Tăng cường vận động quốc tế hỗ trợ nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học
Trong khuôn khổ Chương trình công tác giai đoạn 2018 -2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, trong 2 ngày 11&12/6, tại Quảng Bình diễn ra Hội nghị “Quốc tế về tăng cường công tác vận động quốc tế trong hỗ trợ nạn nhân bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh”.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Tham dự Hội nghị về phía Bộ LĐ-TB&XH có đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế; Cục Bảo trợ Xã hội, Văn phòng Bộ và đại diện Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Về phía các đối tác quốc tế có ông Lee Gree Guk – Tham tán Lao động Hàn quốc; Ông Trần Quang Lâm – Chương trình phát triển LHQ (UNDP) cùng đại diện các tổ chức quốc tế như : International Center, Care for Children, JICA, Projects, Abroad…
Gần 100.000 người thương vong do tai nạn bom mìn
Việt Nam là quốc gia đã phải gánh chịu những hậu quả của các cuộc chiến tranh. Trong khi việc rà phá bom, mìn và tẩy rửa chất độc hóa học đang từng bước tiến hành, nhưng vẫn còn hàng triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc hóa học, nhiều tai nạn do bom, mìn xảy ra làm tăng số lượng người bị thương vong do bom mìn sau chiến tranh lên tới gần 100.000 người, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Trung, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, đảm bảo quyền của người khuyết tật nói chung, của các nạn nhân bom mìn (NNBM) và chất độc hóa học luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Năm 2018, ngân sách nhà nước đã bố trí 17.388 tỷ đồng để thực hiện chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội và 299 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục- đào tạo đối với NKT.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chính sách, đề án, chương trình trợ giúp NKT bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Các tổ chức của NKT đã phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH và nhiều tổ chức quốc tế tổ chức các chương trình hội thảo, giao lưu có sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội, góp phần nâng cao nhận thức xã hội về NKT và hoạt động trợ giúp NKT.
Video đang HOT
Toàn cảnh Hội nghị.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ LĐ-TB&XH) Cao Thị Thanh Thủy cho biết, để thúc đẩy việc hòa nhập xã hội cho người khuyết tật, vấn đề việc làm và tăng cường tiếp cận cho họ ngày càng được Chính phủ quan tâm đẩy mạnh. Từ năm 2018, Bộ LĐ-TB&XH đã thúc đẩy mô hình giới thiệu việc làm cho NKT thông qua các Trung tâm dịch vụ việc làm, tư vấn định hướng nghề nghiệp, khởi sự doanh nghiệp cho hàng ngàn NKT. Ngoài ra các bộ, ngành, địa phương cũng đã thực hiện các chương trình, hoạt động, dự án, trợ giúp NKT dưới nhiều hình thức đa dạng bao gồm trợ giúp xã hội, bảo hiểm y tế, phục hồi chức năng, hỗ trợ học nghề, sinh kế, tạo việc làm cho NNBM hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống…
Sử dụng tốt nguồn lực, bao phủ các đối tượng
Chia sẻ tại Hội thảo về mức độ ô nhiễm bom mìn tại Quảng Bình, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Trịnh Đình Dương cho biết, toàn tỉnh có 159/159 xã, phường bị ô nhiễm bom, mìn với tổng diện tích bị ô nhiễm lên tới hơn 224.934 ha. Trong vòng 10 năm gần đây toàn tỉnh đã xảy ra 164 vụ tai nạn do bom, mìn, làm chết 49 người và bị thương 115 người, phần lớn nạn NNBM đều là lao động chính trong gia đình, hoặc là lứa tuổi tương lai của đất nước. Nhiều nạn nhân tuy còn sống nhưng trở thành gánh nặng suốt đời cho gia đình và xã hội. Mong muốn của phần lớn NNBM là được hỗ trợ về khám chữa bệnh, phục hồi chức năng; được hỗ trợ sinh kế, hỗ trợ vốn để phát triển kinh tế gia đình ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn nên mới chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu.
Ông Đoàn Hữu Minh – Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) trao đổi với ông Lee Gree Guk – Tham tán Lao động Hàn Quốc.
