Tăng cường “xoay trục sang châu Á”, Mỹ mời ông Tập và ông Abe tới thăm
Chính quyền Mỹ đã chính thức mới lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản đến thăm theo nghi thức cấp nhà nước, động thái nhằm làm đậm nét chính sách xoay trục sang châu Á của Tổng thống Barack Obama.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: AFP)
Hãng tin AFP dẫn lời Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice ngày 6/2 cho biết: ” Nhằm thúc đẩy quan hệ của Mỹ với châu Á, tôi rất vinh hạnh được thông báo hôm nay chúng tôi đã gửi lời mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến thăm theo nghi thức cấp nhà nước”.
Bà Rice bổ sung rằng Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng sẽ tới thăm Mỹ trong năm nay.
Ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Obama đã đề ra chính sách “xoay trục sang châu Á”, hay còn gọi là “tái cân bằng”, rút quân và các nguồn lực khác ra khỏi cuộc chiến tại Trung Đông và chuyển hướng sang châu Á.
Tuy nhiên, các biến động lớn trên thế giới như phong trào mùa xuân Ả rập, nội chiến ở Syria, xung đột Ukraine hay khủng hoảng kinh tế tại châu Âu đã khiến ông Obama gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung thực hiện chính sách trên.
Kế hoạch mời lãnh đạo nhiều nước châu Á nêu trên được cho là một động thái nhằm đưa chính sách xoay trục của Tổng thống Mỹ về đúng quỹ đạo. AFP cho hay, ngày 5/2, chính quyền Obama đã công bố Chiến lược an ninh quốc gia, trong đó đưa ra hàng loạt các biện pháp để “thúc đẩy chính sách tái cân bằng, chú trọng châu Á-Thái Bình Dương”.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lâu nay vẫn coi chính sách “xoay trục” sang châu Á của ông Obama như một nỗ lực tiềm tàng nhằtri/m kiềm chế sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc, điều mà Washington luôn phủ nhận.
Video đang HOT
Theo AFP, chuyến thăm Nhà Trắng của ông Tập Cận Bình sẽ là chuyến thăm đầu tiên kể từ khi ông trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Mỹ kiên trì nhắc nhở hành xử của TQ tại Biển Đông
Trước những hành xử ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại.
Trong diễn biến mới nhất, tại buổi họp báo diễn ra vào sáng 5/2 (theo giờ Hà Nội), Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương, ông Daniel Russel một lần nữa khẳng định Mỹ không đứng về bên nào trong các đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông, song Washington phản đối và đã bày tỏ quan ngại trước một số cách hành xử của Trung Quốc nhằm đơn phương thay đổi nguyên trạng khu vực.
Mỹ đồng thời lo ngại về những ảnh hưởng không lường trước được của cách hành xử đó đối với mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.
Ảnh vệ tinh chụp công trình trên Bãi Đá Ngầm
VOV dẫn lời ông Russel cho biết: "Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Kerry đã làm sáng tỏ là, Mỹ được hưởng lợi khi Trung Quốc có mối quan hệ tốt và ổn định với các nước láng giềng, bao gồm các nước quan trọng như Việt Nam, Philippines, Malaysia,... và đây là điều mà Mỹ muốn khuyến khích. Xuất phát từ lý do đó, Mỹ ủng hộ việc tự kiềm chế của các bên đòi hỏi chủ quyền, đặc biệt là hoạt động cải tạo quy mô lớn nhằm biến các bãi đá, vỉa san hô thành những tiền đồn có thể dễ dàng phục vụ mục đích quân sự".
Ông Russel đồng thời nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ song phương quan trọng bậc nhất. Chất lượng và sự phối hợp Mỹ-Trung ngày càng tăng mang đến những lợi ích trực tiếp cho hai nước, khu vực, cũng như toàn cầu.
Hai ưu tiên chính trong mối quan hệ Mỹ-Trung thời gian tới, đó là hợp tác trong những lĩnh vực cùng quan tâm mà thực sự có tác động đến người dân hai nước và khu vực; và giải quyết trực tiếp và thẳng thắn những khác biệt quan trọng cũng như những bất đồng theo cách không làm xói mòn các triển vọng hợp tác.
