ lao động và đãi ngộ.
Theo Dantri
Mở tương lai cho người nghèo
Ngày 6.5, Hội nghị Thường niên ADB lần 44 tổ chức tại Hà Nội đã khép lại với việc mở ra những con đường mới để phát triển tương lai cho người nghèo trong khu vực châu Á.
Việt Nam dễ mắc bẫy thu nhập trung bình
Ông Naoyuki Shinohara - Phó Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng, VN đang hội tụ nhiều bất lợi và dễ mắc vào bẫy thu nhập trung bình. Nhận định này cũng được những đồng nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) tán thành.
Người nghèo có thể đối phó tốt hơn với những hoàn cảnh khó khăn bất ngờ trong cuộc sống nhờ bảo hiểm vi mô. (Ảnh minh họa).
Lý giải cho nhận định này, ông Shinohara cho rằng, tăng trưởng VN hiện đang dựa chủ yếu vào nguồn vốn FDI, ODA, tài nguyên thiên nhiên, các dự án lớn, trong khi nguồn lực thực sự cho tăng trưởng phải là giá trị do người dân và doanh nghiệp nội địa tạo ra.
Tuy nhiên, đại diện IMF cũng nhấn mạnh, VN sẽ thoát khỏi bẫy này, nếu Chính phủ có những chính sách kịp thời và phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn yếu kém hiện nay...
Chỉ ra các "căn bệnh" trong việc hoạch định chính sách hiện nay của VN, các chuyên gia quốc tế cho rằng, VN đang gặp phải 3 vấn đề lớn gồm: Thiếu cấu trúc chính sách chặt chẽ, ví dụ như đặt ra quá nhiều ưu tiên, chưa có quy hoạch ngành; Phối hợp giữa các bộ kém như việc ngân sách, nhân lực, khung pháp lý... cần thiết cho việc thực hiện không được cung cấp đầy đủ; Thiếu sự tham gia của các bên liên quan, doanh nghiệp không hưởng ứng việc thực hiện.
Đưa ra lời khuyên giúp VN tránh bẫy thu nhập trung bình, ông Rajat Nag - Tổng Giám đốc Điều hành ADB cho rằng, VN cần triển khai ngay việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bằng những chương trình và giải pháp cụ thể. Trong đó, VN nên tập trung vào giải quyết các vấn đề bất bình đẳng trong xã hội để mọi người dân VN đều được thụ hưởng những thành quả của tăng trưởng kinh tế mang lại.
Ông Nag cũng cho rằng, các nhà lãnh đạo của mỗi quốc gia, trong đó có VN, cần nâng cao năng lực quản trị điều hành đất nước. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, trong đó cần tập trung chống lại nạn tham nhũng, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng dịch vụ công trong xã hội...
Bảo hiểm vi mô cứu tương lai người nghèo
Phát biểu tại hội thảo có chủ đề "Bảo vệ các nước chưa phát triển- Con đường của khu vực tư nhân", các diễn giả đã bày tỏ quan điểm cho rằng, bảo hiểm vi mô mang lại một cơ hội quý báu cho các công ty bảo hiểm tư nhân, nhằm hỗ trợ một bộ phận lớn khách hàng vốn chưa được phục vụ tốt mà vẫn tạo ra lợi nhuận.
Rất nhiều người thuộc nhóm nghèo khổ nhất thế giới vẫn còn phải vật lộn với nghèo đói do bệnh tật đến bất ngờ, hoặc mất người thân, mất mùa, hoặc thiên tai... đã gây ra sự mất mát không lường được về thu nhập hoặc phải chi trả một khoản nợ lớn.
Hãy xem lại dòng vốn nước ngoài vào VN đang đi về đâu, nếu nó đi vào đầu tư sản xuất lâu dài thì điều đó hoàn toàn tốt. Nếu nó đi vào thị trường chứng khoán và biến động thất thường thì lại không tốt.
Ông Rajat Nag -Tổng Giám đốc Điều hành ADB
Bảo hiểm vi mô - loại bảo hiểm chi phí thấp dành cho người có thu nhập thấp - có thể giúp người nghèo đối phó với những hoàn cảnh khó khăn như vậy, cho phép họ lên kế hoạch cho một tương lai tươi đẹp hơn.
Hiện bảo hiểm vi mô vẫn chưa thể sẵn sàng cho phần lớn trên tổng số gần 2 tỷ người đang sống dưới ngưỡng 2USD/ngày ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể tiếp cận. Một phần nguyên nhân là do ở một số nơi, các quy định pháp lý và giám sát không hỗ trợ các sản phẩm bảo hiểm hướng tới người nghèo.
Chủ tịch ADB, ông Haruhiko Kuroda cho rằng: "Châu Á đang chuyển đổi từ giai đoạn phục hồi tăng trưởng sang tăng trưởng bền vững, vì vậy, khu vực này cần phải đảm bảo rằng sự tăng trưởng ngày càng đi vào chiều sâu và tạo ra lợi ích cho nhiều người dân của mình". Ông Haruhiko Kuroda kết luận, để có một mô hình tăng trưởng có hiệu quả đối với một khu vực thu nhập thấp, nguồn vốn phải dồi dào.
Theo Dân Việt
Giá bán điện bình quân năm 2011 là 1.242 đồng/kWh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 269/QĐ-TTg phê duyệt giá bán điện bình quân 1.242 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng từ 1/3/2011, tức là tăng 165 đồng/kWh so với giá bán điện bình quân năm 2010. Giá điện bình quân năm 2011 tăng 165 đồng/kWh Theo Website Chính phủ, tại biểu giá bán lẻ...