Tăng liên kết sản xuất qua các chi, tổ hội nghề nghiệp
Sau gần 3 năm thực hiện Đề án số 24-ĐA/HNDTW của Ban Thường vụ Trung ương Hội về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, đến nay toàn tỉnh Hà Tĩnh đã xây dựng được 1 chi hội nghề nghiệp, 14 tổ hội nghề nghiệp, với 166 thành viên.
Với ưu thế mô hình tổ chức gọn, số lượng hội viên vừa phải, quy chế hoạt động chặt chẽ, nội dung sinh hoạt phù hợp, thiết thực, bổ ích đảm bảo 5 cùng: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cùng mối quan tâm, cùng có sự chia sẻ, cùng trách nhiệm và cùng hưởng lợi đã giúp cho việc tổ chức sinh hoạt được dễ dàng, việc chuẩn bị nội dung sinh hoạt thuận lợi hơn vì cùng mục đích và nhu cầu, tỉ lệ hội viên tham gia sinh hoạt cao hơn.
Chi hội nghề nghiệp Đóng thuyền xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ. Ảnh: Tri Thức
Qua thực tế khảo sát ở một số đơn vị có thành lập các tổ hội và báo cáo của các huyện, thành phố, thị xã đối với các chi hội, tổ hội nghề nghiệp đã đảm bảo thực hiện đúng chế độ sinh hoạt theo quy định của Điều lệ hội, tỉ lệ hội viên tham gia sinh hoạt đạt từ 85 – 90%. Trong 3 năm đã có 29 hội viên được kết nạp vào chi hội, tổ hội nghề nghiệp.
Video đang HOT
Thông qua các chi hội, tổ hội nghề nghiệp đã xây dựng được các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi, từ tạo vốn, cung ứng vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến tiêu thụ sản phẩm, giúp người nông dân nâng cao giá trị sản phẩm. Các thành viên của chi hội, tổ hội nghề nghiệp được vay 3,6 tỷ đồng từ nguồn vốn Quỹ HTND và được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng NNPTNT, Ngân hàng CSXH; được cung ứng vật tư, phân bón, giống cây trồng, vật nuôi dưới hình thức trả chậm (trả sau thu hoạch sản phẩm); được tập huấn ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Nhờ đó, giúp hội viên có công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững.
Một số chi, tổ hội hoạt động tốt, như: Chi hội nghề nghiệp Đóng thuyền tại xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, trong 3 năm đã kết nạp thêm 29 hội viên, đến nay có 82 thành viên tham gia, hoạt động có hiệu quả kinh tế, bình quân mỗi thành viên có thu nhập từ 8,5-9 triệu đồng/hội viên/tháng. Tổ Hội nghề nghiệp sản xuất, kinh doanh chổi đót thôn Hà Ân, xã Thạch Mỹ, có 16 thành viên, bình quân mỗi thành viên có thu nhập từ 6,5 – 7 triệu đồng/tháng… Tổ Hội nghề nghiệp xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà, từ tổ hội mây tre đan, nay đã thành lập Hợp tác xã Hoàng Phương, bình quân mỗi thành viên có thu nhập từ 4-5 triệu đồng, giúp 2 hội viên thoát nghèo bền vững…
Thời gian tới, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh tiếp tục chỉ đạo nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp Hội và cán bộ, hội viên, nông dân phát triển mô hình xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi, tổ hội nghề nghiệp hiện có; đẩy mạnh và mở rộng thành lập chi, tổ hội nghề nghiệp mới. Đồng thời, tạo điều kiện, hỗ trợ nguồn vốn Quỹ HTND để xây dựng và phát triển mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: Giải quyết lợi ích của nông dân
Tại hội nghị tổng kết 3 năm thực hiện Đề án 24, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (DNVN) Thào Xuân Sùng đánh giá cao những kết quả đạt được về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp của 3 năm qua.
Bên cạnh những nhiệm vụ, giải pháp nêu trong báo cáo và các ý kiến tham gia đóng góp, thảo luận của các đại biểu, Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Thào Xuân Sùng nhấn mạnh một số nhiệm vụ đề nghị các cấp Hội tập trung thực hiện trong những năm tiếp theo:
Đồng chí Thào Xuân Sùng - ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Một là,tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp trong toàn hệ thống hội, trọng tâm là mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp theo hướng giải quyết tốt lợi ích thiết thực của hội viên, ND nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác nông vận, vận động hội viên, ND phát triển nông nghiệp thịnh vượng, ND giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại.
Tiến hành sơ, tổng kết hằng năm để đánh giá sâu sắc, toàn diện thực trạng triển khai đề án, rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó xác định nhiệm vụ và giải pháp cơ bản cho thời gian tới.
Hai là,các cấp hội tích cực, chủ động tham mưu, bám sát, tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các sở, ngành để tạo cơ chế, chính sách, tạo điều kiện, nguồn lực để các chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Ba là, lấy hội viên ND sản xuất, kinh doanh giỏi có uy tín làm nòng cốt để xây dựng các chi hội, tổ hội nghề nghiệp và thúc đẩy xây dựng các mô hình kinh tế tập thể như tổ hợp tác, hợp tác xã, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng trong việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Duy trì và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, thông tin thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các chi hội, tổ hội nghề nghiệp.
Bốn là, phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ, hội viên cơ sở, trọng tâm là các chi hội, tổ hội trưởng nghề nghiệp, để các chi, tổ hội trưởng có năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất chuyên nghiệp trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN Thào Xuân Sùng đề nghị, sau hội nghị, các cấp hội xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, yêu cầu của đề án đồng thời tích cực, năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nội dung đề án đã đề ra.
Theo Danviet
Tăng cường liên kết, nông dân cùng nhau làm giàu Đó là ý kiến của các đại biểu tham dự Hội nghị tổng Tổng kết 3 năm thực hiện Đề án số 24-ĐA/HNDTW ngày 23/6/2016 của Ban Thường vụ Trung ương Hội về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh Ông Phạm Quốc Việt, Phó Chủ tịch HND tỉnh Trà Vinh Xây dưng...