Tăng hạng nặng KV – nỗi khiếp đảm của thiết giáp Đức
Nhờ lớp giáp dày, hỏa lực mạnh, xe tăng KV đã lập nên những chiến công phi thường trước lực lượng pháo binh và thiết giáp Đức trong Thế chiến 2.
Một chiếc tăng KV của Hồng quân Liên Xô năm 1940. Ảnh: RHBT
Mùa hè năm 1941, khi phát xít Đức áp dụng chiến lược Blizkrieg sử dụng xe tăng và bộ binh tấn công nhanh nhằm bao vây và chia cắt các tuyến phòng thủ của Liên Xô, lực lượng tăng thiết giáp Hồng quân đã lập nên những chiến công phi thường nhờ trang bị loại xe tăng hạng nặng KV, theo RHBT.
Vào ngày thứ hai của cuộc chiến, giữa lúc Hồng quân Liên Xô buộc phải co cụm phòng ngự trước đà tiến công của phát xít Đức, một chiếc xe tăng KV-2 của Liên Xô đã đơn độc tác chiến, phong tỏa tuyến tiếp tế của toàn bộ sư đoàn thiết giáp trong cánh quân tấn công phía Bắc của quân đội Đức suốt hai ngày.
“Vào buổi chiều, đại đội tăng cường và sở chỉ huy tiểu đoàn tăng số 65 di chuyển dọc con đường phía đông bắc Raseynyaya thì chạm trán một chiếc tăng hạng nặng Liên Xô án ngữ trước mặt, chia cắt cụm chiến đấu Raus với quân chủ lực. Các nỗ lực tiêu diệt chiếc xe tăng này trong đêm đã thất bại dù đã sử dụng đến một khẩu đội pháo phòng không 88 mm hay lựu pháo 105 mm, thậm chí cả chiến thuật ôm mìn lao vào chiếc tăng tự sát cũng không thành công”, nhật ký của Trung đoàn Tăng số 11 Đức ghi lại.
Đến ngày thứ hai, trung đoàn thiết giáp Đức phải phát động một chiến dịch tấn công toàn diện chống lại chiếc tăng KV đơn độc. Một số tăng PzKpfw 35 hạng nhẹ được điều lên phía trước khai hỏa để đánh lạc hướng kíp tăng Liên Xô, trong khi các khẩu pháo phòng không 88 mm được điều đến và khai hỏa.
Ba trong số 12 viên đạn pháo 88 mm đã xuyên thủng chiếc tăng KV, sau đó bộ binh Đức trèo lên trên cố gắng mở cửa ném lựu đạn cho đến khi chiếc xe tăng này dừng hẳn. Bên trong khoang, quân Đức tìm thấy thi thể 6 lính tăng của Hồng quân.
Được biên chế từ cuối năm 1939, tăng KV nặng 47,5 tấn, sử dụng động cơ diesel 500 mã lực với lớp giáp dày hơn các xe tăng cũ của Liên Xô, dù hỏa lực không mạnh. Các thử nghiệm cho thấy lớp giáp của tăng KV có thể trụ vững trước 43 lần bị tấn công bằng đạn xuyên giáp nhằm vào tháp pháo.
Sau đó, tăng KV tiếp tục được cải tiến với lớp giáp dày tới 120 mm. Phần dưới thân được gia cố dày, gầm được hạ thấp và một số bộ phận được đơn giản hóa để tiện sản xuất hàng loạt.
Kíp tăng giảm xuống còn 5 người, pháo 76,2 mm L-11 được thay thế bằng pháo 76,2 mm F-32 uy lực và đáng tin cậy hơn và sau đó là pháo ZIS-5 cùng cỡ nòng nhưng tầm bắn xa hơn. Hỏa lực chính của tăng KV là lựu pháo M-10 152 mm. Tháp pháo trông thô kệch của nó trên lý thuyết có thể bắn đạn xuyên phá bê tông nặng 40 kg và 52 kg dùng để diệt công sự bê tông và boongke của đối phương. Tăng trang bị vũ khí mới này được đặt tên là KV-2.
Video đang HOT
“Trước lần khai hỏa đầu tiên, chúng tôi rất lo bởi không biết bộ khung chính của tăng có chịu nổi sức giật lớn như vậy. Chưa một ai từng lắp pháo cỡ lớn và uy lực như thế lên một chiếc xe tăng. Chúng tôi từng nghĩ nó sẽ lật nhào ngay phát bắn đầu tiên”, một thành viên nhóm thiết kế nhớ lại.
