Tang lễ Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Không nhạc, kèn; mọi người tâm tang im lặng trong an lành
Trong tang lễ “im lặng” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tăng ni, phật tử đến viếng đều diễn ra trong thanh tịnh và mọi người đều tưởng nhớ Sư ông cùng năng lượng an lành, tích cực.
Hôm nay, 24.1, lễ tang của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bước sang ngày thứ ba và người dân phật tử vẫn đều đặn đến chùa đảnh lễ, cầu nguyện trong yên lặng, thanh tịnh.
Phật tử ngồi thiền dưới gốc cây trong khóa tu im lặng. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
“Tĩnh lặng nội tâm”
Tổ đình Từ Hiếu (thuộc P.Thủy Xuân, TP.Huế) vốn dĩ từ lâu đã là một thắng cảnh nổi tiếng với cảnh sắc hữu tình. Ngôi chùa nằm trên ngọn đồi cao, trước mặt có dòng suối nhỏ quanh năm chảy róc rách giữa rừng thông yên bình, tĩnh lặng. Ngôi cổ tự rêu phong với vườn cây, hồ bán nguyệt cùng cảnh vật nên thơ vốn dĩ đã là nơi chốn thanh tĩnh để mọi người tìm đến thư giãn, thanh tĩnh tâm hồn.
Ngôi chùa từ ngày có sự trở về của Thiền sư Thích Nhất Hạnh dường như càng trở nên im ắng hơn vì tăng thân đệ tử của ngài luôn giữ thanh tĩnh cho ngài nghỉ ngơi, an dưỡng.
Nếp thanh tịnh của Tổ đình Từ Hiếu sau ngày Thiền sư viên tịch với di huấn để lại mong muốn mọi người tổ chức tang lễ “như một khóa tu im lặng” càng làm cho không gian ở đây trở nên lắng đọng hơn.
Một phật tử đảnh lễ trước Giác linh Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Mặc dù lượng người đến đảnh lễ ngài vẫn đều đặn hàng ngày, nhưng không ai nói ai. Mỗi người dường như luôn biết rằng im lặng ở đây chính là một pháp tu, nên mọi người đều lặng lẽ thực hành.
Từng dòng người đi nhẹ, khoan thai, hít thở trong thiền hành tiến vào đảnh lễ rồi lặng lẽ lui ra tìm cho mình một gốc cây, một phiến đá, bãi cỏ, gốc vườn để ngồi tĩnh lại trang nghiêm trong khóa tu im lặng.
“Cảm nhận năng lượng an lành”
Tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh do được tổ chức như một khóa tu im lặng nên không hề có tiếng lễ nhạc, trống kèn như thường lệ. Ngoài những thời khắc trì tụng cúng dường theo chương trình, còn lại toàn bộ thời gian đều dành cho lễ bái và im lặng trong thiền định.
Nhiều phật tử khi đến Tổ đình Từ Hiếu đảnh lễ ngài đều cảm thấy bình yên, thanh tịnh… Đến với khóa tu “im lặng” này, nhiều phật tử cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực, họ tỏ lòng thành kính, biết ơn ngài.
Video đang HOT
Chư tăng đến viếng và đảnh lễ Thiền sư trong yên lặng. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
“Vợ chồng tôi đi xe máy từ Đà Nẵng ra đây để đảnh lễ Thầy. Đến đây, tôi cảm nhận rất rõ trong khuôn viên chùa, một nguồn năng lượng tích cực từ Thầy. Khi ở nhà, tôi đã từng nghe qua nhiều bài giảng của Thầy trên Youtube, những lời Thầy dạy khiến tôi thay đổi suy nghĩ và lối sống tích cực, có ích hơn nhiều so với trước đây… Dù chưa được một lần gặp thầy nhưng khi nghe Thầy viên tịch tôi cũng muốn chạy ra đây để viếng thăm Thầy. Tôi rất biết ơn Thầy”, anh Huỳnh Bá Nghĩa (31 tuổi, đến từ Hòa vang, TP.Đà Nẵng), cảm nhận.
Phật tử đến dự lễ tang và tham gia khóa tu im lặng ngoài tĩnh tâm, hành thiền còn có thể chọn cho mình một công việc như quét rác, dọn vệ sinh… Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Tại lễ tang im lặng, phật tử chọn cho mình những góc riêng, trong khuôn viên Tổ đình để Thiền hành. Dưới những tán cây, tăng ni, phật tử đều lặng lẽ thiền tọa, hít thở thật sâu, cảm nhận nguồn năng lượng an lành, quán niệm về sự sống và cái chết, về sự an nhiên thị tịch từ một bậc tu hành, từ Thiền sư.
Sau khi vào đảnh lễ ngài, họ ra phía khuôn viên Tổ đình, thực hiện khóa tu im lặng. Phật tử đi từng nhóm nhỏ, hoặc từng người. Chậm rãi sải bước nhẹ nhàng. Người thì chọn những gốc cây để ngồi thiền. Tĩnh tâm nhớ về những lời dạy của Thầy.
Đến giờ ăn, họ sẽ tự chọn bữa ăn cho mình tại chùa. Tìm một tán cây nào đó để dùng cơm chay. Giữa không gian yên tĩnh của Tổ đình Từ Hiếu, chỉ có những ánh mắt nhìn nhau, họ không trò chuyện nhiều và trên môi luôn nở nụ cười nhẹ. Đó là những giây phút tĩnh tâm, thư giãn.
