Tảng đá 4000 năm tuổi nứt làm đôi là kỳ quan địa chất bí ẩn nhất thế giới
Ngày nay có rất nhiều kỳ quan đáng kinh ngạc trên Trái đất mà chúng ta chưa biết tới. Trong đó, ở ốc đảo của Ả Rập Xê-út có một tảng đá bí ẩn mang tên “Al Naslaa”, cao khoảng 5,5m và rộng 7m xuất hiện một vết nứt thẳng ở giữa chia tảng đá làm đôi.
Vết nứt này gần như vuông góc với mặt đất, vết cắt rất nhẵn, dưới chân của của hai tảng đá cũng có đế bên dưới để đảm bảo rằng các tảng đá sẽ không bị đổ.
Tảng đá “Al Naslaa” Ả Rập Xê-út
“Al Naslaa” được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1883 và có lịch sử hơn 4000 năm. Có một số bức bích họa và chữ tượng hình được khắc trên tảng đá.
Tại sao tảng đá “Al Naslaa” lại xuất hiện ở đây? Vết nứt giữa 2 tảng đá hình thành như thế nào? Những câu hỏi này vẫn chưa được trả lời.
“Balanced Rock”, Utah, Hoa Kỳ. Đây là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong vườn quốc gia địa phương, tảng đá cao 39 mét, trên đỉnh có một tảng đá thăng bằng tương đương với kích thước của ba chiếc xe buýt học sinh.
Tảng đá “Balanced Rock” tại Hoa Kỳ
Người ta suy đoán rằng sự xuất hiện đặc biệt của tảng đá cân bằng là do các nguyên nhân tự nhiên, bao gồm bão cát, lượng mưa định kỳ, … Đá cân bằng ở trên và tảng đá ở bên dưới chịu sự ảnh hưởng khác nhau từ thiên nhiên. Dự đoán theo thời gian, tảng đá bên dưới sẽ tiếp tục bị xói mòn và tảng đá cân bằng bên trên sẽ sụp đổ.
Video đang HOT
Cũng có những tảng đá có cấu trúc tương tự ở sa mạc trắng của Ai Cập.
Sa mạc trắng tại Ai Cập
Do các trận bão cát, mưa, dòng nước chảy, …, làm xói mòn đá ngày này qua ngày khác, đã tạo hình chúng thành những hình thù kỳ diệu.
“Split Apple Rock” của New Zealand được tách ra gọn ghẽ bởi vết nứt ở chính giữa.
Tảng đá “Split Apple Rock” tại New Zealand
Giữa tảng đá đã chịu dưới tác động của thời tiết, mưa và nhiệt độ, các vết nứt nở ra và cuối cùng làm cho đá bị nứt.
Sau khi tìm hiểu những cảnh quan trên, và nhìn vào tảng đá “Al Naslaa”, có thể hiểu lý do vì sao tảng đá này có hình dạng kỳ lạ như vậy.
Ngoài ra, động đất và các lý do khác cũng góp phần tác động làm nứt đá.
Trên bán đảo Ả Rập có rất nhiều tảng đá bị xói mòn bởi gió và cát, tạo thành một địa mạo độc đáo và kỳ vĩ khiến người ta không khỏi kinh ngạc. Dù một ngày nào đó tảng đá “Al Naslaa” sẽ sụp đổ nhưng nó vẫn là một kỳ quan địa chất đáng để tham quan.
Chiêm ngưỡng những tuyệt tác thiên nhiên kỳ vĩ
Một phần kho báu của Trái Đất là các kiến tạo địa chất độc đáo, hoàn toàn là sản phẩm của tự nhiên và chưa bị con người tác động.
Địa mạo Đan Hà, Trung Quốc: Được hình thành từ các kết tụ và đá sa thạch màu đỏ trong Kỷ Phấn Trắng, nhiều dạng địa hình độc đáo được tìm thấy ở đông nam, tây nam và tây bắc Trung Quốc. Đặc điểm chính của các dạng địa hình này là vách đá dựng đứng và các thảm đỏ trải dài... Đây là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật, trong đó có 400 loài được coi là quý hiếm hoặc bị đe dọa... Năm 2010, một số cảnh quan ở miền nam Trung Quốc gọi chung là Đan Hà được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Những tảng đá tròn, Argentina: Sự hình thành những tảng đá tròn lớn độc đáo được tìm thấy ở thung lũng Mặt Trăng (còn được gọi là Ischigualasto), thuộc một vườn quốc gia gần biên giới với Chile. Những tảng đá tròn và nhẵn là kết quả của quá trình bào mòn liên tục bởi gió và nước qua hàng triệu năm. Công viên Ischigualasto đã được UNESCO đưa vào Di sản Thế giới năm 2000.
Pamukkale, Thổ Nhĩ Kỳ: Pamukkale trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "lâu đài bông". Pamukkale còn được gọi là "Hierapolis", "Thành phố Thánh", thuộc tỉnh Denizli, tây nam Thổ Nhĩ Kỳ. Qua hàng thiên niên kỷ, các bể bơi tự nhiên rất giàu canxi cacbonat và được tạo thành từ đá vôi trắng như tuyết. Khi ngày càng có nhiều khách du lịch đến thăm nơi này, các khách sạn được xây dựng vào giữa thế kỷ 20 đã thực sự gây tổn hại đến di tích tự nhiên. Năm 1988, các khách sạn đã bị phá bỏ khi UNESCO công nhận đây là Di sản Thế giới.
