‘Tăng giá’ gấp 3 lần, giới nhà giàu sẽ đau đầu hơn khi muốn lấy thẻ xanh ở Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump
Hạn mức đầu tư EB-5 được Bộ An ninh nội địa Mỹ đề xuất tăng lên 1,35 triệu USD, thay vì 500.000 USD như hiện tại.
Tổng thống mới đắc cử Donald Trump lên nhậm chức hiện đang thu hút được sự chú ý của nhiều nước và chuyên gia trên thế giới. Đối với kinh doanh, ngoài những lo lắng về các chính sách bảo hộ mới thì vấn đề nhập cư và nhập tịch cũng đang làm họ phải đau đầu với chính quyền Washington mới.
Ngay trước khi ông Trump nhận chức, Nghị viện Mỹ đã đề nghị nâng hạn mức đầu tư quy định cho loại thị thực EB-5 từ 500.000 USD lên 1,35 triệu USD đối với những khu vực được đánh giá là kém phát triển (TEA) và từ 1 triệu USD lên 1,8 triệu USD cho các vùng khác.
Điều này đồng nghĩa với việc những nhà đầu tư, doanh nhân giàu có phải chi nhiều tiền cho các dự án ở Mỹ mới có thể được xem xét cấp thị thực dạng EB-5 và thậm chí là nhập tịch.
Hơn nữa, việc nâng số tiền quy định đầu tư sẽ khiến thời gian cũng như thủ tục xác định tài chính trở nên dài dòng và khó khăn hơn, qua đó hạn chế số người sử dụng chương trình này để nhập tịch Mỹ.
Rất nhiều luật sư cho người nhập cư vào Mỹ nhận định dòng EB-5 là “thị thực vàng” bởi chúng cho phép những người giàu, người nước ngoài nhập cảnh và thậm chí là nhập tịch vào Mỹ dễ dàng cùng với cả gia đình của họ.
Nói cách khác, giới thượng lưu nước ngoài có thể trở thành công dân Mỹ, hoặc để gia đình họ thành người Mỹ chỉ với việc cho các công ty Mỹ thuê một số tiền nhất định trong vòng vài năm và có thể thu hồi lại nếu muốn.
Loại thị thực ưa thích của giới nhà giàu
Chương trình thị thực EB-5 của Mỹ trong những năm gần đây đang khiến Nghị viện nước này dậy sóng bởi có quá nhiều người giàu Trung Quốc lợi dụng điều này để có thể cho con cái, gia đình họ sang du học và nhập tích, qua đó tạo lỗ hổng để họ có thể nhập tịch sau này nếu muốn.
Số liệu chính thức cho thấy trong năm 2014, những người giàu Trung Quốc chiếm tới 85,4% số trường hợp sử dụng chương trình thị thực EB-5. Nguyên nhân chính là các biến động gần đây khiến giới nhà giàu Trung Quốc tăng cường tìm kiếm những biện pháp bảo đảm như cơ hội nhập tịch vào Mỹ.
Video đang HOT
Nhu cầu nhập cảnh và nhập tịch tăng cao đã thúc đẩy hẳn một ngành dịch vụ để làm thị thực EB-5. Theo đó hàng loạt những văn phòng luật sư, công ty bất động sản ra đời chỉ để phục vụ cho giới nhà giàu nước ngoài.
Cụ thể, các doanh nghiệp Mỹ tạo nên những dự án, công trình hoặc gọi vốn đầu tư kinh doanh từ những người giàu nước ngoài, đổi lại họ sẽ cung cấp chứng từ để giới nhà giàu này có thể lấy thị thực và nhập tịch Mỹ.
Trước tình hình biến tướng này, rất nhiều chính trị gia và những người theo quan điểm bảo hộ đã kêu gọi chính phủ Mỹ cải cách chương trình EB-5 hoặc thậm chí hủy bỏ chúng.
Liệu ông Trump có hủy bỏ EB-5?
Ban đầu chương trình EB-5 được Nghị viện Mỹ thông qua vào năm 1992 nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Mỹ cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên cho đến năm 2005 thì số lượng người nước ngoài tham gia chương trình này vẫn còn rất hạn chế do quá trình xét quá dài cũng như thủ tục vô cùng phức tạp.
Đến năm 2011, Bộ An ninh nội địa Mỹ quyết định nới lỏng thủ tục cho EB-5 nhằm kích thích dòng vốn nước ngoài cũng như thúc đẩy thị trường việc làm trong nước. Kể từ đây, số lượng đăng ký làm EB-5 đã tăng vọt và đạt mức giới hạn vào năm 2014 với hơn 10.000 trường hợp.
Riêng trong năm 2012, chương trình EB-5 đã đem lại 8,7 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ cũng như tạo được 35.150 việc làm mới.
Mặc dù vậy, sự tăng trưởng ồ ạt của dòng thị thực EB-5 khiến nhiều chuyên gia đặt câu hỏi về tính hiệu quả của chương trình này khi 40% số đầu tư theo loại thị thực này là vào những nơi như Manhattan-New York, khu vực của giới thượng lưu thay vì những vùng có kinh tế khó khăn hoặc kém phát triển hơn.
Hiện chưa rõ Tổng thống mới đắc cử Trump liệu có hủy bỏ EB-5 hay không nhưng nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa cho rằng ông chủ mới của Nhà Trắng sẽ giữ chương trình này bởi chúng thúc đẩy số công ăn việc làm tại Mỹ. Thêm vào đó, ông Trump chỉ phản đối những người nhập cư bất hợp pháp chứ không chống lại những người nhập tịch hợp lệ theo chương trình EB-5.
Tạp chí Forbes cho biết hãng Krushner Companies của con rể ông Trump, anh Jared Krushner có một dự án nhà cho thuê tại thành phố Jersey và đã nhận được 50 triệu USD FDI từ chương trình EB-5, phần lớn trong số đó là người Trung Quốc.
