Tầng lớp trung lưu Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư học hành cho con

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do các biện pháp áp thuế mạnh tay của Mỹ, các gia đình trung lưu tại Trung Quốc đã cắt giảm các khoản chi tiêu khác để đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục của con cái họ với hi vọng chúng sẽ đỗ đại học hoặc ra nước ngoài du học.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư học hành cho con - Hình 1

(Ảnh minh họa: SCMP)

Chiều Chủ nhật, bà mẹ Amy Jiang đang vội vàng ăn bữa trưa chuẩn bị sẵn cùng con gái 7 tuổi bên ngoài lớp học của bé bên trong một tòa nhà xuống cấp ở Bắc Kinh. Họ đang trong giờ nghỉ giữa hai lớp học, mỗi lớp kéo dài 2 giờ, do một công ty gia sư tổ chức ngoài giờ lên lớp.

Giống hàng triệu gia đình trung lưu khác tại Trung Quốc, Jiang, một kỹ sư 35 tuổi, dành phần lớn thời gian trong những ngày nghỉ cuối tuần để tham gia các lớp gia sư cùng con gái.

“Tôi phải có mặt ở đây”, Jiang nói với Thời báo Hoa nam Buổi sáng (SCMP). “Một số chủ đề quá khó hiểu đối với trẻ em, như phép hoán vị, tích phân trong toán học và tiếng Hán cổ”.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ đang leo thang, sức mua của tầng lớp trung lưu như Jiang, ước tính từ 100-400 triệu người tại Trung Quốc theo các số liệu khác nhau – có thể góp phần vực dậy nền kinh tế vốn đang phát triển chậm lại. Tuy nhiên, các dấu hiệu mới cho thấy tầng lớp này đang gia tăng chi tiêu cho giáo dục của con cái và hạn chế các nhu cầu khác.

Đầu tư cho con cái

Theo SCMP, cho con cái học trước và học các môn sâu hơn là các cách mà các bậc phụ huynh thường làm để giúp con cái họ cạnh tranh được trong một môi trường giáo dục đầy thách thức tại Trung Quốc.

New Oriental và TAL Education Group tại Bắc Kinh, hai công ty giáo dục lớn nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán, đều báo cáo mức tăng trưởng 2 con số trong nửa đầu năm 2018. New Oriental cho biết số lượng sinh viên tham gia vào các khóa học chuẩn bị thi và nâng cao đã tăng 44,9% lên 2,06 triệu sinh viên trong quý I năm nay. Trong khi đó, TAL cho biết số lượng sinh viên học thêm đã tăng 88,7% so với một năm trước đó lên gần 2 triệu sinh viên so với cùng kỳ.

“Các phụ huynh Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp trung lưu, hiểu được rằng rất khó để đạt được thành công nếu trẻ em từ các gia đình bình thường không có bằng cấp từ một trường đại học tốt”, Hu Xingdou, một nhà kinh tế độc lập, nói. “Trong bối cảnh có những lo ngại và lo lắng, tầng lớp trung lưu hối thúc con cái học hành chăm chỉ hơn và cũng sẽ đầu tư từng đồng cho giáo dục”.

Trên thực tế, các bậc cha mẹ khắp thế giới cũng đang đầu tư để đảm bảo rằng con cái họ có sự khởi đầu tốt

hơn trong cuộc sống. Một báo cáo của HSBC được công bố hồi tháng 6 cho thấy một nửa trong tổng số 8.481 bậc phụ huynh được khảo sát tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đang chi tiền cho việc học của con cái họ, và gần 2/3 đang chi tiền cho các trường tư hoặc từng làm như vậy trong quá khứ.

Các bậc cha mẹ Trung Quốc hiểu rằng cuộc đua ngày càng quyết liệt tại đại lục. Con cái họ phải cạnh tranh với gần 10 triệu sinh viên khác tại kỳ thi đại học để được vào học tại một trong số 150 trường đại học của Trung Quốc. Cơ hội của các học sinh là chưa tới 6%.

Tuy nhiên, các quy định về việc phân chia trường không được công khai và lý do may mắn đã không giải thích được tại sao các trẻ em từ các gia đình có điều kiện luôn được học tại các trường tốt hơn. Kết quả là, các phụ huynh trung lưu phải đặt hi vọng vào một số ít trường vốn nhận các sinh viên có IQ cao hơn thông qua các bài kiểm tra toán, tiếng Anh và tiếng Trung đối với các chương trình đặc biệt.

Video đang HOT

“Ít nhất những cuộc thi này cũng minh bạch và tương đối công bằng. Tôi biết cơ hội để con bé vào một trường trung học danh tiếng là rất ít”, bà mẹ Jiang nói, trong khi con gái Jiejie đang ngồi mệt mỏi bên cạnh sau một buổi sáng học hành bận rộn. “Rồi sau này Jiejie cũng phải cạnh tranh với các sinh viên khác để vào đại học và tương lai của con bé sẽ chủ yếu được định đoạt bởi các điểm số. Vì thế, không bao giờ là quá muộn để chuẩn bị cho điều đó”.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư học hành cho con - Hình 2

Ước tính phi chí mà các gia đình tại một số nước chi tiêu cho giáo dục của con cái họ (Đồ họa: SCMP)

“Đừng gọi tôi là tầng lớp trung lưu”

Trung Quốc đã sửa đổi luật giáo dục bắt buộc vào năm 2006, cấm các kỳ thi đầu vào tại các trường tiểu học và trung học cơ sở để giảm gánh nặng cho học sinh. Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013, ông đã nhấn mạnh tới việc cần thiết phải có sự công bằng trong hệ thống giáo dục bắt buộc miễn học phí 9 năm, đồng thời nhấn mạnh việc phân bổ các nguồn lực cân bằng hơn cho giáo dục. Theo chương trình đó, các học sinh được ưu tiên học các trường gần nhà.

Jiang tới từ một vùng hẻo lánh ở tỉnh Thiểm Tây nhưng tốt nghiệp tại một trường đại học hàng đầu ở Bắc Kinh. Thu nhập hàng năm của cô là 100.000 nhân dân tệ (tương đương 14.500 USD), gấp đôi thu nhập bình quân của lao động trong thành phố. Điều đó khiến cô được xếp vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, với mức lương hàng năm từ 3.650-36.500 USD (theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB).

Jiang nói thành công của cô một phần là do giáo dục. Jiang giờ đây chi 12.000 nhân dân tệ mỗi năm cho các lớp học Toán của con gái, 12.000 nhân dân tệ khác cho lớp học Văn và 25.000 nhân dân tệ cho môn tiếng Anh. Ngoài ra, cô cũng chi khoảng 50.000 nhân dân tệ cho các lớp học đàn và múa của con gái, và 20.000 nhân dân tệ cho một chuyến ra nước ngoài để giúp cô bé có “một số trải nghiệm quốc tế”.

Chi phí giáo dục chiếm khoảng 30% tổng thu nhập của cả gia đình, Jiang nói.

“Đừng gọi tôi là tầng lớp trung lưu. Tôi và chồng chưa bao giờ mua món quần áo nào cao hơn 100 nhân dân tệ kể từ khi có con”, Jiang nói. “Chúng tôi đang tiết kiệm từng đồng cho con gái, vì giáo dục là cách duy nhất tại Trung Quốc để những người bình thường như tôi có một cuộc sống ổn định trong tương lai”.

Một cuộc khảo sát đối với gần 52.000 bậc cha mẹ trên khắp Trung Quốc, hầu hết họ là tầng lớp trung lưu, được trang web Sina.com tiến hành vào tháng 11 năm ngoái, cho thấy chi tiêu cho giáo dục chiếm trung bình gần 20% tổng thu nhập của các hộ gia đình.