Hoodoos, Mỹ: Các thành tạo đá tại Vườn quốc gia Bryce Canyon có tên "Hoodoos" trông giống như một mô hình địa chất nhân tạo nhưng thực chất là những cột đá trầm tích được kết hợp giữa màu đỏ, cam và trắng không đều. Khu vực này có khí hậu lục địa với mùa hè ấm áp và khô ráo, nhiệt độ thấp nhất trong những tháng mùa đông là âm 17 độ C.
"Ống khói cổ tích", Thổ Nhĩ Kỳ: "Ống khói cổ tích" là những cột đá hình cây nấm, khẳng khiu nhô lên khỏi mặt đất được hình thành qua hàng triệu năm ở Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ. Phần mềm hơn của cột đã bị bào mòn bởi quá trình xói mòn, còn phần cứng hơn vẫn còn nguyên tạo nên những "ống khói" cao tới 37 m.
Richat, Mauritania: Richat là cấu trúc địa chất được hình thành sau khi mái vòm bị xói mòn, lộ ra các lớp đá phẳng ban đầu bên dưới tại cao nguyên Sahara's Adrar gần Ouadane, Mauritania (Châu Phi). Cấu trúc có đường kính 40 km với các vòng đồng tâm là các lớp đá trầm tích xung quanh các lớp đá mácma ở trung tâm.
Núi Roraima, Venezuela: Núi Roraima là một ngọn núi với những vách đá cao 400m ở cả bốn phía, là điểm phân biệt ba quốc gia Venezuela, Brazil và Guyana. Nó nằm ở góc phía nam của Venezuela và là một phần của Vườn quốc gia Canaima. Các dãy núi trong đó có Roraima là một trong những thành tạo địa chất lâu đời nhất được biết đến - hai tỷ năm. Đây cũng là nơi có một số thác nước cao nhất thế giới, cũng là nguồn cảm hứng đằng sau cái tên "Thác Thiên đường" trong bộ phim Up của Pixar.
Cột đá, Bắc Ireland: Cột đá là khu vực của khoảng 40.000 cột đá bazan không đều, trông giống như những bậc thang xuống biển, cách Derry 40 km về phía đông bắc trên rìa Cao nguyên Antrim, giữa Causeway Head và Benbane Head. Các bậc thang được hình thành cách đây khoảng 50-60 triệu năm trong Kỷ Paleogen khi dung nham chảy từ từ di chuyển về phía bờ biển, nguội dần và sau đó tiếp xúc với biển. Các lớp bazan đã tạo ra các cột và áp lực giữa các cột dẫn đến các hình dạng đa giác này. Các bậc thang cao tới 25 m và có đường kính thay đổi từ 4,5-6 m. Cột đá được công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1986.
Đá hình sóng, Australia: Đá hình sóng trông giống như một con sóng biển cao, nằm gần thị trấn nhỏ Hyden, Perth, Australia và thổ dân bản địa gọi là cấu trúc "Kattar Kich". Phần sóng của tảng đá cao 15m và dài 110m. Ngọn sóng là phần phía bắc của ngọn đồi có tên gọi là Hyden Rock.
Hang động Fingal, Scotland: Nằm ở hòn đảo không có người ở Staffa, Inner Hebrides, Scotland, hang động Fingal được biết đến với hệ thống âm thanh tự nhiên được hỗ trợ bởi mái vòm của nó. Fingal được cấu thành hoàn toàn bằng các cột đá bazan hình lục giác giống như Cột đá ở Bắc Ireland. Các cột đá bazan này được hình thành do quá trình làm lạnh và áp suất xảy ra khi dung nham gặp nước biển. Fingal được tái phát hiện vào năm 1772 và đã thu hút rất nhiều khách du lịch kể từ đó.
Uluru, Australia: Uluru là một tảng đá sa thạch nguyên khối khổng lồ nằm cách thị trấn Alice Springs (phía nam của Bắc Australia) 334 km. Nó được cấu tạo từ sa thạch arkosic, nằm giữa sa mạc và cao hơn mực nước biển 860m, được nhà thám hiểm Ernest Giles phát hiện lần đầu tiên năm 1872. Một trong nét độc đáo là màu sắc của của tảng đá thay đổi theo vị trí của Mặt Trời. Lúc hoàng hôn nó có màu đỏ cam. Đây là một địa danh nổi tiếng kể từ những năm 1930 và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1987.
Tháp Quỷ, Mỹ: Tháp Quỷ, còn được gọi là "Nhà nghỉ Gấu xám" là một tháp đá tự nhiên, tàn tích của quá trình xâm thực núi lửa do xói mòn, nằm gần sông Belle Fourche (đông bắc Wyoming). Tháp được tạo thành từ đá mácma và có đỉnh bằng phẳng rộng 1,5 mẫu Anh và các cạnh có rãnh. Tháp Quỷ cao 867m từ chân của nó và đỉnh phẳng, cao 1.560m so với mực nước biển.
Kỳ quan hùng vĩ của Việt Nam khiến khách nước ngoài không ngừng ca ngợi, thán phục Chuyến đi tới Hang Én của Việt Nam khiến tác giả Mỹ không thể nào quên. David W. Lloyd là một cây viết và nhiếp ảnh gia đã dành nhiều thời gian sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Trong bài viết được đăng tải bởi New York Times, ông đã chia sẻ những trải nghiệm "có một không hai" về chuyến...