Tảng đá to như núi dưới biển Nhật Bản có thể là nguyên nhân gây siêu động đất
Nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas (Mỹ) tuyên bố rằng một tảng đá có kích thước bằng quả núi, nằm chôn vùi dưới biển phía nam Nhật Bản có thể hoạt động như nam châm hay cột thu lôi “hút” các trận động đất siêu lớn trong khu vực.
Tảng đá Kumano Pluton là phần lồi lên màu đỏ trong bức ảnh 3D. Ảnh: sciencealert
Theo đài Sputnik ngày 8/2, hình ảnh 3D của tảng đá có tên là Kumano Pluton này cho thấy nó đã chuyển hướng năng lượng kiến tạo thành các điểm dọc theo các mặt, nơi một số trận động đất lớn nhất trong khu vực đã xảy ra.
Mô hình 3D có độ nét cao cho thấy Pluton là một khối đá lồi màu đỏ, gần đới hút chìm Nankai, thuộc bờ biển phía nam của Nhật Bản. Đới hút chìm là những điểm mà các mảng kiến tạo của Trái đất va chạm hoặc trượt qua nhau.
Các khu vực phía trên các đới này đặc biệt dễ xảy ra động đất, sóng thần, núi lửa phun trào.
Nghiên cứu là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể xác định toàn bộ phạm vi của Kumano Pluton – được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2006.
Video đang HOT
Nhóm nhà nghiên cứu tham gia đã tập hợp dữ liệu địa chấn được thu thập trong khoảng thời gian 20 năm và đưa vào siêu máy tính LoneStar5 để tạo khung cho mô hình 3D độ nét cao của Pluton.
Ông Shuichi Kodaira, Giám đốc Cơ quan Khoa học và Công nghệ Trái đất Biển Nhật Bản, cho rằng những phát hiện này sẽ giúp họ tìm hiểu xem liệu có một trận động đất lớn khác đang hình thành ở đới hút chìm Nankai hay không.
Ông nói: “Chúng tôi không thể dự đoán chính xác khi nào, ở đâu hoặc độ lớn của các trận động đất trong tương lai, nhưng bằng cách kết hợp mô hình của chúng tôi với dữ liệu quan trắc, chúng tôi có thể bắt đầu ước tính các quá trình trong tương lai gần”.
Mô hình 3D của Pluton cũng cho thấy nó chuyển hướng nước ngầm vào bên trong Trái đất.
Ông Adrien Arnulf, tác giả chính của nghiên cứu và là trợ lý nghiên cứu tại Viện Vật lý Địa cầu của Đại học Texas, đã mô tả những phát hiện này mang tính “mở mang tầm mắt” và nói rằng chúng có thể giúp các nhà địa vật lý nghiên cứu tạo ra hình ảnh 3D về các điểm địa chấn khác dưới bề mặt Trái đất.
Những nơi như đông bắc Nhật Bản, New Zealand và Cascadia ở Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ có các đới hút chìm khác và các trận động đất lớn đã từng xảy ra ở tất cả các khu vực này.
Động đất rung chuyển Philippines, Indonesia, Nhật Bản
Động đất đã liên tiếp làm rung chuyển Philippines, Indonesia và Nhật Bản vào ngày 22.1. Không có thiệt hại lớn nào được ghi nhận và cảnh báo sóng thần cũng không được đưa ra.
Mặt đường nứt toác sau trận động đất ở Nhật Bản ngày 22.1. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH SOUTH CHINA MORNING POST
South China Morning Post dẫn lại thông tin từ Viện Núi lửa và Địa chấn Philippines (Phivolcs) cho biết hai trận động đất mạnh đã làm rung chuyển miền nam nước này vào ngày 22.1.
Một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter xảy ra lúc 10 giờ 26 phút sáng (giờ địa phương) ngoài khơi đảo Balut, cách thủ đô Manila của Philippines 1.130 km về phía nam. "Theo dữ liệu có được, trận động đất này không gây ra nguy cơ sóng thần", Phivolcs thông báo. Viện nghiên cứu này cũng cho biết động đất không gây ra thiệt hại lớn nhưng cảnh báo sẽ có dư chấn.
Theo Phivolcs, trước đó 6 giờ, một trận động đất mạnh 5,4 độ Richter đã làm rung chuyển thị trấn ven biển Baganga của tỉnh Davao Oriental gần Balut. Cơ quan thảm họa quốc gia Philippines cho biết chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng lớn của trận động đất ở Baganga.
Cũng trong ngày 22.1, quần đảo Talaud của Indonesia đã rung chuyển vì một trận động đất mạnh 6 độ Richter ở độ sâu 24 km, theo Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất Đức GFZ (GFZ).
Cả Philippines và Indonesia đều nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi diễn ra khoảng 90% các trận động đất trên thế giới.
Sáng sớm 22.1, ngoài khơi bờ biển phía nam đảo Kyushu của Nhật Bản cũng phải hứng chịu một trận động đất 6,6 độ Richter. Rung chấn đã làm hư hại đường xá và các tòa nhà.
Các trường hợp bị thương nhẹ đã được báo cáo ở 5 tỉnh gần tâm chấn. Một số con đường ở các tỉnh Oita và Miyazaki đã phải đóng cửa vì bị hư hại do đá lở, cây đổ và đường ống nước bị vỡ.
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, trận động đất xảy ra lúc 1 giờ 8 phút sáng (giờ địa phương) ngoài khơi bờ biển phía nam Nhật Bản ở độ sâu 45 km. Không có dấu hiệu nào cho thấy trận động đất này sẽ gây ra sóng thần.
Một số khu vực gần tâm chấn của trận động đất bị mất điện trong đêm. Tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân Sendai và Genkai gần đó vẫn hoạt động bình thường, theo công ty điện lực Kyushu. Nhà điều hành tàu JR Kyushu cũng ngưng một số tuyến tàu ở khu vực Oita và Miyazaki vào ngày 22.1.
Động đất ở Nhật Bản: Dịch vụ đường sắt vẫn bị gián đoạn Theo số liệu thống kê mới nhất, ít nhất 43 người đã bị thương sau khi thủ đô Tokyo của Nhật Bản bị rung chuyển do trận động đất mạnh nhất trong 1 thập niên qua xảy ra vào đêm 7/10. Các chuyến tàu tạm ngừng hoạt động ở Tokyo, Nhật Bản do ảnh hưởng của động đất, ngày 7/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN Động...