Đánh giá về những khó khăn trong công tác hỗ trợ NNBM và chất độc hóa học, ông Đoàn Hữu Minh – Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc hỗ trợ NKT trong đó có NNBM và chất độc da cam, tuy nhiên công tác hỗ trợ còn gặp nhiều thách thức. Số NKT trong đó có NNBM và chất độc hóa học lớn (6,2 triệu người) nhiều NKT thuộc hộ nghèo. Phần lớn số NKT, NNBM, chất độc hóa học sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, có trình độ giáo dục thấp, kỹ năng nghề nghiệp còn nhiều hạn chế vì vậy khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ sinh kế. Bên cạnh đó, nguồn lực bố trí cho công tác chăm sóc, phục hồi chức năng, hỗ trợ học nghề, sinh kế, vay vốn tín dụng còn rất hạn chế. Do vậy, còn nhiều NNBM và chất độc hóa học gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, chưa tạo ra thu nhập ổn định. Công tác hợp tác quốc tế trong hỗ trợ cho NKT, NNBM, chất độc hóa học còn nhỏ lẻ, chưa tập trung hỗ trợ NKT sống trên vùng có CĐHH…
Từ những thách thức đó, bà Cao Thị Thanh Thủy đặt vấn đề: “Làm thế nào có thể sử dụng tốt nhất nguồn lực sẵn có để trợ giúp hiệu quả đúng đối tượng, tránh bỏ sót các trường hợp cần trợ giúp nhưng cũng cần tránh chồng chéo với những trợ giúp cho các đối tượng xã hội nói chung, đảm bảo công bằng xã hội ?”.
Ông Đoàn Hữu Minh đưa ra kiến nghị, cần tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trong chăm sóc, phục hồi chức năng, hỗ trợ NKT, NNBM, chất độc hóa học; Xây dựng chương trình dự án đặc thù hỗ trợ NKT, NNBM, chất độc hóa học về phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng, tiếp cận các nguồn lực và tạo sinh kế; Thí điểm và mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin , phần mềm trong thu thập quản lý thông tin về NKT, NNBM, chất độc hóa học có thể tích hợp với hệ thống dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội. Tăng cường đầu tư cho mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội đáp ứng nhu cầu phục hồi chức năng và trợ giúp của NNBM và nạn nhân chất độc hóa học…
Lực lượng công binh rà phá bom mìn.
Tại Hội thảo, đại diện các tổ chức đã chia sẻ về kế hoạch, ưu tiên và cách thách thức trong công tác hỗ trợ NNBM, chất độc hóa học và hướng dẫn quy trình xây dựng, huy động nguồn lực, phương thức tiếp cận, quản lý và phát huy hiệu quả hỗ trợ nạn nhân cho cán bộ ngành LĐ-TB&XH cấp địa phương trong thời gian tới. Đồng thời cập nhật các dự án, mô hình, sáng kiến mới trong công tác hỗ trợ NNBM, chất độc hóa học nói riêng và NKT nói chung.
NGUYỄN SÍU
Theo Dansinh
Vẫn còn gần 20% diện tích tự nhên nước ta bị ô nhiễm bom mìn
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa công bố kết quả khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam trong thời gian qua, vẫn còn những con số gây nhiều nhức nhối dư luận.
Để làm sạch bom mìn sau chiến tranh Việt Nam, cần kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm (Ảnh: SGGP)
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã xác định việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại những vùng đất có diện tích ô nhiễm cao được đẩy mạnh...
Tuy đạt được những kết quả khả quan, nhưng để làm sạch bom mìn sau chiến tranh Việt Nam, cần kinh phí hàng chục tỷ USD với thời gian kéo dài hơn 100 năm, chưa kể hàng tỷ USD cần thiết cho việc tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn.
Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo xây dựng kế hoạch truyền thông Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh như xây dựng, triển khai kế hoạch, tuyên truyền vận động tài trợ quốc tế cho chương trình;
Thông qua các kênh thông tin truyền thông, phát hiện nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm hay, góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình; nghiên cứu các chính sách bảo trợ trợ giúp sinh kế cho nạn nhân bom mìn tái hòa nhập cộng đồng...
Theo ông Nguyễn Bá Hoan, Chánh Văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, với thực trạng ô nhiễm bom mìn hiện tại, Việt Nam cần hàng trăm năm để làm sạch hoàn toàn bom mìn.
"Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao năng lực và huy động nhiều nguồn lực để tăng tốc độ rà phá bom mìn để sau vài chục năm nữa có thể giải quyết cơ bản hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Đó là nhiệm vụ của Chính phủ, cũng như trăn trở của hơn 90 triệu người dân Việt Nam và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Chúng ta cần chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền trong nước và quốc tế tạo sự ủng hộ đóng góp vào công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam" - đồng chí Nguyễn Bá Hoan cho biết.
Những năm qua, công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhóm đối tượng, tạo điều kiện để nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng. Nạn nhân bom mìn có nhu cầu được phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội từ Nhà nước và cộng đồng để có thể tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, kinh tế, xã hội.
Đến nay, cả nước có 1.012.923 ngươi khuyết tật nặng và đặc biệt nặng (bao gồm cả nạn nhân bom mìn) được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Các mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội đã được hình thành và phát triển trên phạm vi cả nước với 418 cơ sở trợ giúp xã hội.
Theo GD&TĐ
Mít tinh, diễu hành hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bom mìn Ngày 4/4 tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) đã tổ chức mít tinh và diễu hành hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bom mìn 4/ 4. Dự mít tinh có...