Tuy nhiên, tăng KV đã vượt qua vòng thử nghiệm và đi vào sản xuất hàng loạt, trở thành “quả đấm thép” tăng cường sức mạnh cho Hồng quân Liên Xô trong những thời khắc quan trọng.
Uy lực trên chiến trường
Trong giai đoạn đầu của Thế chiến 2, quân đội Đức sửng sốt trước khả năng chống chịu hỏa lực của tăng KV. Chiếc xe tăng này chỉ có thể bị súng phòng không Flak-36 88 mm bắn thủng trong một số trường hợp nhất định, và tài liệu lưu trữ của Liên Xô ghi nhận tinh thần chiến đấu dũng cảm của của các kíp tăng KV trước pháo binh và thiết giáp Đức.
Pháo Flak-36 88 mm phát xít Đức sử dụng để chống lại xe tăng KV của Hồng quân. Ảnh: Wikimedia
“Tôi thấy các xe tăng Đức bao vây theo hình bán nguyệt khi quan sát qua kính tiềm vọng. Hỏa lực địch bắn xối xả vào tháp pháo và mạn sườn các xe chỉ huy nhưng đều không thể xuyên thủng. Một chiếc tăng Đức chặn đầu kíp tăng của đại tá Vasiliey và thay vì phí đạn, xe Vasiliyev đâm vào xe đối thủ làm bật tung tháp pháo”, Gregory Penezhko, một sĩ quan tăng Liên Xô hồi tưởng.
Tăng KV đã lập nên nhiều chiến công trước lực lượng thiết giáp Đức. Trong một trận đánh, một đội tăng KV Liên Xô do Zinovii Kolobanov chỉ huy đã hạ tổng cộng 43 xe tăng địch, trong đó riêng kíp tăng của Kolobanov đã diệt 22 chiếc.
Mùa thu năm 1941, Đức cải tiến pháo phóng không Flak -36 88 mm để tấn công xe tăng hạng nặng của Liên Xô với chỉ thị “chỉ bắn vào tăng KV” ghi trên tháp pháo. Ưu thế trên chiến trường của tăng KV chấm dứt vào tháng 12/1941, khi Hitler ra lệnh sử dụng đạn pháo tên lửa đẩy bí mật chống lại xe tăng Hồng quân.
Lúc này, tăng KV trở nên dễ bị tiêu diệt như tăng T-34, khiến nhiều người bắt đầu quay ra chỉ trích nó như khả năng cơ động kém, tốc độ thấp, truyền tin không đáng tin cậy, và trọng lượng quá lớn.
Ngoài ra, chất lượng kíp lái cũng là nguyên nhân khiến tăng KV thất bại. Liên Xô có nhiều xe tăng nhưng không có đủ kíp tăng đào tạo bài bản. Đa số kíp tăng này chưa từng lái ô tô trước khi nhập ngũ, và chỉ có 3-5 giờ tập lái trước khi được điều ra chiến trường.
Với những lý do đó, Liên Xô không muốn tiếp tục sản xuất tăng hạng nặng KV-2. Họ phát triển một biến thể dung hòa giữa các yếu tố hỏa lực, trọng lượng với tốc độ và đặt tên là KV-85, trang bị pháo 85 mm. Tuy nhiên, ở thời điểm tham chiến tháng 8/1943, tăng KV-85 tỏ ra quá yếu trước các tăng hạng nặng Đức, và được thay thế bằng tăng IS-1.
Tuy nhiên, trước khi tăng IS-1 ra đời, tăng KV mới vẫn được xem là tăng Liên Xô đủ khả năng chống lại lực lượng thiết giáp hạng nặng Đức ở khoảng cách 1000 m. Sau Trận chiến Moscow, tăng KV là niềm tự hào của lãnh đạo Liên Xô. Năm 1942, Stalin ra lệnh chuyển giao một chiếc tăng KV-1 cho Anh và Mỹ để thể hiện niềm hãnh diện về loại vũ khí này với các đồng minh.
Tăng KV-1 và KV-1S được trưng bày ở bảo tàng tăng Kubinka ngoại ô Moscow trong khi chiếc KV-2 cuối cùng được để tại Bảo tàng Các lực lượng Vũ trang Trung ương ở Moscow.
