Tăng hiệu quả điều trị ung thư tuyến tiền liệt nhờ sinh thiết kết hợp MRI
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính thường gặp nhất của hệ tiết niệu-sinh dục ở nam giới sau tuổi 50. Việc áp dụng kỹ thuật sinh thiết kết hợp MRI (MRI Fusion Biopsy) chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt là cực kỳ quan trọng trong chiến lược điều trị.
Kỹ thuật sinh thiết kết hợp MRI trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại.
Sau 3 tháng triển khai kỹ thuật sinh thiết tuyến tiền liệt qua hướng dẫn siêu âm kết hợp hình ảnh MRI đã ghi nhận tính hiệu quả trong việc phát hiện sớm nhiều trường hợp ung thư tuyết tiền liệt ở giai đoạn sớm, bao gồm một số người bệnh kết quả sinh thiết tiêu chuẩn không phát hiện tế bào ác tính trước đó.
TS. BS Đỗ Anh Toàn ( Bệnh viện Bình Dân-TP.HCM) cho biết: Kỹ thuật sinh thiết kết hợp MRI trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đã được ứng dụng cho phép xác định và đánh giá các nhân ung thư trong tuyến tiền liệt, nhất là loại có nguy cơ cao.
Từ đó, gia tăng khả năng phát hiện ung thư giai đoạn sớm hoặc những trường hợp ung thư phát triển nằm sâu bên trong tuyến tiền liệt. Hơn nữa, kỹ thuật này còn mang đến lợi ích tiềm năng là người bệnh không phải lấy nhiều mẫu mô tuyến tiền liệt hơn so với sinh thiết hệ thống theo tiêu chuẩn trước đây.
Áp dụng kỹ thuật sinh thiết kết hợp MRI (MRI Fusion Biopsy) chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt.
Video đang HOT
Với kỹ thuật mới, cho phép hình ảnh phim chụp MRI trong lúc siêu âm, từ đó các bác sĩ có thể lấy đúng mẫu mô nghi ngờ để tránh bỏ sót các nhân ung thư tuyến tiền liệt. Thay vì trước đây, với kỹ thuật sinh thiết hệ thống tiêu chuẩn, người bệnh phải nội soi lấy ngẫu nhiên 12 mẫu mô bất kỳ tại vùng ngoại biên của tuyến tiền liệt để chẩn đoán ung thư, tuy nhiên với kỹ thuật cũ vẫn có tỉ lệ bỏ sót các tổn thương nghi ngờ ung thư ở các vị trí khó tiếp cận đối với các ung thư ở giai đoạn sớm.
Kỹ thuật sinh thiết kết hợp MRI hiện nay đang được các Hội tiết niệu uy tín trên thế giới khuyến cáo và được các bác sĩ niệu khoa tại các nước phát triển ứng dụng.
Phương pháp "2 trong 1": Vừa tiêu diệt ung thư vừa phục hồi thương tổn
Đặc điểm ưu việt nhất của công nghệ này là vừa có khả năng làm chậm sự phát triển của khối u, vừa thúc đẩy quá trình hồi phục xương, mô".
Tuyến tiền liệt là một tuyến chỉ có ở nam giới. Vị trí của tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang, nối liền với niệu đạo. Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ tạo ra chất dịch màu trắng, khi quan hệ tình dục, chất dịch này sẽ được đẩy xuống niệu đạo tạo thành tinh dịch. Ung thư tuyến tiền liệt thường gặp ở nam giới trong độ tuổi sinh sản. Các tế bào ung thư này trở nên nguy hiểm hơn khi di căn sang các bộ phận khác, đặc biệt là di căn vào xương hoặc vào các hạch bạch huyết.
Năm 2018, có khoảng 324.000 đàn ông ở Mỹ chết vì ung thư, trong đó chỉ tính riêng ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng đã đóng góp phân nửa số ca tử vong.
Xuất phát từ thực tế đáng báo động này, các chuyên gia đến từ Đại học Purdue đã tiếp cận một hướng điều trị mới, giúp làm chậm quá trình phát triển của ung thư tuyến tiền liệt, vốn là một trong những loại ung thư phổ biến hàng đầu ở nam giới. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học "Molecular Therapy: Methods & Clinical Development".
"Chúng tôi đã phát triển một liệu pháp có thể giúp tăng cường sự tấn công của tế bào miễn dịch lên tế bào ung thư, đồng phục hồi xương và mô bị tổn thương bởi khối u" - GS Marxa Figueiredo đến từ Đại học Purdue, đại diện của nhóm nghiên cứu, cho biết - "Đặc điểm ưu việt nhất của công nghệ này là nó có thể được ứng dụng để điều trị nhiều loại ung thư và cả các bệnh lý khác, dựa trên khả năng làm chậm sự phát triển của khối u, cũng như thúc đẩy quá trình hồi phục xương, mô".
Chi tiết hơn về công nghệ này, nhóm tác giả đã sử dụng 1 loại protein có tên interleukin-27 hay IL-27, đã từng cho thấy khả năng làm giảm sự phát triển của khối u cũng như ngăn tế bào ung thư phát tán ra khắp cơ thể. IL-27 là 1 loại cytokine - Protein được tiết ra bởi các tế bào của hệ miễn dịch, với chức năng truyền tín hiệu giúp hệ miễn dịch xác định được mục tiêu để tấn công, trong trường hợp này là tế bào ung thư.
GS Marxa Figueiredo phân tích: "Các tế bào miễn dịch có đặc tính bị thu hút vào những vùng trong cơ thể có nhiều tín hiệu đến từ các protein như IL-27. Với ung thư, chúng tôi có thể sử dụng IL-27 để phát tín hiệu lôi kéo các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể đến khu vực của khối u hay khu vực xương bị tổn thương, từ đó các tế bào này sẽ tiêu diệt ung thư cũng như bắt đầu quá trình phục hồi xương và các mô cơ, xương, khớp khác".
Theo tìm hiểu, liệu pháp điều trị được phát triển bởi GS Marxa Figueiredo và cộng sự có thể áp dụng được cho cả người và động vật mắc nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư vú, ung thư phổi và các bệnh lý khác, mà phương pháp sử dụng protein tín hiệu có thể tăng cường đáp ứng miễn dịch.
Người mắc ung thư tuyến tiền liệt có thể biểu những triệu chứng sau:
- Nhu cầu đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm
- Tiểu khó
- Nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc cười
- Đau hoặc rát khi đi tiểu
- Đau hoặc rát khi xuất tinh
- Ít chất lỏng hơn khi xuất tinh
- Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
- Đau ngang thắt lưng, hông, xương chậu hoặc đùi
- Gặp vấn đề khi cương cứng
Dù vậy, đây cũng có thể là biểu hiện của chứng phì đại tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì thế, cần đi khám khi có những biểu hiện bất thường trên.
Minh Nhật
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào? Ung thư tuyến tiền liệt có 4 giai đoạn với những phương pháp điều trị không giống nhau. Bạn cần biết mình đang ở giai đoạn nào để được bác sĩ tư vấn điều trị hiệu quả. Ung thư tiền liệt tuyến là một khối u ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và có...