Khoảng 90% các em nhỏ chưa tới trường và 81% các học sinh trong độ tuổi từ 6-18 học các khóa gia sư. Các gia đình có con học mẫu giáo chi trung bình 26% cho giáo dục, trong khi các gia đình có con từ lớp 1-12 chi trung bình 20% cho giáo dục. Trong số những người được hỏi, 61% nói họ có kế hoạch đưa con ra nước ngoài du học.

Kể từ năm 2013, người dân Trung Quốc chi cho giáo dục, văn hóa, giải trí, sức khỏe và chăm sóc y tế tăng mạnh, trong khi chi tiêu cho lương thực, thuốc lá, rượu và quần áo đã giảm, theo các số liệu chính thức.

“Nhiều gia đình sẵn sàng chi nhiều tiền cho giáo dục và các dịch vụ liên quan như du lịch và giải trí”, Li Chao, một nhà phân tích tại Huatai Securities, cho hay. “Khi mọi người lấy giáo dục làm ưu tiên cao nhất và gia tăng chi tiêu cho giáo dục, họ sẽ giảm các chi phí khác”.

Các trường tư nở rộ

Emma Li đã xóa hai quảng cáo thương mại khỏi điện thoại di động gần đây. Li, cựu nhân viên của một ngân hàng đầu tư của Mỹ tại Bắc Kinh, trước đây thường mua các bộ quần áo thời thượng, giầy và mỹ phẩm, nhưng đó là trước khi con trai cô bắt đầu đi học tại một trường tiểu học tư hồi tháng này. Học phí là vào khoảng 300.000 nhân dân tệ một năm, không tính các khóa học tự chọn.

“Không có trường tiểu học công nào trong bán kính 5km tính từ nhà của tôi”, Li, người hiện đang sống trong một dự án nhà ở ngoại ô Bắc Kinh với số dân 150.000 người, cho biết. “Bên cạnh đó, tôi muốn con trai có các trải nghiệm quốc tế trước khi đi du học nước ngoài, điều vốn không phải là lợi thế tại các trường công”.

Các gia đình trung lưu có chung suy nghĩ với Li đã đua nhau gửi con tới một trong khoảng 125 trường tư thục ở Bắc Kinh, hoặc 200 trường ở Thượng Hải. Các trường tư thục đã nở rộ tại Trung Quốc trong những năm gần đây.

Trong khi đó, Trung Quốc đã tuyên bố cấm các sách giáo khoa đại học vốn ca ngợi các giá trị của phương Tây và giảm nhẹ tầm quan trọng của việc học tiếng Anh tại các trường tiểu học và trung học cơ sở. Vào năm 2015, Bộ trưởng Giáo dục Trung Quốc khi đó là Viên Quý Nhân cho biết: “Không cho phép các sách giáo khoa ca ngợi các giá trị của phương Tây xuất hiện trong các lớp học của chúng ta”.

Đối với Li, đó là một bước lùi. “Làm sao có thể cạnh tranh với tầng lớp tinh hoa của thế giới nếu bạn không hiểu các giá trị của họ?”, Li nói, giải thích tại sao cô chọn một trường tư cho con trai, vốn có các lớp học dạy bằng tiếng Anh và do các giáo viên nước ngoài đảm nhiệm.

“Nhưng học phí cao hơn thu nhập hiện tại của gia đình chúng tôi. Tôi đang tìm kiếm một công việc khác trong nhiều tháng qua nhưng vẫn chưa may mắn. Tất cả những gì tôi có thể làm là tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm”, Li nói.

An Bình

Theo Dantri/ SCPM

Công nhận văn bằng: Chặt quá thành phiền phức

Sau một số lùm xùm về bằng cấp do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp của cán bộ quản lý nhà nước, việc công nhận văn bằng trong nước càng được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, vì quá lo lắng 'lọt lưới' các trường hợp bằng dởm mà nhiều người học nghiêm túc ở trường xịn cũng bị vạ lây.

