Tầng lớp trung lưu có cứu được nền kinh tế Trung Quốc?
Theo CNBC, bất chấp tăng trưởng kinh tế giảm tốc và chiến tranh thương mại với Mỹ, giới đầu tư vẫn đặt niềm tin vào tầng lớp trung lưu đang phát triển tại Trung Quốc.
Theo CNBC, có những công ty đang cố tạo ra những nhân vật đáng nhớ như Chuột Mickey phiên bản Trung Quốc. Một số khác tung ra chiêu thức làm bít tết. Trong khi đó, vài người hiểu rằng các bậc phụ huynh Trung Quốc đang đặt mọi kỳ vọng vào con cái họ.
Đó là những nhà đầu tư đặt cược vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc. Một phân tích của McKinsey chỉ ra tầng lớp này có thể lên đến 550 triệu người trong 3 năm tới, gấp 1,5 lần toàn bộ dân số Mỹ hiện nay.
Hãng Pearl Studio tham vọng tạo ra những nhân vật hoạt hình nổi tiếng ngang với Chuột Mickey. Ảnh: Forbes.
Đầu tư vào thị trường phim lớn nhất thế giới
Các đại gia tiêu dùng Mỹ và hàng loạt công ty Trung Quốc đang hướng đến tầng lớp trung lưu lớn nhất thế giới.
Đối với Pearl Studio, hãng phim có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc sắp nổi lên là thị trường phim lớn nhất thế giới và những bộ phim hoạt hình về Trung Quốc đã “đến thời”.
Công ty nổi lên vào năm ngoái từ một liên doanh giữa DreamWorks Animation và CMC Capital Partners. Bộ phim gốc đầu tiên của hãng, Abominable, lấy bối cảnh Trung Quốc thời hiện đại và được công chiếu tại Mỹ vào ngày 27/9.
Tác phẩm ra rạp Trung Quốc vào ngày 1/10, bắt đầu tuần lễ kỷ niệm quốc khánh của nước này.
“Chúng tôi tin rằng Trung Quốc hiện là quốc gia sẽ mang đến cơ hội xây dựng một công ty giải trí đẳng cấp thế giới. Nước này sẽ có Chuột Mickey của riêng mình vì sự bùng nổ của toàn bộ ngành công nghiệp giải trí và tiêu dùng”, CEO Frank Zhu nói với CNBC hồi tháng trước.
Abominable được đồng sản xuất bởi DreamWorks và được Universal Pictures phát hành bên ngoài Trung Quốc. Chuyện phim theo chân những thanh thiếu niên giúp đỡ một người tuyết trở về nhà bằng cách du lịch khắp Trung Quốc.
Ngoài việc phát hành phim trong nước, kế hoạch kiếm tiền của Pearl còn bao gồm mối quan hệ với McDonald’s, Alibaba, chuỗi khách sạn Huazhu và nền tảng giáo dục trực tuyến Xueersi.
Trong cuộc trò chuyện với CNBC, ông Zhu tỏ ra hào hứng với dự án tiếp theo của Pearl, Over the Moon, bộ phim kể lại một huyền thoại Trung Quốc được đạo diễn Glen Keane, người đứng sau The Little Mermaid, cầm trịch.
Hãng phim cho thấy sự lạc quan bất chấp tăng trưởng chậm lại của phòng vé Trung Quốc, chưa kể đến áp lực chung đối với nền kinh tế và xung đột thương mại giữa Mỹ – Trung.
Nhưng những tuyên bố về chính sách của chính phủ Trung Quốc vào mùa hè này đã thúc đẩy tiêu dùng. Đối với nền kinh tế Trung Quốc hiện nay, người tiêu dùng tạo nên cơ hội quan trọng và là nguồn tăng trưởng.
“Tiêu dùng nói chung rất mạnh mẽ và bạn nghĩ điều gì đã thúc đẩy nó. Đó là những người tiêu dùng mới bước vào tầng lớp trung lưu. Và đó cũng là động lực tăng trưởng chính của thị trường Trung Quốc”, Daniel Zipser của McKinsey bình luận.
