Tăng ít nhất 30% lượng thuốc trừ sâu sinh học
Đó là một trong những mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp đến năm 2021 để việc quản lý thuốc BVTV ngày càng hiệu quả hơn.
Theo đó, sẽ rút ngắn 30% số lượng tên thương phẩm trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; tăng 30% lượng thuốc BVTV sinh học được đăng ký và sử dụng.
Ông Dương Việt Anh – Phòng Thanh tra pháp chế (Cục BVTV) cho biết, trong một thời gian dài, người nông dân vẫn lạm dụng thuốc hóa học để phòng trừ sinh vật gây hại do tính chất tác động nhanh và mạnh của thuốc; sử dụng thuốc không tuân thủ theo nguyên tắc4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngành BVTV đã phối hợp với các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế tổ chức hàng nghìn lớp tập huấn về sử dụng thuốc cho người nông dân kết hợp với đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả là việc sử dụng thuốc của người dân đang có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng có nhiều nông dân sử dụng thuốc BVTV sinh học thay cho thuốc BVTV hóa học, tuân thủ đúng thời gian cách ly và kỹ thuật sử dụng thuốc. Thậm chí, có những địa phương người nông dân rất ít sử dụng thuốc BVTV hóa học mà sử dụng chủ yếu các biện pháp sinh học, vật lý như bao trái, bẫy pheromone, bẫy bả, bẫy dính hoặc sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ- ông Việt Anh nêu một xu thế.
Mô hình ruộng lúa bờ hoa là một mô hình giúp thu hút thiên địch có ích để tiêu diệt sâu bệnh gây hại, hạn chế dùng thuốc BVTV. Ảnh: I.T
Ngành BVTV cũng tập trung xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất thân thiện với môi trường để triển khai, nhân rộng đến nông dân, như: Chương trình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm và mô hình công nghệ sinh thái… Năm 2017 tổ chức được 1.123 lớp tập huấn và triển khai các mô hình thu hút khoảng 87.000 lượt nông dân tham gia. Chương trình thâm canh lúa cải tiến (SRI) vẫn tiếp tục được nhân rộng với diện tích gần 700.000ha với khoảng 1,5 triệu nông dân ứng dụng. Chương trình gieo sạ né rầy triển khai tại hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, hướng dẫn nông dân xuống giống trên diện tích gieo cấy khoảng 3,2 triệu ha/3 vụ/năm.
Video đang HOT
Chương trình Cùng nông dân bảo vệ môi trường qua hơn 6 năm thực hiện đã phối hợp với 18 doanh nghiệp kinh doanh nông dược, phát hơn 406.113 tờ rơi, dán tổng cộng 20.495 poster tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường. Đến hết năm 2017 thu gom được hơn 38,4 tấn vỏ bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng đem tiêu hủy và dự kiến trong năm 2018 thực hiện thu gom và tiêu hủy khoảng trên 60 tấn.
Cục BVTV sẽ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đồng thời rà soát, siết chặt hệ thống phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận hợp quy để đảm bảo quản lý tốt chất lượng vật tư nông nghiệp và tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng để ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc BVTV giả, không bảo đảm chất lượng.
Theo Danviet
Chân dung ông Lữ Ngọc Cư - Phó TGĐ tin đồn của Cà phê Trung Nguyên
Dù ông Lữ Ngọc Cư đã khẳng định thông tin ông nắm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn Trung Nguyên là không chính xác song dư luận vẫn đang xôn xao, tìm hiểu thông tin về vị chính khách này.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ cũ ông Đặng Lê Nguyên Vũ - đang khiến dư luận xôn xao khi mới chia sẻ trên Facebook cá nhân về việc Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên vừa có hai Phó Tổng giám đốc mới. Nickname được cho là của bà Thảo phản ứng gay gắt về việc bổ nhiệm hai nhân sự mới, cho rằng Trung Nguyên sẽ từ doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh biến đổi thành tổ chức nhiều màu sắc tâm linh và chính trị? Một trong hai nhân vật được bà Thảo nhắc đến là ông Lữ Ngọc Cư - cựu Chủ tịch tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Cư đã lên tiếng với báo giới, phủ nhận thông tin này. Trả lời trên Zing, ông Cư nói: "Trước đây, Tập đoàn Trung Nguyên có mời tôi về làm việc nhưng tôi đã từ chối. Việc này xảy ra từ lâu".
Sự việc vẫn chưa dừng ở đó khi hôm nay (9/8), bà Lê Hoàng Diệp Thảo tiếp tục "trưng" bằng chứng về việc ông Cư từng làm tại Trung Nguyên và chỉ chờ ngày được bổ nhiệm chính thức.
Những "lùm xùm", lời qua tiếng lại này khiến nhiều người thắc mắc: Ông Lữ Ngọc Cư là ai?
Ông Lữ Ngọc Cư (sinh năm 1955), quê ở Quảng Ngãi, có trình độ học vấn Đại học. Trước năm 2006, ông là Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2001 - 2006. Sau đó ông được bầu làm Chủ tịch UBND kiêm Phó Bí thư tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Trước khi được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ông Lữ Ngọc Cư từng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Bí thư Chi bộ xã Hòa Thắng (thị xã Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk) từ tháng 3/1975-2/1976.
Trong khoảng thời gian từ tháng 3/1976 - 10/1981, ông Cư làm cán bộ Ban Tổ chức Thị ủy, Thị ủy viên, Chánh Văn phòng Thị ủy thị xã Buôn Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk).
Bắt đầu từ tháng 4/1984-3/1989, ông đảm nhiệm cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Thị ủy, Trưởng ban Tổ chức Thị ủy thị xã Buôn Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) và từ 3/1994-3/1996 làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Buôn Mê Thuột:
Tính từ tháng 3/1996-3/2006, ông Cư làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh, Đại tá - Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk; Đại biểu Quốc hội khóa X, khóa XI; Đại biểu HĐND tỉnh khóa IV, V, VI, VII...
Theo TTXVN, ngày 14/3/2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông báo về kết quả kỳ họp thứ 10 của Ủy ban diễn ra tại Hà Nội, theo đó cảnh cáo đối với ông Lữ Ngọc Cư vì đã có những khuyết điểm, vi phạm trong việc thực hiện Quy định số 51 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về nhiệm vụ và quan hệ công tác của Thường trực tỉnh ủy, thành ủy, quy chế làm việc của Tỉnh ủy và một số quy định của Chính phủ, của bộ, ngành Trung ương.
Ông Lữ Ngọc Cư. Ảnh: Người lao động.
Cụ thể, ông Lữ Ngọc Cư đã chủ trương cho Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Lộc Phát khảo sát lập dự án trồng cao su tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn. Ông Cư chủ trương giao cho Công ty TNHH một thành viên Quản lý đô thị và Môi trường tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư nhiều dự án, trong đó có dự án nâng cấp, mở rộng đường Trần Quý Cáp, thành phố Buôn Ma Thuột, đã sử dụng nguồn vốn đầu tư trái phiếu Chính phủ (từ nguồn vốn dự phòng của dự án đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên).
Ngoài ra, ông Cư còn quyết định cấp giấy phép, công nhận điều lệ và cho phép thành lập quỹ tình thương tự nguyện hoạt động trong phạm vi rộng, quyên góp và nhận tiền tài trợ của các tổ chức trong nước và nước ngoài. Ông Lữ Ngọc Cư quyết định tách quỹ đầu tư phát triển thành đơn vị hoạt động độc lập và bổ nhiệm Giám đốc không báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Ông Lữ Ngọc Cư còn thiếu gương mẫu trong việc đứng tên vay ngân hàng với số tiền lớn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để vợ mua đi bán lại nhiều nhà đất, không báo cáo đầy đủ việc làm trên của vợ với tổ chức đảng, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.
Với những khuyết điểm, vi phạm trên, ông Cư đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Đặc biệt thông tin trên Người lao động cho hay, tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra vào sáng ngày 11/12/2012, các đại biểu đã thống nhất miễn nhiệm chức danh Chủ tịch UBND và đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII đối với ông Lữ Ngọc Cư. Ông Cư chuyển sang làm ủy viên chuyên trách Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.
Khánh Hoài (tổng hợp)
Theo kienthuc
"Tuýt còi" quy định cấm dịch vụ đi chung xe Bộ Giao thông xây dựng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bỏ quy định "đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng" với lý do, quy định không hợp lý, cản trở doanh nghiệp kinh doanh vận tải kết hợp nhận vận chuyển nhiều nhóm khách trên một tuyến đường để tiết kiệm chi...