Công nhận văn bằng: Chặt quá thành phiền phức - Hình 1

Quy trình xử lý công nhận văn bằng đơn giản, nhưng thực tế quá rườm rà - ĐỒ HỌA: HỒNG SƠN - ẢNH: SHUTTERSTOCK

Chờ 2 năm không được hồi âm

Hoàng Lê Trường là một nhà toán học trẻ được đánh giá "có triển vọng" của Viện Toán học VN, hiện đang nghiên cứu ở Đức theo diện học bổng Humboldt (một học bổng uy tín dành cho các nhà toán học). Cách đây 2 năm, sau khi nhận bằng tiến sĩ do Trường ĐH Meiji (Nhật Bản) cấp, anh Trường đã làm thủ tục nộp hồ sơ công nhận văn bằng ở Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, đến nay văn bằng của anh Trường vẫn chưa được công nhận. Anh Trường cho biết: "Tôi đã đến (Cục Quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT - PV) 2 lần, mỗi lần được hẹn tầm 6 tháng. Và tôi chán quá không đến lần thứ ba. Mọi giấy tờ của tôi đều đủ. Nhưng theo họ, tổng thời gian tôi đi học là 9 tháng nên không thể trả lời, phải lãnh đạo Bộ GD-ĐT quyết định".

Hoàng Lê Trường cho biết anh đi theo chương trình học bổng RONPAKU của Hiệp hội Xúc tiến khoa học Nhật Bản (JSPS), dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ VN và JSPS. Chương trình JSPS là lấy bằng tiến sĩ của một trường đại học của Nhật mà không cần tham gia khóa học tiến sĩ. Ngoài ra chương trình này chỉ tài trợ một năm 3 tháng ở Nhật, 9 tháng ở VN và không quá 5 năm.

Nghiên cứu sinh của chương trình này có 2 người hướng dẫn, một ở VN và một ở Nhật. Chương trình học bổng RONPAKU thường được đảm bảo với chất lượng kết quả nghiên cứu và không phụ thuộc nhiều vào thời gian. Mỗi năm chương trình đều sẽ xét lại xem có đạt không thì gia hạn tiếp. "Trường hợp của tôi thì chỉ cần sang Nhật 3 lần với tổng thời gian 9 - 10 tháng cả thời gian bảo vệ là tôi đã đủ kết quả bảo vệ. Sở dĩ tôi chọn chương trình này vì phần thời gian còn lại tôi có thể làm việc ở Mỹ mỗi năm 4 - 5 tháng và có thời gian đi hội nghị", Hoàng Lê Trường giải thích.

Hoàng Lê Trường nhận xét về cách thực hiện quy định về công nhận văn bằng hiện nay là nhận hồ sơ và nếu đúng theo quy định thì cho công nhận. Cái gì nằm ngoài quy định thì họ không làm gì, kể cả công nhận rồi thì cũng có thêm một câu là "người cung cấp hồ sơ cam kết mọi thứ là đúng".

Chặt quá mức cần thiết

Liên quan tới câu chuyện công nhận văn bằng, nhiều nhà khoa học trẻ cho biết, nghĩ tới "đoạn trường" công nhận văn bằng mà họ ngại, nên chưa bị thúc ép thì cứ tạm "câu giờ" đến chừng nào có thể.

H.H, một cán bộ nghiên cứu ở một trường tư, người có bằng tiến sĩ về quản trị giáo dục ở một trường ĐH lớn của Đài Loan, nói: "Tôi đã tìm hiểu các quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT và mường tượng mình sẽ phải đối mặt với một số vấn đề, trong đó rắc rối lớn nhất đối với tôi là yêu cầu kiểm tra hộ chiếu để xem có xuất nhập cảnh trong mấy năm đi học. Bao nhiêu năm nay, Đài Loan có chính sách cởi mở với những người có thẻ cư trú dài hạn, nên khi xuất nhập cảnh tôi không phải gặp vị hải quan nào. Các thủ tục đều được điện tử hóa hết. Tôi còn không có cả visa giấy, mà chỉ có visa điện tử. Cái này thì giải trình thế nào? Vì thế tôi chưa làm vội, mà đợi bao giờ có quy định mới thông thoáng hơn".

