Tăng lô giao dịch chứng khoán lên 1.000 cổ phiếu: Hi sinh nhà đầu tư nhỏ?
Ý kiến tăng lô giao dịch chứng khoán lên 1.000 cổ phiếu gây nhiều tranh cãi vì có thể hi sinh quyền lợi của rất nhiều nhà đầu nhỏ lẻ.
Ý kiến tăng lô giao dịch chứng khoán lên 1.000 cổ phiếu gây nhiều tranh cãi vì có thể hi sinh quyền lợi của rất nhiều nhà đầu nhỏ lẻ. Ảnh minh họa
Hệ thống có thể sụp đổ vì quá tải?
Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa tham khảo ý kiến về việc tiếp tục nâng lô giao dịch chứng khoán tối thiểu lên 10 lần, từ 100 cổ phiếu (mới triển khai từ 4/1/2021) lên 1.000 cổ phiếu nhằm giảm bớt số lệnh nhỏ trên hệ thống trong bối cảnh tình trạng tượng nghẽn xảy liên tục thời gian qua.
Theo tính toán của ông Lê Hải Trà, người vừa đảm nhận chức vị Tổng Giám đốc HoSE, việc tăng lô lên 1.000 cổ phiếu có thể giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch; Đồng thời mở đường cho những tầm cao mới của thanh khoản thị trường.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn SSI, giải pháp xử lý sự cố tắc nghẽn hệ thống vì quá tải nên cũng sẽ có mặt trái, nhưng nếu không có giải pháp thì hệ thống sụp đổ, thị trường sẽ dừng hoạt động.
Video đang HOT
“Trong hai cái dở phải chọn cái ít dở hơn thôi!’, ông Hưng nói.
Ông Hưng lý giải, giải pháp tăng lô lên 1.000 là lựa chọn khả dĩ nhất lúc này để duy trì hệ thống, khi hệ thống mới được đưa vào sử dụng thì sẽ giảm trở lại lô 100.
“Đây là hệ quả của thị trường đã tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với khả năng phát triển của hệ thống trong nhiều năm qua, cho nên để giải quyết triệt để không thể chỉ là những giải pháp một sớm một chiều”, Chủ tịch SSI nhận định.
Vì thị trường mà hi sinh nhà đầu tư nhỏ?
Ông Lê Hải Trà cho rằng, việc nâng lô lên 1.000 đơn vị có thể chỉ là giải pháp tạm thời để giải quyết tình trạng nghẽn lệnh hiện nay. “Trong tương lai, khi hệ thống giao dịch mới đi vào hoạt động, sẽ có bảng giao dịch lô lẻ, và chúng ta cũng hoàn toàn có thể quay trở lại lô 100 như hiện nay”, ông Trà cho biết.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc nâng lô là ngăn trở nhà đầu tư nhỏ trực tiếp sở hữu các cổ phiếu Bluechip khi thị giá các cổ phiếu này được giao dịch ở mức cao. Ví dụ, cổ phiếu VNM chiều 4/3 được giao dịch 103.400 đồng/cổ phiếu, nếu mua tối thiểu 1 lô (theo quy định 1.000 đơn vị) thì nhà đầu tư phải bỏ ra 103.400.000 đồng, thay vì chỉ cần 10.340.000 đồng như quy định hiện nay.
Hay cổ phiếu VIC chiều 4/3 được giao dịch với 106.900 đồng/cổ phiếu. Nếu mua lô tối thiểu hiện nay chỉ cần bỏ ra 10.609.000 đồng nhưng nếu nâng lên lô 1.000 thì nhà đầu tư sẽ phải bỏ ra 106.900.000 đồng mới sở hữu được cổ phiếu này.
Ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) cho biết, thị giá cổ phiếu cao nhất sàn HoSE hiện là VCF, RAL (khoảng 230.000 đồng/cổ phiếu). Với lô 100 đang áp dụng, nhà đầu tư chỉ cần tối đa 23.000.000 đồng là có thể sở hữu 1 lô chứng khoán của tất cả 409 cổ phiếu trên sàn HoSE.