Kết hợp mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến
Video đang HOT
Gã khổng lồ bán lẻ Mỹ đã hoạt động tại Trung Quốc hơn 20 năm qua. Nhưng họ hiện đẩy mạnh đầu tư vào nền kinh tế này với kế hoạch xây dựng thêm ít nhất 14 cửa hàng thành viên Sam’s Club vào năm 2022. Trong khi đó, những cửa hàng hiện có đang được cải tạo.
Các cửa hàng được nâng cấp thêm các bếp làm bít tết với một đầu bếp chuyên nghiệp đứng hướng dẫn cách chế biến thịt bò bằng gia vị và chảo có bán tại cửa hàng.
Khách hàng được hướng dẫn cách chế biến thịt bò ngon nhất. Ảnh: Fortune.
Walmart chi tổng cộng 56 triệu USD trong 1 năm qua để nâng cấp các cửa hàng tại Trung Quốc, theo Daniel Shih, giám đốc của công ty ở Trung Quốc.
Ông tiết lộ Walmart có kế hoạch đầu tư 1,1 tỷ USD vào chuỗi cung ứng trong vòng 1 hoặc 2 thập kỷ nữa.
Hiện tại, Sam’s Club đang sử dụng hàng loạt kho để triển khai dịch vụ giao hàng một giờ cho hơn 2,6 triệu thành viên tại Trung Quốc. Hơn 290 cửa hàng Walmart cũng cung cấp dịch vụ giao hàng một giờ thông qua đối tác chiến lược Dada-JD.
Chìa khóa khác cho sự tăng trưởng của công ty là chất lượng sản phẩm, theo ông Shil. Tại Trung Quốc, các cửa hàng Sam’s Club bày bán hàng loạt thương hiệu nước ngoài cũng như sản phẩm nội địa được khách Trung Quốc tìm kiếm.
Ủng hộ sản phẩm “Made in China”
Mức độ ảnh hưởng của những thương hiệu địa phương cho thấy xu hướng ngày càng thành công tại Trung Quốc: Những thương hiệu “cây nhà lá vườn”.
Tuần trước, Nike báo cáo doanh số khả quan tại quốc gia này. Nhưng trên trang mua hàng Fenqile, công ty thương mại điện tử tiết lộ doanh số bán hàng của hãng giày sneaker Trung Quốc Huili vượt trội hơn hẳn Nike và Adidas.
Doanh số của các thương hiệu thời trang và làm đẹp Trung Quốc cũng tăng gấp 3 lần trong tháng 8.
Hãng đồ trang điểm Perfect Diary mới ra mắt hơn 2 năm trên nền tảng thương mại điện tử Tmall của Alibaba. Công ty này hướng đến đối tượng khách hàng dưới 24 tuổi với các chiến dịch quảng bá có sự góp mặt của những người nổi tiếng Trung Quốc.
Perfect Diary cho biết công ty đã trở thành thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên đạt doanh số hơn 14 triệu USD trong năm 2018 vào dịp 11/11. Công ty cũng cho biết đang lên kế hoạch tăng gấp 4 lần số cửa hàng lên 40 vào cuối năm nay, và 600 cửa hàng trong vòng 3 năm.
Các thương hiệu nội địa Trung Quốc đang tăng trưởng chóng mặt. Ảnh: Seventietwo.
Bên cạnh đó, Yum China, KFC tại Trung Quốc cho biết họ cũng đầu tư mạnh vào thị trường cà phê đang bùng nổ, và trở thành nhà bán lẻ lớn thứ hai với doanh số 90 triệu cốc.
Trang web phát triển video trực tuyến iQuiyi cũng tuyên bố đã trở thành nền tảng video trực tuyến đầu tiên thu hút hơn 100 triệu thuê bao trả tiền trong một quốc gia vào tháng 6.
Trong khi đó, chỉ có khoảng 60 triệu thành viên đăng ký với Netflix vào tháng 6 tại Mỹ.
Theo Zing.vn
Lễ quốc khánh bị giá thịt và thương chiến bủa vây của ông Tập Cận Bình
Trước kỷ niệm 70 năm quốc khánh, tâm trạng của người dân Trung Quốc không mấy vui vẻ vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt nhiều thách thức lớn.
