Tăng gấp đôi đường biên giới của NATO với Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) đã chính thức có thành viên thứ 31 là Phần Lan từ ngày 4/4 sau một buổi lễ thượng cờ được tổ chức nhanh gọn tại trụ sở NATO ở Brussels.
Việc tiếp nhận Phần Lan cũng giúp hoàn thành bài toán về địa lý của NATO bằng cách lấp đầy khoảng trống lớn trong khu vực Biển Baltic có tầm quan trọng chiến lược ở phía Bắc châu Âu. Có thể nói, đây sẽ là một cột mốc mang tính lịch sử đối với cấu trúc an ninh tại châu Âu, đánh dấu một trong những biến động địa chính trị lớn nhất tại châu lục này trong nhiều thập niên qua.
Với việc gia nhập NATO, Phần Lan cũng khiến cho không gian tiếp xúc trực tiếp giữa liên minh quân sự này và Nga tăng gấp nhiều lần bởi quốc gia Bắc Âu này có tới 1.340km biên giới đất liền với Nga. Về mặt quân sự, điều này sẽ khiến cho nguy cơ xảy ra các va chạm, các tính toán sai lầm giữa NATO và Nga gia tăng, đồng thời áp lực về an ninh đối với cả hai phía cũng sẽ nặng nề hơn. Đối với khả năng đóng góp của Phần Lan cho sức mạnh quân sự của NATO, hầu hết đều cho rằng Phần Lan, và thời gian tới có thể là Thụy Điển, đều là các thành viên có giá trị cao.
Cột cờ dành cho Phần Lan đã được đóng sẵn, nằm giữa cờ Pháp và Estonia, trước trụ sở NATO ở Brussels ngày 3/4/2023. Ảnh: AP
Không giống như hầu hết các thành viên của liên minh, Phần Lan đã không cắt giảm chi tiêu và đầu tư quốc phòng sau Chiến tranh Lạnh. Hiện tại, Phần Lan có 280.000 quân chính quy, khoảng 900.000 quân dự bị được trang bị và huấn luyện tốt. Ngoài ra, Phần Lan cũng có lực lượng pháo binh hàng đầu châu Âu, lực lượng tác chiến không gian mạng có trình độ cao, đồng thời có thể coi là một cường quốc công nghệ. Vì thế, đối với NATO, việc có thêm Phần Lan làm thành viên sẽ gia tăng đáng kể sức mạnh của khối này tại khu vực Bắc Âu.
Video đang HOT
Vấn đề đặt ra bây giờ là sau khi Phần Lan chính thức gia nhập NATO, liệu NATO có triển khai thêm các khí tài và nhân lực đến Phần Lan hay không? NATO đã nói rằng, họ không có ý định ngay lập tức tăng cường sự hiện diện của mình ở Phần Lan. Nhưng một số thành viên đã triển khai quân đội ở nước Bắc Âu này tham gia các cuộc tập trận trong năm qua.
Chính quyền Nga phản ứng khá kiềm chế với việc Phần Lan gia nhập NATO, không coi đây là động thái đe doạ an ninh sống còn của Nga nhưng nếu NATO triển khai lực lượng và vũ khí đến Phần Lan, chắc chắn Moscow sẽ đáp trả quyết liệt. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cảnh báo Moscow sẽ tăng cường lực lượng của mình “trong trường hợp NATO triển khai lực lượng của các thành viên khác trên lãnh thổ Phần Lan”. Ông nói: “Chúng tôi sẽ tăng cường tiềm lực quân sự của mình ở phía Tây và Tây Bắc”
Romania và Moldova phát hiện những vật thể bay bí ẩn trong không phận
Sau khi phát hiện những vật thể bí ẩn trong không phận, Romania đã triển khai máy bay chiến đấu MiG-21 còn Moldova quyết định ngừng các chuyến bay.
Romania và Moldova đình chỉ các chuyến bay sau khi phát hiện vật thể lạ trên bầu trời. Ảnh: mapn.ro
Romania và nước láng giềng Moldova đã phải tạm thời đóng cửa không phận của họ, trong khi Bucharest triển khai máy bay chiến đấu để sẵn sàng ứng phó khi có cáo cáo về những vật thể bí ẩn xuất hiện trên bầu trời.