Duy Sơn
Theo VNE
Tranh cãi trước chuyến thăm của ông Obama đến Hiroshima
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến Hiroshima, một trong 2 thành phố của Nhật Bản bị Mỹ ném bom nguyên tử thời Thế chiến 2, vào hạ tuần tháng nay. Chuyến thăm làm dấy lên tranh cãi từ truyền thông Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đài tưởng niệm các nạn nhân của bom nguyên tử ở Hiroshima. REUTERS
Tờ China Daily, trong bài xã luận ra ngày 13.5, nói rằng chuyến đi đó có thể trở thành thảm họa cho người đứng đầu nước Mỹ. Giới truyền thông của Nhật và lực lượng cánh hữu sẽ không để yên cho ông Obama đặt chân xuống Hiroshima khi Nhà Trắng tuyên bố ông sẽ không có bất kỳ lời xin lỗi nào cho vụ ném bom nguyên tử của Mỹ xuống thành phố này cách đây hơn 70 năm.
Chuyến đi của người đứng đầu Nhà Trắng vào ngày 27.5 cũng là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đến Hiroshima.
China Daily cho rằng thảm họa sẽ lập lại, người Nhật sẽ phản đối như họ đã từng ngăn cản Ngoại trưởng John Kerry khi ông đến Công viên tưởng niệm các nạn nhân của bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima hồi tháng 4.2016.
Trong khi đó, hãng tin Yonhap dẫn phát biểu của các nhà phân tích chính trị và lịch sử cho rằng chuyến thăm của ông Obama không chỉ khuấy động sự giận dữ từ phe chống đối ở Nhật mà còn cả Hàn Quốc, nơi có rất nhiều nạn nhân của chế độ quân phiệt Nhật trong thời kỳ xâm chiếm bán đảo Triều Tiên.
Ông Nam Chang-hee, giáo sư chính trị quốc tế của đại học Inha, nói rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang chờ đón chuyến thăm của ông Obama đến Hiroshima vì Tokyo muốn sử dụng sự kiện này để xóa đi hình ảnh nước Nhật là "tội phạm chiến tranh", vốn vẫn còn nằm sâu trong tâm trí của nhiều người châu Á, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc
Theo ông Nam, Tokyo sẽ chỉ làm tốt nhiệm vụ này nếu có sự trợ giúp từ phía Washington và không có gì hiệu quả bằng hình ảnh của một tổng thống cường quốc như Mỹ.
Trong khi đó, điều khiến nhiều người quan tâm là chuyến thăm của ông Obama tới Hiroshima có thể làm sống lại "chủ nghĩa xét lại" ở Nhật.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đi thăm Hiroshima. REUTERS
"Washington có thể đã rất đắn đo cho chuyến đi của ông Obama, nhưng vẫn viện dẫn rằng nhiều cơ quan báo chí lớn của Mỹ chống lại quan điểm cho rằng chuyến thăm của ông Obama có thể sẽ khơi dậy chủ nghĩa xét lại ở Nhật", ông Park Won-gon, giáo sư khoa học chính trị tại đại học Handong Global, nhận xét.
Trong khi đó Washington xem chuyến thăm của ông Obama đến Hiroshima là việc cần thiết trong chiến lược tăng cường hợp tác an ninh với Nhật Bản. Nhật là đồng minh quan trọng trong chiến lược tái cân bằng và xoay trục về châu Á của Mỹ.
Mặc dù chiến lược của Mỹ khá rõ ràng nhưng theo các nhà phân tích, ông Obama sẽ phải đối mặt với một thách thức ngoại giao khi nhiều người lo ngại chuyến thăm Hiroshima của ông cũng là một "lời xin lỗi" cho vụ ném bom nguyên tử của Mỹ.
"Những thách thức mà ông ấy phải đối mặt là đề cập đến các hậu quả của việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ gây tác động tiêu cực lên xã hội Nhật Bản", Bruce Bennett, nhà phân tích an ninh cấp cao của RAND Corp (Mỹ), nói với hãng thông tấn Yonhap qua email.
"Nhưng mặt khác, nếu bỏ qua các nạn nhân Hàn Quốc sẽ gây ra một phản ứng tiêu cực cho đất nước từng phải gánh chịu nặng nề hậu quả của chủ nghĩa quân phiệt do quân đội Nhật gây ra này", ông nói tiếp.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Những vũ khí giúp Liên Xô đè bẹp Phát-xít Đức trong Thế chiến II Cach đây đung 71 năm, Hông quân Liên Xô đa lam nên chiên thăng vi đai sau khi nghiên nat cô may chiên tranh cua Phat-xit Đưc, giup nhân loai thoat khoi hoa diêt chung cua chu nghia Phat-xit. Ngoai tinh thân quât cương cua nhân dân Liên Xô, nhưng vu khi ma cac ky sư Liên Xô chê tao trong thơi gian...