Tảng đá trăm tấn treo trên đầu nhiều hộ dân
Nằm lưng chừng núi ở độ cao hơn 60 m, tảng đá ước nặng 100 tấn có nguy cơ lăn xuống bất cứ lúc nào khiến 4 nhà dân phía dưới nơm nớp lo sợ. Chính quyền xã chưa tìm ra cách xử lý.
Tảng đá ước nặng một trăm tấn sau khi sạt lở đang mắc tại dốc phía trên gia đình Đào Văn Đông. Ảnh: Giang Chinh
Nửa tháng nay, gia đình anh Đào Văn Đông cùng 3 hộ dân khác trú tại thôn 9, làng Trại Sơn (An Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng) luôn sống trong tâm trạng lo lắng. Đêm xuống, nhiều người lớn không dám ngủ vì sợ tảng đá sau nhà lăn xuống bất ngờ, không kịp chạy.
Anh Đông kể, sáng sớm 18/5, nghe tiếng ầm ầm cả gia đình anh vội khua nhau dậy và chạy thật nhanh ra khỏi nhà. Đi kiểm tra, vợ chồng anh phát hiện phát hiện hàng chục tảng đá lớn nhỏ sạt từ trên núi nằm la liệt ngay sau nhà. Vườn cây na gãy đổ rạp, công trình phụ bị hư hỏng. Một tảng khác nặng cả chục tấn nhằm thẳng ngôi nhà chính, nhưng rất may bị gốc xoài chặn lại.
Trung bình một khối đá xanh nặng 2,4 tấn, với tảng đá dài 6 m, rộng và cao 3 m thế này, trọng lượng khoảng 100 tấn. Ảnh: Giang Chinh
“Nhìn lên đỉnh núi, chúng tôi giật mình phát hiện một tảng đá rất lớn đang bị mắc lại, nằm lơ lửng trên đường trượt dốc ở độ cao 60-70 m. Nếu hôm đó nó lăn xuống thì không biết gia đình có còn được như hôm nay không”, người đàn ông 49 tuổi nói.
Video đang HOT
Ngay sau đó, 4 hộ dân sinh sống dưới chân núi Trại Sơn đã có đơn kiến nghị lên chính quyền yêu cầu di dời tảng đá. Xã đã cử người xuống lập biên bản đánh giá mức độ nguy hiểm, đo đạc cho thấy tảng đá dài 6 m, rộng và cao 3 m, ước nặng 100 tấn.
“Tuy nhiên, đã hai tuần nay tảng đá vẫn nằm đó, còn chúng tôi thì đêm nào cũng phải mở cửa để chực nghe tiếng động mạnh là chạy thật nhanh ra khỏi nhà. Nhà này ông bà, cha mẹ chúng tôi ở từ xưa, có sổ đỏ chứ không phải nhà mới xây hay lấn chiếm gì, đâu dễ chuyển đi nơi khác”, chị Mạc Thị Xuân (vợ anh Đông) nói.
Tảng đá lớn nặng vài tấn lăn thủng bức tường công trình phụ của gia đình chị Xuân. Ảnh: Giang Chinh
Sáng 2/6, trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Đăng, Chủ tịch xã An Sơn cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, xã đã liên hệ một doanh nghiệp đề nghị họ di dời tảng đá.
“Tuy nhiên, doanh nghiệp sợ quá trình di dời có thể ảnh hưởng đến nhà dân nên từ chối. Hiện xã chưa biết làm thế nào, trước mắt đã báo cáo lên huyện xin hỗ trợ và khuyến cáo người dân tạm lánh sang nhà họ hàng”, ông Đăng nói.
Về nguyên nhân tảng đá rơi, ông Lại Đức Long, Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Thủy Nguyên cho rằng, phải có sự tác động gián tiếp của một số đơn vị nổ mìn, khai thác đá gần đó trên cùng dãy núi mới làm rung chấn khiến các tảng đá tách ra, rơi xuống.
