Tằng hắng liên tục, bệnh gì?
Chào bác sĩ! Tôi luôn bị trạng thái vướng vướng ở cổ và tằng hắng thường xuyên. Tình trạng trên làm cổ họng tôi rất khó chịu. Tôi không biết bệnh có nguy hiểm không, tôi phải làm sao? (N.M.C.D. – Danh@…)
Dinh dưỡng hợp lý để phòng bệnh – Ảnh: Getty
TS NGUYỄN NGỌC MINH (giảng viên bộ môn tai – mũi – họng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) trả lời:
- Tằng hắng là âm thanh phát ra từ cổ họng. Mục đích tằng hắng nhằm làm giảm cảm giác vướng và tống chất nhầy tích tụ ở họng .
Tằng hắng là một triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau ( dị ứng, cảm cúm, trào ngược dạ dày…) mà đứng đầu là viêm họng mãn tính. Viêm họng mãn tính thường do viêm amiđan hoặc viêm họng hạt. Khi viêm loét sẽ hình thành chất nhầy và gây vướng trong họng, vì vậy bệnh nhân muốn tằng hắng để chất nhầy được bong ra.
Để điều trị giai đoạn đầu của bệnh tằng hắng, bạn nên khò họng bằng nước súc họng được bán tại các cửa hàng thuốc hoặc khò bằng nước muối pha loãng và thường xuyên ngậm kẹo trị bệnh y khoa.
Nếu tình trạng bệnh không giảm ( tằng hắng liên tục, kéo dài nhiều ngày) thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định đúng nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Không để rơi vào tình trạng bệnh hết nhưng tằng hắng vẫn còn vì trên thực tế nhiều người tằng hắng trong vô thức. Nhiều người dù đã điều trị hết bệnh viêm họng, viêm thanh quản nhưng vẫn tằng hắng trong lúc đang nói chuyện, làm việc, đi xe… Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Video đang HOT
XUÂN MAI ghi
Theo tuoitre.vn
6 thức uống không nên dùng ngay sau khi vừa thức dậy
Uống một cốc nước sau khi vừa thức dậy tốt cho sức khoẻ và tiêu hoá nhưng không phải bạn có thể uống bất cứ loại nước nào.
Nước trà để qua đêm
Nước trà pha quá lâu sẽ khiến các dưỡng chất trong trà như vitamin, polyphenol xảy ra phản ứng oxy hoá, làm giảm giá trị dinh dưỡng, khi uống vào có thể ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hoá.
Nước có ga
Nước uống có ga làm tăng tốc độ bài tiết canxi trong quá trình trao đổi chất, khiến bạn thấy khát nước hơn. Chưa kể, thức uống này còn khiến tăng cảm giác đói, khiến bạn muốn ăn nhiều hơn.
Cà phê
Uống cà phê ngay sau khi vừa thức dậy không giúp bạn tỉnh táo hơn mà chỉ gây ra chứng ruột kích thích. Bạn chỉ nên uống cà phê sau khi đã ăn sáng.
Nước chanh mật ong
Uống nước chanh pha mật ong vào buổi sáng đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng không phải uống ngay sau khi vừa thức dậy.Trong mật ong có chứa lượng lớn fructose và glucose khiến đường huyết tăng cao, làm cơ thể không có cảm giác đói nên gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ bữa sáng. Bạn chỉ nên uống sau khi đã uống một ly nước ấm khoảng 10 phút.
Nước muối pha loãng
Một số người uống nước muối pha loãng vào buổi sáng để làm giảm chứng táo bón nhưng nếu uống lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp. Vì vào buổi sáng, huyết áp thường cao hơn các khoảng thời gian khác trong ngày, dung nạp lượng lớn natri vào buổi sáng có thể khiến huyết áp tăng cao hơn.
Nước ép hoa quả
Uống nước ép hoa quả khi bụng đói sẽ gây kích thích đường ruột, làm rối loạn tiêu hoá. Thức uống này chỉ nên dùng sau bữa sáng.
Đồ uống tốt nhất để dùng sau khi vừa thức dậy là nước lọc ấm
Nước lọc ấm sẽ giúp làm dịu dạ dày, bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể sau một đêm dài, đồng thời tăng cường trao đổi chất, giúp thức ăn hấp thu dễ hơn, tránh tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Giang Nguyên
Theo Ngoisao.net
Bé trai 5 tuổi tử vong do bác sĩ tiên lượng 2 loại bệnh ngược nhau? Khi nhập viện, bé trai 5 tuổi được chẩn đoán là mắc chứng viêm Amidan nhưng sau 4 ngày điều trị thì bệnh tình nặng hơn và được các bác sĩ chẩn đoán lại do sốt xuất huyết nặng rồi cho chuyển viện nhưng do quá chậm nên đã tử vong. Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba...