Tàng hình cơ T-50 sẽ thua khi đối đầu F-22?
Là những máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầu tiên, T-50 và F-22 đều có những ưu điểm riêng khiến chúng trở thành những chiến đấu cơ hàng đầu hiện nay.
Muốn so sánh máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của hai nước, trước hết phải hiểu rõ mục tiêu thiết kế của chúng. T-50 chủ yếu dùng để thực hiện nhiệm vụ mang tính phòng thủ, trong khi đó F-22, F-35 lại có đặc điểm tấn công rất mạnh. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)
Sự ra đời của T-50 được coi là tiêu chí phục hưng toàn diện của công nghiệp quân sự Nga. Nó có ý nghĩa mang tính quyết định phá vỡ vị thế độc quyền máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, đối phó với lực lượng trên không do Mỹ chiếm ưu thế. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)
T-50 là một loại máy bay chiến đấu đa năng hạng nặng 1 chỗ ngồi, 2 động cơ, 2 đuôi buông, dài 22 m, sải cánh 14,2 m, cao 6,05 m, trọng lượng cất cánh tối đa 34 tấn. T-50 được gọi là “kết tinh toàn bộ tinh hoa của ngành chế tạo hàng không Nga”. So với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 và F-35 của Mỹ, T-50 vừa có ưu thế, vừa có chỗ thua kém. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)
T-50 có tính năng cơ động tốt. Nga có ưu thế hơn Mỹ trong nghiên cứu công nghệ đẩy véc-tơ, vì vậy T-50 sẽ sử dụng động cơ có lực đẩy lớn của công nghệ kiểm soát lực đẩy véc-tơ, ống phun 3D có đặc tính hoạt động tốt. Để nâng cao tính năng cơ động, thiết kế khí động học của T-50 đã thực hiện được 2 sáng tạo lớn: Đầu tiên là “cánh vịt nhất thể” (cánh phụ nhỏ phía trước, cánh mũi, canard). Theo đó vừa nâng cao được tác dụng kiểm soát lực nâng vừa không mất đi tính tàng hình. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)
T-50 được thiết kế với kiểu đuôi buông nghiêng, quay mọi hướng. Đuôi buông và đuôi bằng của T-50 đều rất nhỏ, cho thấy khả năng chuyển hướng lực đẩy của Nga đã đạt trình độ tương đối cao. T-50 tiếp tục áp dụng bố cục nạp khí ở bụng, cộng với áp lực của cánh thấp hơn F-22, làm cho T-50, ở góc tấn lớn, có tính ổn định và khả năng điều khiển tương đối tốt, tính cơ động có thể trội hơn F-22. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)
Do động cơ tạo ra lực đẩy mạnh nên cự ly cất/hạ cánh ngắn, lượng tải đạn lớn. T-50 có thể cất/hạ cánh trong cự ly 400 m, cự ly của F-22 là 450-916 m. Lượng tải đạn của T-50 lớn hơn F-22, tải trọng chiến đấu có thể lên tới 6 tấn, bên trong bố trí 3 khoang vũ khí, khoang tải đạn đã chiếm 1/3 toàn bộ máy bay, bên ngoài thân máy bay còn có thể mang theo vũ khí. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)
Nó có thể khởi động và phóng tên lửa trong trạng thái cao siêu âm, trong khi đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ lại cần giảm tốc độ rồi mới tiếp tục phóng tên lửa. Ưu điểm lớn của T-50 là giá thành tương đối thấp. Dự kiến chi phí chế tạo hàng loạt T-50 trong tương lai khoảng 80-100 triệu USD, bằng 60% chi phí chế tạo F-22. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)
Video đang HOT
Ngoài ra, T-50 cũng có điểm độc đáo trên thiết kế khoang điều khiển. Thông qua trang bị hệ thống cấp dưỡng khí và ghế phóng kiểu mới, đã làm giảm sự tác động của trọng lực cao đối với phi công, có thể nâng lớn độ thoải mái, dễ chịu cho phi công, làm cho họ chuyên tâm vào thực hiện nhiệm vụ chiến thuật. Mặc dù việc nghiên cứu chế tạo và bay thử T-50 muộn hơn so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, có “ưu thế hậu sinh” nhất định, nhưng trên nhiều mặt, T-50 vẫn lạc hậu so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của quân Mỹ. (Trong ảnh: Tàng hình cơ T-50)
Thứ nhất là thua kém về thiết bị điện tử hàng không. T-50 sử dụng hệ thống radar tiên tiến có thể phát hiện mục tiêu ngoài 400 km, có thể đồng thời bám theo 60 mục tiêu trên không và tấn công 16 mục tiêu trong số đó. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)
