Tăng lợi thế cạnh tranh cho du lịch Sơn La
Nằm giữa đại ngàn Tây Bắc, bên dòng sông Đà, sông Mã thơ mộng, Sơn La không chỉ có tài nguyên thiên nhiên, địa chất, địa mạo phong phú mà còn là vùng đất đa dạng văn hóa với nhiều sắc tộc làm nên bản sắc riêng.
Đó chính là lợi thế cạnh tranh để du lịch Sơn La bứt lên trong thời gian tới.
Cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sơn La hướng dẫn bà con làm du lịch cộng đồng tại bản Mòng (xã Hua La, thành phố Sơn La).
Tài nguyên du lịch hấp dẫn
Nhắc đến Sơn La, nhiều người nhớ ngay đến cao nguyên Mộc Châu với khí hậu trong lành, mát mẻ hay các thắng cảnh nổi tiếng như: Khu du lịch sinh thái Rừng thông Bản Áng, Đồi thông Pu Nhi, Thiên đường mây Tà Xùa… Ngoài ra, Sơn La còn có những cánh rừng nguyên sinh, hệ thống hang động được hình thành từ xa xưa tạo nên nguồn tài nguyên du lịch phong phú, khác biệt. Không những thế, Sơn La còn được mệnh danh là “vùng đất của các loài hoa”. Mỗi độ xuân về, khắp các cánh rừng, hoa ban, hoa mận, hoa đào, hoa mơ… đua nhau khoe sắc trên các sườn non, dưới thung lũng, tạo nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đa sắc màu.
Mảnh đất này cũng là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em, từ đó tạo nên nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng, mang những nét văn hóa bản địa đặc trưng. Đó là lễ hội Hết Chá của người Thái ở Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu), lễ cúng dòng họ của người Mông, nghi lễ cấp sắc của người Dao, lễ hội Gội đầu của người Thái trắng (huyện Quỳnh Nhai), lễ hội Pang A của người La Ha… đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngoài ra, Sơn La còn bảo tồn được nhiều làn điệu dân ca, dân vũ tiêu biểu của các dân tộc như khắp Thái, múa chuông (dân tộc Dao), múa khèn (dân tộc Mông) hay múa xòe (người Thái)… Bên cạnh đó, Sơn La còn là “cái nôi” của ẩm thực Tây Bắc với nhiều món ăn dân tộc phong phú, hấp dẫn cùng nhiều sản vật độc đáo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Phạm Văn Thủy cho biết: Trong những năm qua, ngành Du lịch Sơn La đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy giao lưu văn hóa mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư, phát triển. Lượng khách du lịch không ngừng tăng qua từng năm. Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng. Sản phẩm du lịch đa dạng với chất lượng ngày càng được nâng cao… Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Sơn La sẽ tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa gắn với khai thác, phát triển các tour, tuyến, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng trong thời gian tới.
Video đang HOT
Sức hấp dẫn từ văn hóa bản địa
Trên thực tế, du lịch Sơn La phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Nguyễn Mạnh Thản: Tiềm năng về thiên nhiên và văn hóa bản địa, văn hóa ẩm thực chính là những lợi thế cạnh tranh nổi bật của Sơn La so với các địa phương khác, nhưng Sơn La vẫn chưa biết cách khai thác. Còn Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng: Sơn La hội tụ những điều kiện tốt nhất để trở thành địa phương phát triển du lịch của vùng Tây Bắc, đặc biệt là thế mạnh về nông nghiệp, cây ăn quả, có thể trở thành “vựa trái cây” của miền Bắc. Bên cạnh đó, ẩm thực và hệ thống nhà hàng cũng là lợi thế cạnh tranh để phát triển du lịch Sơn La trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Nguyễn Mạnh Thản, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Sơn La cần thay đổi tư duy làm du lịch để tìm ra lối đi mới. “Sơn La cần chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đào tạo lại kỹ năng phục vụ khách cho đội ngũ nhân viên trong các khách sạn, kể cả khách sạn 4 – 5 sao để nâng cao chất lượng phục vụ khách từ trong “ruột” chứ không chỉ bên ngoài “vỏ”. Bên cạnh đó, Sơn La cần chú trọng đến “vựa khách” Hà Nội bởi nơi đây có số lượng lớn người đi du lịch, chi tiêu cao”, ông Thản nói.
Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng là hướng đi đúng đắn của Sơn La trong nhiều năm qua. Đến nay, tỉnh đã có 8 bản du lịch cộng đồng cùng 28 homestay tại thành phố Sơn La và các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Mường La, Quỳnh Nhai, tạo công ăn việc làm ổn định cho khoảng 300 lao động, trong đó phần lớn là người ở vùng dân tộc thiểu số. Để mô hình du lịch cộng đồng ngày càng phát triển mang thương hiệu của Sơn La, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng: Tỉnh cần chú trọng đẩy mạnh phát triển văn hóa bản địa gắn với các sản phẩm du lịch để gia tăng trải nghiệm, tăng sức hấp dẫn, qua đó kéo dài thời gian lưu trú của du khách. “Chỉ cần du khách nghỉ lại 1 đêm là địa phương và người dân có thêm thu nhập. Muốn vậy, cần phải có sự tham gia của các doanh nghiệp song song với sự đồng hành của người dân và vai trò kết nối của chính quyền địa phương”, ông Bình chia sẻ.
\
Hợp tác khám phá "sắc màu Tây Bắc"
Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, tỉnh Sơn La đã nỗ lực tăng cường liên kết, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến với các địa phương, đặc biệt là Hà Nội, nhằm lan tỏa hình ảnh và thu hút du khách đến với tỉnh.