Ngoài ra còn một số yêu cầu khác khiến nhà khoa học trẻ này không muốn tiêu tốn thời gian và tiền bạc (lệ phí gần 1 triệu đồng) cho thủ tục công nhận văn bằng. Chẳng hạn như việc anh đã chuyển ngành nghiên cứu, tuy cũng đã có một số giấy tờ minh chứng nhưng anh không dám chắc Bộ GD-ĐT sẽ đồng ý. Thứ hai là tên của anh trên văn bằng, vừa có cả tên tiếng Trung và tên tiếng Việt. Cái này trong văn bằng của các trường ở nước ngoài là bình thường, nhưng ở ta lại không quen, nên nhiều khả năng anh sẽ bị "vặn vẹo".

Theo bình luận của nhiều nhà khoa học, việc công nhận văn bằng mấy năm nay ngày càng minh bạch hóa, không bị mang tiếng sách nhiễu hay tiêu cực nhưng lại nguyên tắc quá, hóa thành cứng nhắc, đặc biệt là sau khi các vụ bằng cấp dởm của một số vị quan chức bị phanh phui. Dường như Bộ GD-ĐT quá quan tâm việc ngăn chặn lọt lưới các trường hợp bằng cấp dởm, hoặc bằng cấp được cấp bởi các chương trình đào tạo chưa được kiểm định, không đảm bảo chất lượng, nên vô hình chung đã gây phiền phức với một số trường hợp học thật ở trường "xịn".

Ý KIẾN

Cần có cách làm khoa học hơn

Trong bối cảnh văn bằng ĐH "thượng vàng hạ cám" như hiện nay, việc đưa ra những yêu cầu chặt chẽ trong quy trình và thủ tục công nhận văn bằng là điều nên làm, tuy nhiên Bộ GD-ĐT cần tìm giải pháp khoa học hơn, hoặc giải pháp có tính hỗ trợ các cơ quan sử dụng lao động. Chẳng hạn, Bộ GD-ĐT cần lập một danh sách các chương trình, các trường ĐH không cần công nhận văn bằng nữa (danh sách này không nhất thiết đầy đủ ngay từ đầu mà là bổ sung hằng quý, hằng năm). Căn cứ vào đó, người nào có bằng nằm ngoài danh sách này mới phải đi công nhận.

PGS Trần Văn Tớp (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội)

Còn rườm rà

Yêu cầu photo hộ chiếu để chứng minh người đi học có đi học thật là chính đáng nhưng lại rườm rà vì có những người làm tiến sĩ ở nước ngoài 7 - 8 năm mới xong thì họ phải đổi 2 - 3 cuốn hộ chiếu là thường. Chúng ta có thể đơn giản hóa thủ tục bằng cách chỉ cần có giấy chấp nhận việc nhập học ở bên kia, có visa, cộng với quyết định tiếp nhận, với bằng là đủ.

T iến sĩ Đồng Xuân Đảm (Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế Trường ĐH Kinh tế quốc dân )

Theo thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời
11:52:54 03/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Không mặc áo phao để tắm nắng và chụp ảnh cho đẹp, hai cô gái chết thảm
20:57:48 03/11/2024
Những người Ukraine thấp thỏm trước viễn cảnh ông Trump thắng cử
20:52:29 03/11/2024
Quân đội Trung Quốc mô phỏng tình huống chiến đấu cơ tàng hình xuất kích từ Nhật
20:15:55 03/11/2024
7 bang chiến trường có thể xoay chuyển cục diện bầu cử Mỹ
21:16:17 03/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại
10:04:25 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"
09:18:30 05/11/2024