“Đây là sự cố cấp thiết cần xử lý ngay. Nếu không may, tảng đá đó lăn xuống có thể làm sập nhà dân, gây chết người”, ông Long nói.
Giang Chinh
Theo VNE
Di dời khẩn cấp năm hộ dân khỏi khu vực sạt lở
Năm hộ dân phải di dời khẩn cấp khi 70 m đê bao sông Long Hồ ở tổ 1, ấp Long Khánh, xã Long Mỹ, huyện Mang Thít, Vĩnh Long trôi xuống sông.
Ông Nguyễn Đắc Hưởng chỉ nơi tường rào và sân bị nhấn chìm
Có mặt tại hiện trường vụ sạt lở vào sáng 27.5, chúng tôi chứng kiến cảnh phần đất cát của đê bao tiếp tục bị lở sâu và sạt ra phía sông mỗi khi con nước triều cường dâng cao.
Theo người dân nơi đây, khoảng 3 giờ ngày 26.5, một đoạn bờ bao sông Long Hồ xảy ra sạt lở sâu vào thêm khoảng 7m, dài khoảng 50 m. Cũng tại vị trí này, vào khoảng 4 giờ ngày 23.5, đã xảy ra vụ sạt lở dài khoảng 20 m, sạt sâu 5m.
Bà Biện Thị Hai, một trong năm hộ dân bị ảnh hưởng nặng trong vụ sạt lở, lo lắng nói: "Mới chiều qua (26.5 - NV) tới nay mà bức tường nhà tôi đã toác rất rộng. Chúng tôi phải đi nơi khác lánh nạn, sợ căn nhà sụp bất cứ lúc nào".
Ông Nguyễn Đắc Hưởng, một hộ dân khác, rầu rĩ: "Hàng rào và sân nhà cả trăm triệu đồng của tôi đã bị trôi xuống sông. Gia đình chúng tôi cũng đã chuyển đến ở nhà bà con".
Ông Nguyễn Viết Sơn, cán bộ nông nghiệp xã Long Mỹ, cho biết: "Vụ sạt lở đã cắt đứt đường đan giao thông liên ấp và là đê bao phòng chống lũ lụt của xã. Trước mắt các đoàn thể xã cử lực lượng đến hỗ trợ người dân di dời tài sản. Riêng hộ của ông Nguyễn Đức Trọng bị ảnh hưởng nặng nhất, UBND xã đã cho hộ này ở tạm 1 phòng trong UBND xã cũ để chờ khắc phục sự cố sạt lở".
Cơ quan chức năng địa phương đang khẩn trương khắc phục sự cố, đánh giá tình hình
Theo ông Huỳnh Hoàng Phong, phó chủ tịch UBND xã Long Mỹ, phạm vi sạt lở rất nghiêm trọng và nguy hiểm. Hiện chính quyền địa phương cho lực lượng đến hiện trường di dời tài sản của các hộ dân ra khỏi phạm vi sạt lở.
Được biết, trong năm 2011, xã Long Mỹ đã dùng nguồn thủy lợi phí cấp bù để đầu tư nâng cấp đê bao Long Khánh cặp sông Long Hồ, chiều dài khoảng 1.200 m, mục đích tránh ngập vào mùa mưa lũ.
Đê bao sử dụng một thời gian rất ổn định, nằm trên tuyến giao thông của xã. Tuy nhiên, chỉ trong 2 năm 2014 - 2015, đoạn đê bao này nhiều lần xảy ra sạt lở. Năm 2014, đoạn đê bao cũng xảy ra sạt lở 2 lần với chiều rộng 5 m, dài 31 m, sâu 8 m.
Tin, ảnh: Thanh Đức
Theo Thanhnien
Sập taluy, 2 hộ dân phải di dời khẩn cấp Ngày 6.5, UBND phường 3, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), đã cho di dời khẩn cấp 2 hộ dân Võ Văn Luyện và Trần Thị Hơn ra khỏi vị trí bị sập taluy ở khu vực Suối Cát - Xuân An để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản. Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày, bờ taluy ở trên đồi của hộ...