Khơi gợi du lịch từ "sắc màu Tây Bắc" giữa Thủ đô
Hà Nội là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, được các chuyên gia du lịch đánh giá là "vựa khách" tiềm năng với dân cư đông đúc, nhu cầu du lịch của người dân lớn. Vì vậy, các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch thường niên tại Hà Nội. Một trong số đó vừa diễn ra cuối tuần qua là chương trình "Sắc màu Sơn La Tây Bắc".
Du khách tham quan đảo Trái tim (huyện Quỳnh Nhai). Ảnh: Linh Tâm
Đắm mình trong không gian, tham gia những hoạt động mang đậm sắc màu Tây Bắc giữa Thủ đô, bà Nguyễn Ngọc Lan, cán bộ hưu trí (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đã từng đi Sơn La và rất yêu mến con người, mảnh đất nơi đây. Có nhiều điều thú vị mà tôi chưa khám phá hết, vì thế, nghe tin có sự kiện này, tôi đã cùng con gái và cháu ngoại ra đây để tìm hiểu thêm về các tour, tuyến, điểm đến mới để trở lại Sơn La trong thời gian tới".
Còn anh Hoàng Văn Sáng (28 tuổi; ở phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: "Khi còn học Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, tôi từng đi thực tế và ở Sơn La hơn 1 tháng. Đó là quãng thời gian tuyệt vời, giúp tôi có dịp tìm hiểu về cuộc sống, những nét văn hóa bản địa của người dân vùng cao. Sự đa dạng văn hóa còn được bảo lưu, gìn giữ trong các bản làng, trong cuộc sống hằng ngày và trong những người dân hồn hậu, chân chất, khiến tôi thêm yêu và gắn bó với mảnh đất này như quê hương thứ hai. Đưa gia đình nhỏ tới tham dự "Sắc màu Sơn La Tây Bắc" như một trải nghiệm nhỏ trước khi có một chuyến du lịch thú vị".
Người dân Thủ đô chọn mua nông sản của Sơn La tại chương trình "Sắc màu Sơn La Tây Bắc". Ảnh: Thu Quỳnh
Những năm qua, Hà Nội và Sơn La đã liên kết chặt chẽ với nhau trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá nhằm thu hút khách đến hai địa phương. Đánh giá cao sự liên kết, hợp tác này, ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội cho biết: "Từ năm 2016 đến nay, Sơn La và Hà Nội đã luôn đồng hành cùng nhau trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; tổ chức các đoàn famtrip (hình thức du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị), tạo điều kiện để các doanh nghiệp hai bên trao đổi khách. Nhờ vậy, lượng khách không ngừng tăng trong những năm qua. Hệ thống sản phẩm ngày càng được đổi mới để đáp ứng nhu cầu của du khách. Ngay trong giai đoạn khó khăn hiện nay, hai bên vẫn tạo ra được các sản phẩm mới, tận dụng được lợi thế của hai địa phương để thu hút du khách".
"Bắt tay" cùng phát triển
Thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến lĩnh vực du lịch của cả nước nói chung và Sơn La nói riêng. Ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, ngay khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh đã "bắt tay" với các địa phương khác nhằm tăng cường liên kết, xúc tiến, quảng bá để thu hút khách trở lại Sơn La.
Còn theo ông Hoàng Chí Thức, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Sơn La, Hiệp hội đang nỗ lực phát huy vai trò của mình để tạo "sân chơi" cho các doanh nghiệp, kết nối các điểm đến, hệ thống lưu trú, vui chơi giải trí, cơ sở mua sắm để xây dựng các tour, tuyến mới và tăng cường liên kết với hiệp hội du lịch của các địa phương trong thời gian tới.
Du thuyền khám phá Biển hồ Thủy điện Sơn La (huyện Quỳnh Nhai). Ảnh: Linh Tâm
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng: "Sơn La có rất nhiều sản phẩm hấp dẫn nhưng chưa biết cách "bán hàng". Thị trường khách của Sơn La hiện chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Sơn La cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến, quảng bá tại các địa phương trên cả nước để gia tăng cơ hội kết nối. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, với những hình thức quảng bá, xúc tiến chuyên nghiệp, hiệu quả hơn".
Một khu resort ở huyện Mộc Châu. Ảnh: Linh Tâm
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội cho rằng, để hoạt động xúc tiến, quảng bá phát huy hiệu quả, cơ quan quản lý nhà nước và địa phương cần chung tay cùng doanh nghiệp, tạo cơ chế thông thoáng để doanh nghiệp hai địa phương có thể "bắt tay" nhau tạo ra các sản phẩm điểm nhấn.
"Một xu hướng hoàn toàn khả thi là làm mới các sản phẩm đã cũ tại địa phương, như cách mà liên minh kích cầu của câu lạc bộ đã thành công với Quảng Bình. Thời gian tới, Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội sẽ lập nhóm liên minh kích cầu để đưa khách đến Sơn La, đặc biệt vào các ngày trong tuần nhằm kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách tại các điểm đến, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho địa phương và các doanh nghiệp của Sơn La và Hà Nội", ông Hùng chia sẻ.
"Trải nghiệm sắc màu Sơn La" - Kết nối du lịch Hà Nội-Sơn La Tiềm năng du lịch của Sơn La luôn hấp dẫn du khách Hà Nội như du lịch cộng đồng, du lịch vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa-lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm. Đồi trà trái tim ở Mộc Châu - một điểm đến hấp dẫn của Sơn La. (Ảnh: CTV/Vietnam...