Cách đây khoảng 2 tuần, trong cuộc hội đàm quốc phòng với các quan chức Philippines, chính ông Daniel Russel cũng đã lên án hành động tự ý cải tạo phi pháp các đảo trên Biển Đông của Trung Quốc, bao gồm một số dự án khai thác khai hoang đất và bãi cát hay đá ngầm, gây ra sự bất bình cho các quốc gia trong khu vực.
"Chúng tôi cho rằng các nước lớn không nên hiếp đáp nước nhỏ hơn", ông thẳng thắn.
"Đây không phải là vấn đề chỉ liên quan đến riêng Philippines và Mỹ, mà cho cả 10 nước ASEAN khác, để thấy được tầm quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp dựa trên những luật lệ và giải pháp hòa bình".
Theo ông Russel, các hành vi của Trung Quốc đe dọa sự ổn định của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Trung Quốc phải làm rõ những tuyên bố chủ quyền, vốn thuộc các nước khác, bằng luật pháp quốc tế.
Vào tháng 11/2014, người phát ngôn quân đội Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng xây đường băng ở Biển Đông.
Cải tạo mở rộng bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa là một trong số những dự án mà Trung Quốc đang theo đuổi, trước tiên là để có thể xây dựng một đường băng, trung tá Jeffrey Pool, người phát ngôn quân đội Mỹ, cho biết.
"Có vẻ như đó chính là việc họ đang hướng tới", Pool nói. Một bến cảng cũng đã được thiết lập ở phía đông bãi đá. Nó đủ lớn để đón các tàu tiếp tế và tàu chiến hải quân.
Mỹ muốn Trung Quốc ngừng ngay dự án này. "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc dừng chương trình cải tạo đất và tham gia vào những sáng kiến ngoại giao để thúc đẩy tất cả các bên kiềm chế trong loại hoạt động này", Pool nói.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam. Malaysia, Philippines, Brunei. Bắc Kinh còn điều tàu tuần tra tại khu vực tranh chấp với Manila và hồi tháng 5 triển khai trái phép giàn khoan nước sâu vào sâu trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, bất chấp sự phản đối của Viêt Nam và cộng đồng quốc tế.
Ngang ngược hơn, Trung Quốc cải tạo trái phép các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hồi tháng 5/2014, Chính phủ Philippines đã công bố những bức ảnh cho thấy các hành động cải tạo phi pháp của Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma thuộc chủ quyền Việt Nam.
Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc cùng các nước liên quan giải quyết bất đồng về lãnh thổ một cách hòa bình, không ép buộc, đồng thời đề nghị Bắc Kinh ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử hàng hải đa phương trong khu vực để giảm đối đầu trên biển. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại muốn đàm phán song phương với các quốc gia láng giềng, vốn nhỏ hơn và phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc.
Lý giải phản ứng tích cực của Mỹ về vấn đề Biển Đông, theo giới quan sát, điều này nằm trong chiến lược "xoay trục" về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama cũng đã dành nhiều ưu tiên chính sách đối với khu vực này.
Tổng thống Barack Obama có hai chuyến thăm đến khu vực, trong khi Ngoại trưởng John Kerry thăm 5 lần. Bên cạnh đó là rất nhiều chuyến thăm của các thành viên nội các, quan chức cấp cao phụ trách thương mại, an ninh, năng lượng,... những lĩnh vực mà hai bên rất quan tâm.
Dĩ nhiên, Trung Quốc chẳng vui vẻ gì với sự tích cực của Mỹ. Còn nhớ vào tháng 1/2015, phản ứng trước phát biểu của ông Russel, Trung Quốc đã đề nghị "các bên không liên quan" chớ có dính vào vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nên bồi đắp cho lòng tin song phương, sự hợp tác, hòa bình và ổn định khu vực, thay vì gieo rắc bất hòa.
An Nhiên
Theo_Báo Đất Việt
Thủ tướng Abe nhận trách nhiệm về vụ hai con tin Nhật bị sát hại Phát biểu tại Ủy ban Ngân sách Hạ viện sáng 4/2, Thủ tướng Nhật Bản đã nhận lỗi về việc nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sát hại hai con tin nước này. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhận trách nhiệm về vụ hai con tin Nhật bị sát hại (nguồn: AFP/TTXVN) Ông Abe nói: "Để xảy ra kết cục...