Tăng lương CBCCVC hệ số từ 2,34 trở xuống
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP của Chính phủ; điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc năm 2015 theo Nghị định số 09/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Ảnh minh họa
Thông tư quy định rõ nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP trong năm 2015 của các Bộ, cơ quan Trung ương.
Cụ thể, đối với các cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể, kinh phí thực hiện Nghị định 17/2015/NĐ-CP gồm 3 nguồn: 1- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (ngoài lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương) dự toán NSNN năm 2015 tăng so với dự toán NSNN năm 2014 của các cơ quan, đơn vị; 2- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2015; đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ; 3- Sử dụng các nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2014 trở về trước chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2015 (nếu có).
Thông tư cũng quy định về nguồn kinh phí thực hiện Nghị định số 17/2015/NĐ-CP và Nghị định số 09/2015/NĐ-CP năm 2015 của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Video đang HOT
Theo đó, sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2015 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện các Nghị định về tiền lương, phụ cấp từ năm 2014 trở về trước); đối với số thu dịch vụ sử dụng 40% chênh lệch thu, chi từ hoạt động dịch vụ. Riêng ngành y tế sử dụng tối thiểu 35% số thu để lại theo chế độ sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao, kinh phí chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật nếu đã kết cấu trong giá dịch vụ.
Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2015 đã được cấp có thẩm quyền giao (số tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2015 tăng so với dự toán năm 2014 sau khi đã tính cùng mặt bằng tiền lương, phụ cấp).
Ngoài ra, sử dụng 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) thực hiện năm 2014 so dự toán năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kể tăng thu tiền sử dụng đất) dự toán năm 2015 so với dự toán năm 2011 và nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2014 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2015 (nếu có).
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 4/5/2015.
Theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP, từ 1/1/2015, tăng thêm 8% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc. Còn theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP, người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống theo quy định được tăng thêm tiền lương bằng 8% mức lương hiện hưởng (gồm hệ số lương theo ngạch, bậc, chức vụ, chức danh hiện hưởng nhân mức lương cơ sở).
Theo_Báo Chính Phủ
Triển vọng lớn để phát triển du lịch Việt Nam
Nghị quyết của Chính phủ về phát triển du lịch ban hành năm 1992 đã đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế ngày càng quan trọng. Vì vậy, Nghị quyết số 92/NQ-CP về phát triển du lịch trong thời kỳ mới, vừa được Chính phủ ban hành, được kỳ vọng sẽ giúp ngành công nghiệp không khói "lột xác" lần thứ hai.
Hà Giang đón du khách đầu tiên trong năm 2015
Nhìn lại năm 2014, Việt Nam mất gần 1,5 triệu lượt khách quốc tế, không đạt mức 8 triệu khách quốc tế như mục tiêu đã đặt ra được ngành Du lịch cho là bởi các sự cố khách quan tác động tiêu cực. Điều này là đúng, nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các lý do khách quan; cũng không thể coi là điểm yếu chỉ của riêng ngành Du lịch.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn thì 5 năm gần đây, ngành Du lịch đã có những nỗ lực, tạo ra sự phát triển mang tính bứt phá nhưng chưa tương xứng với sự giàu có, phong phú về tài nguyên, danh lam thắng cảnh của đất nước. Có cả yếu tố chủ quan và khách quan bởi trong cấu thành đầu vào tạo nên sản phẩm du lịch, ngành Du lịch chỉ đáp ứng một nửa, phần còn lại do các ngành khác đảm bảo như giao thông, ngoại giao, môi trường...
Theo đánh giá của ngành Du lịch, từ năm 2006 đến nay, phần lớn du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam đều có ý "một đi không trở lại". Đây là hệ quả của nhiều vấn đề mà du lịch Việt Nam đang đối mặt như: Ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch; nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ; tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện trong khi chất cơ sở hạ tầng thấp, dịch vụ kém.
Tư duy làm du lịch còn hạn hẹp, du khách phàn nàn nhiều về tình trạng cả đến sân bay quốc tế, các khu du lịch năm sao (như khu bến tàu khách ở Tuần Châu, Hạ Long) cũng không được dọn vệ sinh thường xuyên, thậm chí nhiều nơi còn không có nước, không có giấy vệ sinh... mặc dù phí bến, bãi, tham quan ngày càng tăng cao.
Các địa phương làm du lịch thường chỉ chú trọng khai thác quá mức các thắng cảnh thiên nhiên, việc "xã hội hóa" các danh thắng đã dẫn đến tình trạng hầu hết các điểm tham quan thu phí khá đắt. Điển hình như Hội An, điểm du lịch yêu thích vừa qua cũng bị du khách quay lưng vì tuỳ tiện tăng giá vé.
Ngoài ra, còn có những yếu kém khác như đầu tư cho xúc tiến quảng bá cả về nguồn lực Nhà nước và xã hội hóa còn rất khiêm tốn. Phong cách làm du lịch chưa chuyên nghiệp, bị động trong việc dự báo, mở thị trường và đào tạo hướng dẫn viên...
Để khắc phục những yếu kém, Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới được ban hành ngày 8/12/2014 đã chỉ ra 5 nhiệm vụ trọng tâm: Nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch; Tăng cường hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển du lịch; Tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo an ninh, an toàn để thu hút khách và phát triển du lịch; Tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch. Nghị quyết cũng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể như cho phép Bộ VH-TT&du lịch chủ động phê duyệt, phân bổ nguồn ngân sách để thực hiện 2 chương trình trọng điểm: Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia và Chương trình Hành động quốc gia về du lịch...
Nghị quyết số 92 đang được đánh giá sẽ là "dấu mốc lịch sử". Song, du lịch mang tính liên ngành, liên vùng rất cao, do vậy để hiện thực hoá, rất cần sự phối hợp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay. Nếu các ngành và chính quyền địa phương các cấp không thực sự vào cuộc quyết liệt thì ngành Du lịch Việt Nam dù có rất nhiều lợi thế cũng khó có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Kim Ngân
Theo_Báo Chính Phủ
Dân vật vã tìm chỗ để xe, Hà Nội lại lờ chủ trương của Chính phủ? Hà Nội có hơn 50% tuyến phố có bề rộng một chiều đủ 2 làn xe cơ giới và một làn xe thô sơ, có thể bố trí điểm trông giữ xe theo Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực từ tháng 9/2013. Nhưng bây giờ Hà Nội mới triển khai và chỉ có 2/500 tuyến phố hiện có...