Vụ việc xảy ra vào khoảng giữa trưa 14/2 theo giờ địa phương ở hai quốc gia có chung biên giới với Ukraine. Cả Romania và Moldova đều không bình luận về nơi xuất xuất phát của các vật thể lạ trên không.
Bộ Quốc phòng Romania đã điều động hai máy bay phản lực để giám sát một vật thể được hệ thống radar phát hiện ở độ cao khoảng 11.000 m vào khoảng 12h30 (giờ Romania). Theo Bộ trên, vật thể này tương đối nhỏ và có các đặc điểm tương tự như một khinh khí cầu thời tiết.
Tuy nhiên, bất chấp cuộc tìm kiếm trên không kéo dài khoảng 30 phút, các phi công hoặc hệ thống radar vẫn không xác định rõ được vật thể này.
"Các nhà chức trách Romania đã áp dụng tất cả các quy trình tiêu chuẩn kể từ thời điểm phát hiện vật thể và hai máy bay MiG-21 của Lực lượng Không quân Romania, dưới sự chỉ huy của NATO đã cất cánh từ Căn cứ Không quân Fetesti số 86 hướng đến khu vực nơi mục tiêu trên không đã được báo cáo", một tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Romania nêu rõ.
"Tuy nhiên, phi công của hai máy bay MiG-21 đã không xác nhận sự hiện diện của mục tiêu trên không, cả bằng mắt thường lẫn trên radar của máy bay. Các máy bay đã hiện diện trong khu vực khoảng 30 phút để xác định rõ tình hình, sau đó chúng quay trở lại căn cứ không quân", tuyên bố cho biết thêm.
Theo Bộ Quốc Phòng Romania, lực lượng không quân nước này liên tục giám sát, phối hợp với các lực lượng NATO ở không phận của họ và khu vực lân cận.
Cũng vào khoảng 12h30, Bộ Quốc phòng Moldova "nhận được thông tin rằng một vật thể nhỏ không xác định tương tự như khinh khí cầu thời tiết đã được phát hiện trong không phận của nước này ở khu vực thành phố Soroca," một tuyên bố từ Cơ quan Hàng không Dân dụng Moldova cho biết.
Tại Moldova, vụ việc đã dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong việc đi lại và sự hoảng loạn nhất thời, khi các nhà chức trách tạm thời đóng cửa không phận phía trên biên giới phía Bắc với Ukraine. Hàng chục chuyến bay bị hủy hoặc hoãn lại.
"Xét điều kiện tình hình và việc không thể theo dõi, xác định vật thể cũng như đường bay của nó, nhằm đảm bảo an toàn và an ninh cho công dân. Vào lúc 13h24, chúng tôi quyết định tạm thời đóng cửa vùng trời. Sau khi xác minh thông tin và đảm bảo không có bất kỳ mối nguy hiểm nào đối với sự an toàn của công dân, theo đề xuất của Bộ Quốc phòng, vào lúc 14h46, không phận đã được mở lại", tuyên bố được Bộ Quốc phòng Moldova công bố.
Các vụ phát hiện trên diễn ra sau một loạt sự cố tương tự trong tháng này ở Mỹ, nơi các máy bay chiến đấu đã bắn hạ các vật thể trên không, trong đó có một khinh khí cầu tầm cao của Trung Quốc đã bay qua không phận Mỹ. Trung Quốc tuyên bố đó là một khinh khí cầu đã vô tình đi chệch hướng.
Moskva: Quan hệ Nga và phương Tây 'đi vào đường cùng' vì cuộc chiến ở Ukraine Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Mỹ và các đồng minh phương Tây đã đẩy mối quan hệ với Moskva vào đường cùng không thể cứu vãn, với những động thái hỗ trợ Ukraine chống lại Nga. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: AFP Phát biểu trước các thành viên Quốc hội Nga ngày 15/2, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã đưa ra...