Trên máy bay đã trang bị hệ thống đối kháng và trinh sát vô tuyến điện kiểu mới, có thể phát hiện kẻ thù và gây nhiễu trong khi không để lộ bản thân. Việc chỉ huy kiểm soát máy bay của phi công cũng đã hoàn toàn thực hiện số hóa. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)
Nhưng T-50 còn thiếu hệ thống thông tin tổng hợp thông minh cao, thiết bị chống gây nhiễu tự động và hệ thống kiểm soát tự động theo yêu cầu của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. So với “hệ thống RF tổng hợp đa chức năng” của F-35 quân Mỹ, T-50 còn thiếu khả năng tự vệ với đầy đủ băng tần. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)
Khả năng tàng hình không đủ. T-50 áp dụng công nghệ tàng hình plasma, đầu, khoang, cánh và ống nạp của máy bay đều đã áp dụng thiết kế hình dáng độc đáo, khoang vũ khí cũng áp dụng phương thức lắp đặt bên trong, giúp cho mặt cắt phản xạ của radar chỉ là 0,5 m2, nhưng khả năng tàng hình của nó vẫn rõ ràng thua kém F-22. Cùng một bộ radar, khoảnh cách bộc lộ của T-50 gấp đôi F-22. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)
Tính năng cơ động của T-50 thấp hơn F119 của F-22. Nhìn vào chỉ tiêu hiện nay, hai chỉ tiêu gồm lực đẩy trung gian và lực đẩy tăng tối đa (chế độ đốt tăng lực) đều thấp hơn động cơ phản lực F119 của máy bay F-22, vì vậy T-50 kém F-22 về tỷ lệ đẩy (tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng). Theo quan điểm của Nga, động cơ trang bị thực sự cho T-50 phải là động cơ phản lực 129, tính năng của nó tương đương F119, nhưng động cơ này còn đang nghiên cứu chế tạo. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)
Điểm thua kém tiếp theo là độ hoàn thiện công nghệ chưa đủ. Máy bay chiến đấu kiểu mới hoàn thiện phải có thời gian đủ dài. F-22 bay thử lần đầu tiên sớm hơn T-50 tới 20 năm, Mỹ bỏ ra thời gian 20 năm đó để phát hiện và giải quyết những vấn đề phát sinh. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)
Cho dù như vậy, F-22 vẫn buộc phải dừng bay do thiết bị khí ô-xi xảy ra sự cố, F-35 Lightning II cũng từng dừng bay toàn diện do sự cố hệ thống động lực. Trong khi đó, độ hoàn thiện công nghệ của T-50 kém hơn. Trong lần bay thử biểu diễn năm 2011, nó từng buộc phải dừng bay do động cơ phun lửa, khiến cho Nga tương đối lúng túng. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)
Tiếp theo là quy mô trang bị tương đối nhỏ. Chi phí cao của F-22 khiến cho quân Mỹ khó mua sắm lượng lớn, nhưng F-35 lại áp dụng một mô hình nghiên cứu phát triển hoàn toàn mới, tổng cộng có 8 đồng minh tham gia nghiên cứu chế tạo, dự kiến thị trường có nhu cầu 4.000 chiếc. Còn T-50 hiện có thể dự đoán, số lượng trang bị tổng cộng là 600 chiếc. (Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22)
Vì vậy, T-50 mặc dù có thể vượt máy bay F-22, F-35 về một số tính năng, nhưng về chỉ tiêu tính năng tổng hợp, rất khó trội hơn toàn diện so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của quân Mỹ. Trong ảnh: Tàng hình cơ F-22.
Theo VTC
Su-35 không qua mặt được 'mắt thần' Vera-E của Việt Nam
Là máy bay thế hệ 4 , có nghĩa là tiêm kích đa năngSu-35. mà Trung Quốc vừa đàm phán với Nga để mua 100 chiếc có những tính năng của máy bay thế hệ 5, trong đó có việc giảm tiết diện phản xạ. Tuy nhiên, vỏ quýt dày sẽ có móng tay nhọn.
Việc Trung Quốc sở hữu 100 chiếc Su-35 dấy lên lo ngại cho các nước láng giềng vốn không nước nào có tiềm lực quân sự đủ mạnh để sánh ngang với họ.Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên toàn thế giới, cho đến trước khi hai máy bay chiến đấu thế hệ 5 Sukhoi T-50 PAK của Nga đi vào hoạt động (vẫn đang trong quá trình thử nghiệm) hay F-22 của Mỹ được trang bị đại trà thì Su-35 quả là vô đối, kể cả so với F-35 Lightning của Mỹ.