Chủ cửa hàng ở Thâm Quyến. Người bán thịt lợn ở Nam Ninh. Công nhân nhà máy ở Đông Quản. Trên khắp vành đai công nghiệp phía nam Trung Quốc, tầng lớp lao động đang chịu áp lực - và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng vậy.
Cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ, các cuộc biểu tình ở Hong Kong, giá lương thực tăng vọt và tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong nhiều thập kỷ nằm trong nhiều vấn đề mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt khi chuẩn bị kỷ niệm 70 năm cầm quyền của đảng Cộng sản.
Cờ Trung Quốc được treo trên đại lộ ở Nam Ninh, Quảng Tây trước lễ kỷ niệm quốc khánh. Ảnh: Bloomberg.
Nhìn bề ngoài, mọi thứ có vẻ ổn: đường phố đã được dọn dẹp và an ninh tăng cường trước ngày lễ 1/10. Ngày hôm đó, ông Tập sẽ chủ trì cuộc diễu binh và có bài phát biểu ca ngợi sức mạnh của Trung Quốc.
Nhưng tâm trạng của người dân có vẻ ảm đạm hơn, đặc biệt là ở vùng phía nam Trung Quốc trải dài từ biên giới Việt Nam đến Châu thổ Châu Giang. Khu vực này bao gồm trung tâm sản xuất của Đông Quản, nơi đang chịu ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ.
Đó là Thâm Quyến - quê hương của Huawei Technologies Co. và ngay bên kia ranh giới từ các cuộc biểu tình ở Hong Kong - và cả Nam Ninh, nơi dịch bệnh trên lợn hoành hành gây thiệt hại cho những người chăn nuôi.
Khó khăn và bất mãn tăng cao
"Ông Tập đang phải đối mặt với vô số vấn đề khó khăn trong nước và quốc tế. Bất kỳ một trong những vấn đề này có thể trở thành cuộc khủng hoảng toàn diện và do đó, trong khi ông ấy duy trì quyền lực chặt chẽ, ông ấy không thể ăn mừng quá rầm rộ khi theo dõi cuộc diễu hành lớn", Dennis Wilder, cựu giám đốc cấp cao về châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia, người đang làm việc tại Đại học Georgetown, cho biết.
So với năm 1949, đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay đang ở vị thế mạnh hơn nhiều, điều hành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và ngày càng khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trên toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt những thách thức lớn nhất kể từ khi lên nắm quyền. Ảnh: AFP/Getty.
Tuy nhiên, người dân tại các thành phố miền Nam Trung Quốc đang lo ngại rất nhiều về chi phí sinh hoạt. Nhiều người nói về khó khăn tăng lên hàng ngày. Hiện tại, bất mãn lớn nhất của họ là giá thịt lợn tăng.
Tại chợ Weizilu ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, các biện pháp kiểm soát được đưa ra để chống lại sự tăng giá đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp thua lỗ khó duy trì hoạt động. Đây là một trong 10 nơi việc phân phối khẩn cấp được áp dụng vào đầu tháng 9, với giới hạn về số lượng bán ra và giá cả vẫn được duy trì.
"Những người bán hàng không thích chính sách này, nhưng nó rất tốt cho những người bình thường", một người bán hàng họ Huang cho biết. Cô ước tính mất 200 nhân dân tệ (28 USD) cho mỗi con lợn. Cô cho biết các nhà cung cấp đã được thông báo rằng các khoản trợ cấp đang đến nhưng vẫn chưa thấy đâu.
Sự bùng phát dịch tả lợn gây tổn hại nặng nề cho người tiêu dùng, đẩy giá thịt lợn - mặt hàng chủ lực trên bàn ăn Trung Quốc - tăng gần 50% trong tháng 8. Cú sốc này làm cho các thực phẩm khác trở nên đắt đỏ hơn và có thể sẽ kéo dài trong năm tới.
Ngay cả việc nhập khẩu tất cả thịt lợn được giao dịch trên toàn thế giới cũng không đủ bù đắp cho thiếu hụt 10 triệu tấn của Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hồ Xuân Hoa cho biết hồi đầu tháng này.
Khách hàng đi qua các quầy bán thịt lợn tại một khu chợ ở Nam Ninh. Ảnh: Bloomberg.