Nếu nâng lô lên 1.000 cổ phiếu thì với 23 triệu đồng, nhà đầu tư chỉ có thể lựa chọn cơ hội trong số 56% doanh nghiệp niêm yết HoSE. “Có nghĩa với mức tiền này nhà đầu tư không thể tiếp cận được 34% số doanh nghiệp còn lại, tương đương 139 mã chứng khoán”, ông Nam nói bởi để sở hữu cổ phiếu có thị giá cao nhất (khoảng 230.000 đồng/cổ phiếu), nhà đầu tư cần tới số tiền là 230.000.000 đồng cho lô 1.000 cổ phiếu.
Trong khi nhà đầu tư nhỏ chiếm số lượng không nhỏ trong tổng số tài khoản trên thị trường. Và hiện mỗi tháng có thêm khoảng 80.000 tài khoản mở mới mà có thể chủ yếu là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường và thường có số vốn nhỏ. Việc tăng số lượng tài khoản giao dịch hiện cũng phù hợp với mục tiêu đạt 5% dân số có tài khoản đầu tư chứng khoán vào 2025.
Thêm nữa, vốn hóa trung bình của nhóm cổ phiếu có thị giá dưới 30.000 đồng cũng đang chiếm tới 67% tổng số lượng mã trên sàn.
Do đó, ông Nam cho rằng việc xử lý tình trạng nghẽn hệ thống như thế nào để thị trường thông suốt, không xảy ra tình trạng “phân biệt giàu nghèo”, hy sinh quyền lợi nhà đầu tư nhỏ như một số ví von là điều cần cân nhắc kỹ.
Chứng khoán 16/9: VIC điều chỉnh, thị trường giao dịch cầm chừng
VIC sau khi lên 95.000 đồng/cổ phiếu trở đã chuyển sang nhịp điều chỉnh nhẹ. Thị trường lúc này cũng bộc lộ hoàn toàn sự lệ thuộc vào VIC và đang giao dịch rất cầm chừng.
Nhóm trụ đang tỏ ra bế tắc khi VIC phải điều chỉnh. Mã này sau khi đã được kéo lên 95.000 đồng/cổ phiếu thì đã bị khối nhà đầu tư nội chốt lời nhẹ, giá giảm xuống dưới 94.000 đồng/cổ phiếu.
Khối ngoại trong khi đó vẫn đang giải ngân nhẹ vào VIC thay vì bán ra nên không thể xem nhóm nhà đầu tư này là nguyên nhân khiến VIC giảm giá.
Thay vào đó, VHM ( 0,52%) hay VNM (-0,32%) mới đang là những cổ phiếu đang nằm trong tâm điểm của hoạt động cơ cấu của khối ngoại, khi lần lượt bị bán ra 25 tỷ đồng và 12 tỷ đồng. Diễn biến giá của 2 mã này cũng không ấn tượng.
Các dấu hiệu trên chỉ làm rõ hơn sự bế tắc của các trụ trong tuần đáo hạn phái sinh và cơ cấu ETFs. VN-Index ở thời điểm 10h hầu như giao dịch rất khó chịu, đang giảm nhẹ xuống 895,59 điểm.
Các mã Midcap và Penny hiện cũng đánh mất vai trò trú ẩn tạm thời cho dòng tiền. Rất ít cổ phiếu có thể đạt được mức tăng trên 3%, thay vào đó, nhóm này đang lình xình giống như các cổ phiếu Bluechip.
Trên HNX, trạng thái tương tự cũng đang diễn ra. ACB (-0,47%), VCS (-0,15%), SHB (0%) đều không tạo được lực đẩy tâm lý nào cho nhà đầu tư.
SHS (-1,67%) sau phiên chớm tăng mạnh thì sáng nay lại đang điều chỉnh nhẹ xuống xuống 11.800 đồng/cổ phiếu. Giá trị giao dịch hiện còn chưa đạt nổi 20 tỷ đồng.
Tính đến 10h, HNX-Index cũng chỉ lình xình, giao dịch ở 127,93 điểm.
Đang đàm phán mở dung lượng hệ thống HOSE với Thái Lan Một lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, để xử lý việc nghẽn lệnh tại HOSE, nhiều giải pháp song song đang được triển khai. Trong đó có việc trao đổi với đối tác Thái Lan mở dung lượng hệ thống HOSE. "Chúng tôi đang trao đổi nhưng chưa đạt được hợp đồng với đối tác Thái Lan", vị lãnh...