Thông số tính năng được công ty Sukhoi Nga công bố cho biết, máy bay chiến đấu Su-35BM sải cánh 14,7 m, dài 21,9 m, cao 5,9 m, diện tích cánh máy bay là 62 m2, trọng lượng rỗng 16,5 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38,8 tấn, trang bị 2 động cơ lực đẩy véc-tơ 117s, tốc độ bay tối đa là 2.600 km/giờ, tốc độ tuần tra khoảng 1.000 km/h, bán kính tác chiến 2.000 km, trần bay thực tế 18.500 m, chịu quá tải tối đa 9 g.
Su - 35 không thể qua mặt Vera - E
Kết cấu thân máy bay của Su-35BM đã được tăng cường, hơn nữa do thiết bị vô tuyến kiểu mới trên máy bay có trọng lượng khá nhẹ, cho nên trọng lượng của máy bay chiến đấu Su-35BM thấp hơn so với máy bay chiến đấu Su-30.
Ngoài ra, so với trọng lượng cất cánh cao tới 33,5 tấn của Su-30, trọng lượng cất cánh tối đa của Su-35BM được tăng cường, đạt 38,8 tấn.
Do trọng lượng cất cánh tăng lên, lượng dầu dự trữ của thùng dầu bên trong máy bay chiến đấu Su-35BM được tăng tới 11,5 tấn. Lượng tải đạn của Su-35BM tương đương với Su-30, đều là 8 tấn, nhưng điểm treo vũ khí của Su-35BM đã từ 10 điểm tăng lên 12 điểm.
Vera E có thể phát hiện máy bay tàng hình từ 250km
Điều đáng chú ý là, máy bay chiến đấu Su-35BM đã áp dụng hệ thống radar mảng pha Irbis. Công suất đỉnh của loại radar này đạt 20 kW, có thể dò tìm được những mục tiêu ngoài 400 km, có mặt cắt phản xạ radar trên cao chỉ 3 m2, khoảng cách chặn đầu ít nhất có thể đạt 350-400 km, khoảng cách chặn đuôi ít nhất là 150 km, thậm chí có thể phát hiện mục tiêu "siêu thấp" có diện tích phản xạ chỉ 0,01 m2 ngoài 90 km, chẳng hạn máy bay tàng hình và tên lửa hành trình.
Mặc dù có thể đe dọa rất nhiều cường quốc khu vực, tuy nhiên, sẽ là không hữu dụng nếu đem Su-35 để dành cho các mục tiêu Việt Nam vì những lý do sau:
Trong chiến tranh hiện đại, cho đến nay Việt Nam là quốc gia duy nhất bẻ gãy những đợt tấn công với cường độ mãnh liệt nhất, hệ thống tác chiến điện tử vũ khí hiện đại nhất và đông đảo về số lượng.
Sẽ là không khả hữu dụng khi đem Su-35 để không chiến hay diệt hạm của Việt Nam. Đơn giản là không có cơ hội, vì sẽ không bao giờ Việt Nam đem máy bay, tàu chiến dàn trận nghênh chiến. Bởi người Việt luôn biết tiết kiệm số vũ khí quý báu của mình. Và người Việt là bậc thầy của chiến tranh du kích, kể cả trong chiến tranh hiện đại.
Đơn cử, trong kháng chiến chống Mỹ, khi đối đầu với một đội hình máy bay Mỹ đông đảo lên tới cả trăm chiếc, gồm: Máy bay ném bom B-52 và các máy bay hộ vệ như F-4 con ma, F-105 thần sấm hay F-111 cánh cụp cánh xòe... thì Việt Nam cũng chỉ cử lên một vài biên đội Mig-21. Những chiếc Mig-21 phục kích trong mây hay lợi dụng các đỉnh núi lớn che chắn, bất ngờ xông thẳng vào giữa đội hình, tấn công gây rối loạn khiến các máy bay Mỹ phải cắt bỏ bom trước khi đến mục tiêu, rồi nhanh chóng rút lui trước khi đối phương kịp định thần.
Trên biển, ngay cả khi đối mặt với tàu khu trục, Việt Nam cũng chỉ có 4 tàu phóng lôi, sử dụng tốc độ cao bất ngờ áp sát mục tiêu, khai hỏa rồi mau chóng rút lui. Tư duy quân sự này tiếp tục được phát huy trong tương lai khi Việt Nam không chủ trương đóng các tàu chiến lớn (một phần do kinh phí quá đắt đỏ, Việt Nam cũng không có ý định chiến đấu ngoài lãnh hải của Tổ quốc mình) mà chủ yếu phát triển các khinh hạm tên lửa có tốc độ cao, nhanh nhẹn và nhỏ gọn.
Một dàn Vera - E
Mặt khác, dù với tầm bắn lên tới 200 km nhưng sẽ là không hiệu quả khi khai hỏa ở tầm xa như vậy (đối phương có nhiều khả năng lẩn tránh, có đủ thời gian áp dụng các biện pháp đối phó nhằm vô hiệu hóa tên lửa). Vì vậy, để chắc chắn hạ gục đối phương, Su-35 sẽ phải tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách gần hơn. Và như vậy, đương nhiên sẽ nằm trong tầm bắn hiệu quả của tên lửa phòng không S-300. Vào gần hơn nữa đã có S-125 được hiện đại hóa lên chuẩn Petrora. Tiếp đến là tên lửa phòng không SA6 Kub và lưới lửa phòng không dày đặc tầm thấp.
Ngoài ra, không thể không kể đến hệ thống "mắt thần" canh giữ bầu trời và canh giữ biển của Việt Nam. Trong đó phải kể đến các hệ thống radar thụ động Kolchuka và đặc biệt là Vera-E vốn chuyên sử dụng cho việc phát hiện máy bay tàng hình.
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Czech Vondra gần đây, trên một website chính thức của Bộ Công thương nước này loan báo từ năm 2010, Việt Nam đã tiếp nhận 3 hệ thống radar thụ động tinh vi chuyên để phát hiện máy bay tàng hình Vera-E của Czech.
Nên nhớ, năm 2004, Washington từng áp lực Cộng hòa Czech không được bán cho Trung Quốc công nghệ VERA vốn là hệ thống duy nhất có thể phát hiện ra máy bay tàng hình Stealth.
Khả năng của Vera-E tinh vi tới mức có thể phát hiện máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ từ khoảng cách 250 km. Còn Tamara - hệ thống radar thụ động đời trước, trong quá trình thử đã phát hiện các máy bay tương đương Su-35 như phát hiện mục tiêu F-16 ở khoảng cách 400 km, CF-18A -355 km, F-15 - 365. Máy bay chiến đấu thế hệ cũ hơn như F-4 phát hiện ở khoảng 395 km, F-104 - 425 km... Thời gian trên đủ để hệ thống phòng không, các máy bay trực chiến vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Bên cạnh đó, trừ trường hợp Vera-E bị khóa mục tiêu từ trước (do hệ thống trinh sát, tình báo phát hiện), loại radar này không thể sử dụng tên lửa bức xạ tiêu diệt. Đơn giản, vì trên thực tế nó không phải là loại radar thông thường. Radar thụ động không phát sóng mà chỉ thu tín hiệu dựa trên nguyên lý, trong một môi trường không gian đồng nhất, bất kỳ một "xao động" nào của vật thể bay cũng tạo ra các sóng điện từ trường, tuỳ theo mức độ ít nhiều. Máy bay tàng hình có nhiều cách "giấu mình" nhưng suốt hành trình bay, cũng phải liên lạc và phải mở thiết bị xác định độ cao, phải mở khoang vũ khí. Có máy bay tàng hình gặp mưa, tác dụng tàng hình bị giảm. Lúc này, máy thu, cảm biến của radar thụ động có thể thu liên tục tất cả các dấu hiệu ấy để tính toán tọa độ chính xác về mục tiêu, hỗ trợ tên lửa phòng không tiêu diệt máy bay tàng tình.
Nếu bố trí các trạm radar thụ động phân tán xa nhau, khoảng 3 đến 4 trạm thành một cụm, máy tính trung tâm sẽ tổng hợp giao hội, đồng thời mọi tín hiệu thu về, theo phương pháp định vị "vi sai thời gian tới của tín hiệu" trên các tam giác, tứ giác (số lượng trạm), sẽ xác định được rất nhanh toạ độ mục tiêu.
Đồng thời ngay thời điểm đó, các đài radar hoả lực của tên lửa phòng không, nhờ thế cũng có thông số bắn ban đầu, đạn được phóng lên, bám sát liên tục máy bay, tiêu diệt ở cự ly thích hợp.
Theo Người đưa tin
Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng "rút kiếm" Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung - Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến. Địch thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm' Khi bàn...