"Nếu giá thịt lợn tiếp tục tăng quá nhanh, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân thành thị và nông thôn, đặc biệt là người thu nhập thấp và ảnh hưởng đến bầu không khí vui vẻ khi kỷ niệm 70 năm thành lập nước Trung Hoa mới", ông Hồ nói.
Nhận thức được giá tăng phi mã có thể gây ra sự bất bình trong xã hội, các quan chức Trung Quốc đã tìm mọi cách để tăng nguồn cung: từ việc giải phóng dự trữ thịt lợn trong kỳ nghỉ lễ quốc gia sắp tới đến nhập khẩu "tinh trùng lợn giống" từ Bắc Âu để thúc đẩy chăn nuôi.
Nhiều quan chức cấp cao đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng thịt lợn tại quê nhà, thừa nhận rằng sự bao che của chính quyền địa phương làm mọi thứ tồi tệ hơn và đảm bảo với người dân rằng giá cả sẽ được kiểm soát.
Những đám mây phủ bóng 70 năm quốc khánh
Căng thẳng khiến các công dân Trung Quốc không muốn vào Hong Kong qua Thâm Quyến. Các đặc vụ đang rà soát chặt chẽ hơn du khách và lục soát các thiết bị cá nhân.
Các công dân như Li Zi, người điều hành một quầy hàng nhỏ bán phụ kiện điện thoại di động gần trạm kiểm soát hải quan, phản đối các cuộc biểu tình dù biết nhiều người ở Hong Kong ủng hộ.
Poster của Giải phóng Quân Nhân dân Trung Quốc gần biên giới La Hồ giữa Thâm Quyến và Hong Kong. Ảnh: Bloomberg.
"Không có ai ở đây cả, việc kinh doanh thực sự tồi tệ. Không những buôn bán khó khăn mà nó còn làm cho lễ kỷ niệm 70 quốc khánh của Trung Quốc có vẻ tệ", Li, 34 tuổi, người chuyển đến thành phố giáp ranh với Hong Kong 10 năm trước từ một thành phố nhỏ ở Quảng Đông, nói với Bloomberg.
Một đám mây khác phủ bóng lễ kỷ niệm là cuộc chiến thương mại với Tổng thống Mỹ Donald Trump, với áp lực gia tăng từ cả hai phía để đạt được thỏa thuận khi căng thẳng gây thiệt hại cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các cuộc đàm phán đã được nối lại khi cả hai bên tìm kiếm một thỏa thuận có thể giảm bớt "nỗi đau" kinh tế ngay lập tức, ngay cả khi nó không giải quyết được mọi vấn đề.
Hiệp định thương mại vẫn còn xa với, mâu thuẫn với Mỹ sẽ vẫn còn đó ngay cả khi thỏa thuận được ký kết.
Trong khi Bắc Kinh có một số quyền kiểm soát đối với giá thịt lợn, một số yếu tố nằm ngoài tầm tay của họ, chẳng hạn sự sụt giảm số lượng lợn nái.
Trong bài phát biểu ngày 3/9, ông Tập khái quát các thách thức là những vấn đề dài hạn cần giải pháp lâu dài và các đảng viên tập hợp lại để "nuôi dưỡng và duy trì tinh thần chiến đấu mạnh mẽ".
"Ông Tập đang đối mặt với thời gian thử thách nhất kể từ khi tiếp quản đảng", Trey McArver, đồng sáng lập hãng nghiên cứu Trivium China có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định.
"Ông ấy rất rõ ràng với mọi người rằng mọi thứ rất khó khăn nhưng ông ấy cũng kêu gọi sự đoàn kết và lòng trung thành của đảng đối với lãnh đạo", ông nói.
Theo Zing.vn/Bloomberg
Thủ tướng Australia: Trung Quốc cần ứng xử phù hợp với vị thế mới Thủ tướng Australia cho rằng Trung Quốc không còn là quốc gia đang phát triển mà là quốc gia phát triển nên nước này cần ứng xử phù hợp với vị thế mới. Hôm 23/9, trong bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại của Australia tại Mỹ, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng, Trung Quốc không còn là một...