Tang lễ “vua voi” Ama Kông được tổ chức theo phong tục địa phương
Trưa nay 3/11, theo thông cáo từ dòng họ Knul và dòng họ Ê-ban (thân quyến của “ vua voi” Ama Kông), tang lễ của huyền thoại săn voi này sẽ được tổ chức trang trọng theo phong tục địa phương trong 4 ngày, không theo tôn giáo nào.
Ngôi nhà sàn cổ tại Bản Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk – nơi huyền thoại săn voi Ama Kông qua đời.
Thông cáo chính thức cho biết, huyền thoại săn voi số 1 Việt Nam – được mệnh danh là “vua voi” Ama Kông – một hậu duệ kế cận của ông tổ săn voi Khun Su Nốp, sau một thời gian lâm trọng bệnh (thủng dạ dày gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng) đã lìa trần vào rạng sáng nay ngày 3/11, tại ngôi nhà sàn cổ ở Bản Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, hưởng thọ 104 tuổi.
Trong suốt cuộc đời săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, Ama Kông đã săn bắt được 298 con voi rừng – một kỷ lục mà tại làng nghề săn voi Bản Đôn chưa ai phá được.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Ama Kông đã đem voi chuyên chở khí tài, đạn dược phục vụ cách mạng. Ông được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Nhất.
THeo Dantri
"Vua voi" Ama Kông qua đời
Vào lúc 2 giờ sáng nay, 3/11, người được mệnh danh là "Vua voi" Ama Kông đã qua đời tại nhà riêng ở Buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk.
Ama Kông (SN 1909, người dân tộc M'nông, tên khai sinh là Y Prông Êban, tên Lào là Khăm Proong) sinh ra tại bản Đôn, nơi săn bắt và thuần dưỡng voi rừng nổi tiếng của Việt Nam.
Năm 17 tuổi, ông trở thành thợ chính và ngay trong chuyến săn đầu tiên vì đã bắt được 5 con voi. Do không có con, "Vua voi" Khun Ju Nốp đưa Ama Kông và H'Nố về nuôi từ nhỏ, lớn lên thì cho lấy nhau dù cùng huyết thống.
Ông còn là tay chơi nổi tiếng hảo hán: tay không bắt bò rừng, biết thổi tù và, chơi giỏi nhiều nhạc cụ, khiến các sơn nữ mê mẩn. Cũng là người mê cờ bạc từng bán voi lấy tiền, đi máy bay từ Buôn Ma Thuột đến Sài Gòn đánh bạc, chỉ 3 ngày cúng chiếu bạc hết cả con voi trị giá 40.000 đồng (thời 1959, 1960). Số tiền đó đủ làm 10 căn nhà sàn dài bằng gỗ tốt.
"Vua voi" Ama Kông
Người vợ đầu của ông mất vào năm 1941 do chứng hậu sản, theo tục nối dây, em gái của H'Nố là H'Hốt thay chị nâng khăn sửa túi cho anh rể. Ở với nhau một thời gian, cuộc hôn nhân này bị gãy gánh do H'Hốt không đồng ý cho Ama Kông lấy vợ. Theo luật tục của người M'Nông, khi người chồng muốn bỏ vợ và ngược lại, ngoài việc phải nộp phạt cho làng, anh ta phải để lại toàn bộ của cải cho vợ nuôi con. Thế nên khi quyết định lấy người vợ thứ 3, Ama Kông bước ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Tiếp tục làm nghề săn bắt voi trong rừng và trở thành vua voi của Tây Nguyên với chiến tích săn được hơn 300 con voi.
Theo 24h
Chiêm ngưỡng những dụng cụ của vua săn voi Ama Kông Đó là sợi dây thòng lòng da trâu, mũi nhọn greo, tù và sừng trâu, mu rùa, lọng che chắn... Những công cụ này giúp "vua voi" Ama Kông săn được gần 300 con voi rừng. Vừa qua, khi chúng tôi đến thăm căn nhà sàn gỗ nơi Ama Kông sống ở Bản Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), gia đình cho...