“Khi đến đảnh lễ Thầy, tôi cảm nhận được sự bình yên, nhẹ nhõm. Dù rất buồn khi khi biết tin, nhưng trong không gian này tôi không thấy nặng nề… Đến đây từ sớm, trong không gian yên tĩnh tôi nghe tiếng chim hót, thiền tọa, tưởng nhớ về người”, chị Võ Hoài Thanh (24 tuổi, H.Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế), bày tỏ.
Cần làm gì trong khóa tu im lặng?
Theo Thượng tọa Thích Từ Đạo, Giám tự chùa Từ Hiếu, tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ diễn ra như đúng di nguyện của ngài. Xuyên suốt lễ “tâm tang” sẽ là một khóa khóa tu im lặng. Trong khóa tu này không có một quy định nào, phật tử có thể đến để cùng tham gia, sinh hoạt nhẹ nhàng, và giữ im lặng: “Trong thời gian diễn ra tang lễ, lồng ghép thêm vào đó khóa tu im lặng để Phật dự lễ viếng Thầy để có thời gian yên tĩnh, ai cũng có thể tham gia sinh hoạt. Phật tử cần đi nhẹ nhàng, nói khẽ để tỏ lòng tôn kính với Thiền sư”, Thượng tọa Thích Từ Đạo cho biết.
Tăng ni, phật tử đến tham dự lễ tang của khóa tu im lặng tại chùa Từ Hiếu. Ảnh LÊ HOÀI NHÂN
Theo đó, phật tử đến tham dự “Tâm tang” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ cùng sinh hoạt chung với tăng ni và ban tổ chức. Sau khi lần lượt vào đảnh lễ Thiền sư, mọi người có thể tham gia “khóa tu im lặng” bằng cách thiền hành, thiền tọa và dùng cơm cùng nhà chùa.
Cứ như vậy, “khóa tu im lặng” trong lễ “tâm tang” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ diễn ra cho đến khi làm lễ Trà Tỳ (hỏa thiêu) và kết thúc tang lễ của Ngài.
Cổ tự Từ Hiếu - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh "đã về, đã tới"
Tổ đình Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh từng xuất gia tu học và cũng là nơi mà Người đã quay về tịnh dưỡng - nằm trên ngọn đồi Dương Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế).
Tổ đình Từ Hiếu từ lâu đã trở thành một biểu tượng của lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt với tên gọi nguyên sơ Am An Dưỡng do hòa thượng Tánh Thiên - Nhất Định lập nên vào năm 1843. Năm 2018 thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về trước sự chào đón của các tăng ni, phật tử.
Toàn cảnh cổ tự Từ Hiếu nhìn từ trên cao, đẹp như một bức tranh thiền định. Năm 1848 chùa được hòa thượng Hải Thượng - Cương Kỷ xây dựng quy mô hơn dưới sự hỗ trợ của triều đình, quan thái giám và phật tử.
Cũng chính năm này vua Dực Tông phong hiệu chùa là Từ Hiếu với ý nghĩa "Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại. Hiếu là hạnh đầu của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời".
Từ thuở khai sơn, chánh điện nhà chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1885, 1894, 1962 và gần nhất là năm 2019. Việc này để thuận lợi cho việc tôn trí các tôn tượng được an toàn, nghiêm trang hơn.
Ngoài yếu tố lịch sử, giá trị kiến trúc độc đáo, chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng bởi nơi đây có lưu giữ phần mộ các quan thái giám triều Nguyễn.
Bên cạnh việc thờ tự, sinh hoạt tôn giáo, chùa từng đón những văn nhân chí sĩ như cụ Nguyễn Đăng Giai, Tôn Thất Hân, Nguyễn Thượng Hiền... đến đây luận đạo, đàm kinh, tham vấn lý thiền.
Khung cảnh bình yên, thơ mộng phía trước cổng tam quan dẫn vào khuôn viên chùa Từ Hiếu.
Lối dẫn vào chùa với kiến trúc cổng tam quan rêu phong cổ kính. Bước qua khỏi cổng là hồ bán nguyệt. Ngôi chùa trở thành một điểm tham quan gần như không thể bỏ qua đối với nhiều du khách mỗi khi đến Huế.
Lối dẫn vào chùa Từ Hiếu từ hồ bán nguyệt.
Khu vực khuôn viên bên trong chùa đặt một lư hương lớn để người dân và du khách thập phương thắp hương khi đến viếng chùa.
Cách đó không xa là thất Lắng Nghe, nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh tĩnh dưỡng trong suốt thời gian trở về. Từ thất Lắng Nghe, qua cửa kính là nơi mà mọi người đến chùa Từ Hiếu thường tìm đến để đảnh lễ, vấn an thiền sư.
Xung quanh thất Lắng Nghe có gác chuông cùng một số tượng phật nằm trong khuôn viên vườn cây xanh mát.
Bên trong ngôi chánh điện chùa Từ Hiếu sau khi được trùng tu từ năm 2019 đến năm 2020.
Từ cuối năm 2018, khi thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về đây, đã có rất đông tăng ni, phật tử, du khách thập phương về hành lễ và chờ để gặp mặt ngài.
Di huấn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về tang lễ, không muốn xây tháp Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch tại Tổ đình Từ Hiếu. Hiện Tổ đình và môn đồ pháp quyến đang chuẩn bị tang lễ cho ngài. Trước đó, khi còn minh mẫn, ngài đã có di huấn về tang lễ của mình. Sáng nay 22.1, trang Tổ đình Từ Hiếu và Đạo tràng Mai Thôn đã công bố di huấn của...