(Theo Soha News)
Lo bị trục xuất, phụ nữ nhập cư nén nỗi đau bạo hành gia đình
Do nhập cư theo diện visa tạm thời, một phụ nữ ở Australia không dám tố cáo bị chồng bạo hành.
Sarah lo sợ bị trục xuất nếu cô tố cáo bị chồng đánh đập. Ảnh: ABC News.
Theo ABC, Sarah (tên nhân vật đã được thay đổi) muốn kể câu chuyện của mình để khuyến khích những nạn nhân khác của bạo lực gia đình tìm đến sự giúp đỡ.
Sau khi chuyển đến sống ở Australia, cô phải chứng kiến những thay đổi tồi tệ từ chồng mình. Anh ta gặp rắc rối với vợ cũ và luôn túng tiền, mất ngủ, hay uống rượu và đánh đập vợ.
"Tôi chẳng làm gì cả nhưng anh ta cứ đánh. Tôi không thể la hét, không thể trốn chạy", cô nhớ lại lần đầu tiên bị chồng hành hung.
"Năm 2014, chồng tôi phiền lòng chuyện gia đình. Vì thế, anh ta bắt đầu uống rượu và thuốc ngủ. Sau đó, anh ta tát tôi vô cớ. Trước đó chúng tôi cũng từng cãi nhau, nhưng chưa lần nào anh ấy đánh vợ. Tôi lúc ấy rất buồn", Sarah tâm sự.
Dấu hiệu bạo lực gia đình bắt đầu xuất hiện khi Sarah phát hiện chồng mình vẫn còn liên lạc với vợ cũ. Anh ta chối và cuối cùng tát vợ khi cô hỏi.
Ban đầu Sarah nhượng bộ vì nghĩ đến đứa con vừa mới sinh. Nhiều tuần trôi qua, chồng cô ngày một hung hãn và đòi hỏi gia đình Sarah chu cấp tiền. Anh ta lấy lý do cần tiền để xin visa thường trú tại Australia.
Thay vì gọi cảnh sát, Sarah nhấn 000 (số điện thoại cấp cứu ở Australia) để mong sự giúp đỡ từ nhân viên y tế vì cô nói rằng chồng mình "có vấn đề".
Vào một đêm, phát hiện chồng có hành vi bạo lực với con, Sarah rời khỏi nhà.
"Tôi chưa bao giờ thấy người cha nào lại đá chính con đẻ của mình. Tôi mang con chạy trốn nhưng chẳng biết đi đâu cả", cô kể.
Bạn bè không hề hay biết chồng cô hành hung vợ nên Sarah quyết định đến trung tâm thương mại Casuarina Square ở thành phố Darwin, miền bắc Australia ở lại đó ba ngày.
"Tôi tới rạp chiếu phim. Tôi cho con ăn ở đó. Sau đó hai mẹ con vào nhà vệ sinh ngủ. Tôi có thể ở nơi này bao lâu? Tôi lại quay về nhà. Chuyện cũ lặp lại, anh ta đánh tôi", Sarah kể.
Những trường hợp như Sarah không hiếm gặp ở Nhà Dawn, một trong số những tổ chức hỗ trợ lớn nhất tại thành phố Darwin dành cho nạn nhân của bạo hành gia đình.
"Sarah tìm đến chúng tôi và rõ ràng cô chưa chắc chắn về lựa chọn của mình. Tài chính có hạn, không có nhiều dịch vụ hỗ trợ, gia đình ở nước ngoài, cô ấy bị cô lập khỏi cộng đồng. Tất cả phụ nữ đến gặp chúng tôi đều vấp phải sự ràng buộc giữa bạo lực gia đình và vấn đề nhập cư. Bây giờ Sarah vẫn lo lắng liệu cô có thể ở lại Australia hay không", bà Susan Crane, giám đốc điều hành Nhà Dawn chia sẻ.
Sarah nhập cư vào Australia theo diện visa 457 (visa tạm trú dành cho lao động có tay nghề). Do đó, Sarah và con trai sẽ khó xin ở lại quốc gia này nếu ly dị chồng. Một số phụ nữ khác (theo diện visa vợ chồng) có thể không bị trục xuất nếu chứng minh được mối quan hệ vợ chồng là thật và họ là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Theo thống kê của Cục di trú Australia, số vụ bạo hành gia đình theo diện visa vợ chồng năm 2013 là 663, 2014 là 458, và 6 tháng đầu năm 2015 là 217.
Tháng 3 vừa qua, chính phủ Australia đưa ra luật dự thảo mà Bộ trưởng Nhập cư Peter Dutton đánh giá là "bước đi quan trọng" nhằm giúp những phụ nữ theo diện visa tạm thời thoát khỏi bạo lực gia đình. Theo luật này, người xin cấp visa có thể biết được về tiền sử bạo lực gia đình của người bảo trợ visa cho mình.
"Chúng tôi sẽ cương quyết không cấp visa nếu nhìn thấy có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình", ông Dutton khẳng định.
Tuy nhiên, những thay đổi này có thể là quá muộn với hai mẹ con Sarah, những người đang phải nỗ lực để xin ở lại Australia.
Hương Trần
Theo VNE
Mỹ lập trường đại học giả, phát hiện 1.000 người gian lận visa Nhà chức trách Mỹ đã thiết lập một trường ĐH giả và bẫy được 21 người tổ chức lượng lớn visa gian lận liên quan đến 1.000 người nước ngoài trong hơn 2,5 năm qua. Nhà chức trách Mỹ đã thành lập một trường ĐH giả mạo có cả website và phòng làm việc để bẫy hơn 1.000 người theo như cáo buộc...