Tin mới nhất

Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử

10:42:38 05/11/2024
Cơ hội chiến thắng của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng với Phó Tổng thống Kamala Harris hiện là 58%, theo nền tảng đặt cược trực tuyến Polymarket.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẽ 'quét sạch' lực lượng Ukraine ở Kursk

10:07:35 05/11/2024
Vùng Kursk sẽ sớm sạch bóng binh lính Ukraine. Khi chúng ta giành lại được lãnh thổ từ tay đối thủ, sẽ có rất nhiều việc cho các tình nguyện viên , ông Putin nói.

EU chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại cả với Mỹ và Trung Quốc

09:10:44 05/11/2024
Đến ngày 4/11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với xe điện do nước này sản xuất.

Israel đang ở 'ngã ba đường' khi các hoạt động ở Gaza và Liban đạt đến giới hạn

09:09:27 05/11/2024
Các mặt trận đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều tháng, các nhà trung gian Mỹ, Ai Cập và Qatar đã ủng hộ lệnh ngừng bắn ở Gaza, hy vọng nó có thể thúc đẩy một nghị quyết tương tự ở Liban.

Bằng chứng mới cho thấy Israel đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống phòng không Iran

09:08:14 05/11/2024
Các quan chức cấp cao của Mỹ và Israel tiết lộ phần lớn hệ thống tên lửa S-300 của Iran - vốn có thể bắn hạ máy bay trong phạm vi 400km, hiện đã không còn hoạt động được.

Ngân hàng Thế giới đạt thỏa thuận tài chính mới với Ukraine

09:06:51 05/11/2024
Ông Shmyhal viết trên kênh Telegram: "Ukraine đã ký các thỏa thuận trị giá gần 600 triệu USD với WB như một phần của chương trình mới".

Tiết lộ về áp lực của Ukraine trên các mặt trận trong cuộc chiến với Nga

08:52:13 05/11/2024
Quân đội Hàn Quốc đang phân tích chi tiết về quỹ đạo bay và loại tên lửa, đồng thời tăng cường giám sát, cảnh giác và duy trì thế sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với Mỹ và Nhật Bản.

Ít nhất 25 người bị tử vong trong vụ lật thuyền ngoài khơi Comoros

08:48:10 05/11/2024
Mặc dù là tỉnh nghèo nhất của Pháp, Mayotte có cơ sở hạ tầng và phúc lợi của Pháp, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân Comoros sống trong cảnh nghèo đói.

Mexico cam kết tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Mỹ

08:45:29 05/11/2024
Tân Tổng thống Mexico cho biết hôm 15/10 vừa qua, hàng chục doanh nghiệp Mỹ đã cam kết khoản đầu tư 20 tỷ USD vào Mexico trong cuộc gặp tại thủ đô Mexico City giữa đại diện các hiệp hội kinh doanh hàng đầu của hai quốc gia khu vực Bắc M...

Bộ trưởng Xây dựng Serbia từ chức sau vụ sập mái ga tàu thảm khốc

08:43:25 05/11/2024
Sự việc đã gây phẫn nộ trong dư luận Serbia. Người dân xuống đường và lên mạng xã hội chỉ trích ông Vesic cùng các quan chức chính phủ về việc thiếu giám sát các dự án xây dựng và phát triển.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh chưa từng có

08:41:46 05/11/2024
Tại Arizona, nơi từng xảy ra bất ổn và các thuyết âm mưu về bầu cử năm 2020, cơ sở kiểm phiếu chính ở Quận Maricopa đã được biến thành pháo đài với hàng rào sắt, dây thép gai, vệ sĩ vũ trang và đội đặc nhiệm SWAT trên mái nhà.

Hạt duy nhất ở Mỹ chọn đúng ứng viên trở thành tổng thống trong 11 cuộc bầu cử liên tiếp

08:27:43 05/11/2024
Chưa có hạt nào trong số 3.243 hạt ở Mỹ đạt được thành tích tương tự Clallam. Trong một quốc gia có các hạt dao động, Clallam chính là "hạt tiên tri" chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tác dụng bất ngờ của chỉ 10 phút chạy bộ mỗi sáng

Sức khỏe

11:45:55 05/11/2024
Theo tiến sĩ Buckingham, tác dụng của việc tăng BDNF là tích lũy, nhưng bạn có thể cảm thấy minh mẫn và tỉnh táo hơn chỉ sau vài ngày chạy.

Say đắm mọi ánh nhìn chỉ với hai tông màu trắng đen

Thời trang

11:40:27 05/11/2024
Dù bao nhiêu mùa mốt, bao xu hướng đến rồi đi, trang phục mang hai tông màu trắng đen vẫn được yêu thích một cách bền bỉ, vững chãi.

Khán giả chi hàng chục triệu đồng cho concert "Anh trai" tại Hà Nội

Nhạc việt

11:16:04 05/11/2024
Sự kiện âm nhạc Anh trai say hi và Anh trai vượt ngàn chông gai tạo sức hút mạnh mẽ tại Hà Nội. Người hâm mộ sẵn sàng chi hàng chục triệu đồng để mua vé dù Ban tổ chức chưa chính thức mở bán.

Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của Triệu Lộ Tư gây sốc

Hậu trường phim

11:08:39 05/11/2024
Tại buổi ra mắt phim Châu Liêm Ngọc Mạc , Triệu Lộ Tư không chỉ gây chú ý với mái tóc tóc bob khiến cô trông chững chạc hơn hình bình thường mà còn để lộ vóc dáng mỏng dính.

Nhan sắc nữ diễn viên gây "ức chế" trong phim "Hoa sữa về trong gió"

Sao việt

11:03:32 05/11/2024
Ngoài đời, HUyền Sâm không chỉ xinh đẹp, thành công, cô còn có tổ ấm hạnh phúc bên ông xã hơn 10 tuổi, là lãnh đạo Nhà hát Kịch nói Quân đội.

Thứ 3 ngày 5/11/2024: Bạch Dương ưu tiên sự nghiệp, Bảo Bình nên tôn trọng người khác

Trắc nghiệm

10:29:31 05/11/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo đầy đủ nhất ngày 5/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 cung hoàng đạo.

Hà Nội: Người dân kể phút chạm mặt "quái xế", thoát chết trong gang tấc

Pháp luật

10:24:17 05/11/2024
Nhiều người dân sống ở khu vực quận Hoàn Kiếm cho biết, thường xuyên gặp cảnh đoàn đua xe ngông cuồng nẹt pô, lạng lách đánh võng giữa phố.

Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh

Góc tâm tình

10:20:57 05/11/2024
Đúng lúc cô hàng xóm cũng tỉnh lại quay sang nhìn tôi. Tôi bình tĩnh lại nhìn rõ tình trạng cả tôi và cô ấy đều không mặc gì.

Khách Việt thất vọng sau bữa ăn phải chờ 5 tiếng tại quán trứ danh Thái Lan

Ẩm thực

10:16:08 05/11/2024
Xếp hàng từ 10h tới hơn 15h mới tới lượt vào quán để ăn món trứng chiên cua nổi tiếng ở Bangkok, anh Hiếu thấy thất vọng vì không ngon như tưởng tượng. Cuối cùng anh chỉ ấn tượng món rau xào.

6 loại nước ép tăng cường đốt cháy chất béo giúp giảm cân nhanh hơn

Làm đẹp

10:14:43 05/11/2024
Thêm mật ong vào thức uống này, uống khi đói vào buổi sáng, để hỗ trợ chương trình giảm cân, duy trì mức năng lượng. Không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nước ép này còn mang lại cho bạn làn da sáng mịn.

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

Tin nổi bật

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.