Tăng cường trách nhiệm phòng, chống xâm hại trẻ em
Những năm qua, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.
Sự biến đổi các giá trị xã hội, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư, sự tác động của thông tin truyền thông, văn hóa phẩm, trò chơi bạo lực, khiêu dâm, những áp lực về tâm lý và kinh tế trong đời sống gia đình, xã hội… đã dẫn đến nguy cơ phát sinh tăng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tình hình bạo lực, xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em
Theo UBND tỉnh, thời gian qua, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em đến các tầng lớp nhân dân, các ngành chức năng đã tích cực xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Điển hình như triển khai, duy trì và nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở nhằm can thiệp, giải tỏa các vụ bạo lực gia đình (nhất là các vụ có liên quan đến trẻ em); xây dựng môi trường sư phạm an toàn, thân thiện, lành mạnh; phòng, chống đuối nước cho trẻ; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet, viễn thông, phương tiện điện tử… Công tác tiếp nhận thông tin, theo dõi, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em tại địa phương được thực hiện nghiêm túc. Địa phương chủ động vào cuộc, kịp thời chỉ đạo và phối hợp thực hiện biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để hỗ trợ, can thiệp cho trẻ; xử lý hành vi xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật. Tại nhiều nơi, 100% trẻ em bị bạo lực, xâm hại được hỗ trợ, can thiệp, được cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp, dịch vụ trợ giúp pháp lý, tư vấn, trị liệu tâm lý…
Video đang HOT
Từ trách nhiệm của mình, UBND tỉnh đã ban hành các chương trình, kế hoạch và văn bản chỉ đạo triển khai, thực hiện các chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống. Nhìn chung, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh được triển khai, thực hiện tích cực, đạt được những kết quả nhất định, góp phần làm giảm thiểu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, tử vong do tai nạn thương tích, bị bạo lực, ngược đãi, xâm hại; điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ việc xâm hại trẻ em; tạo sân chơi để trẻ em phát triển toàn diện.
Theo đại tá Nguyễn Tấn Phước, Phó Giám đốc Công an tỉnh, khó khăn hiện nay trong phòng, chống xâm hại trẻ em nằm ở chỗ, công tác tuyên truyền tuy được quan tâm, nhưng chưa thường xuyên, còn dàn trải, thiếu sự thu hút, hiệu quả mang lại chưa cao. Do đặc thù đối tượng bị xâm hại là trẻ em, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ về loại tội phạm này còn gặp khó khăn. Các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ, vì nhiều lý do, đã thiếu giáo dục con cháu về đặc điểm tâm sinh lý, về nguy cơ bị xâm hại và cách nhận biết; thiếu quan tâm chia sẻ kỹ năng sống cho trẻ. Ngoài ra, thiếu cán bộ có kinh nghiệm trực tiếp làm công tác phòng, chống Xâm hại trẻ em; chưa làm tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo ban đầu về tội phạm Xâm hại trẻ em… là những vướng mắc cần được tháo gỡ.
Thời gian tới, dự báo tình hình xâm hại trẻ em sẽ diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn, với nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng liều lĩnh, manh động, mang tính côn đồ, xem thường pháp luật. xâm hại trẻ em không chỉ diễn ra trong cộng đồng, nơi làm việc, mà còn diễn ra ngay tại gia đình, nhà trường và các cơ sở chăm sóc trẻ tập trung. Hậu quả, sau khi các vụ việc xảy ra, trẻ em bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề; toàn xã hội phải tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để khắc phục hậu quả.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng khẳng định: “Bác Hồ dành rất nhiều tình cảm cho thiếu nhi, kỳ vọng vào thế hệ tương lai của đất nước, như thông điệp ngàn đời của dân tộc ta. Hiện nay, thực tế đáng buồn là có cả một hệ thống chính trị, đoàn thể chung tay bảo vệ trẻ em, nhưng tình trạng xâm hại trẻ em vẫn gây nhức nhối trong xã hội. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ đến tất cả chúng ta: cần phải tăng cường tinh thần trách nhiệm, vào cuộc mạnh mẽ hơn, nhất là các cơ quan pháp luật. Đặc biệt, gia đình là điểm tựa rất quan trọng cho trẻ, bởi họ phải là người yêu thương, chăm sóc con em mình chu đáo hơn ai hết. Bên cạnh đó, cần phải hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực này, có chế độ khen thưởng đột xuất cho người làm công tác phòng, chống xâm hại trẻ em… Đây là câu chuyện dài, nhưng An Giang quyết tâm tiếp tục đẩy lùi, hạn chế đến mức thấp nhất vụ việc đáng tiếc xảy ra trên địa bàn tỉnh”.
Toàn tỉnh hiện có 463.747 trẻ, trong đó 4.567 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (85% được chăm sóc). Có 46.284 trẻ có nguy cơ bị rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (65,8% được chăm sóc). Số liệu của Tòa án nhân dân tỉnh cho thấy, từ ngày 1-1-2015 đến 30-6-2019, Tòa án nhân dân 2 cấp đã thụ lý 196 vụ trẻ em bị xâm hại, liên quan 200 bị cáo. Các hành vi phạm tội bao gồm: bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán trẻ em.
Bài, ảnh: GIA KHÁNH
Theo baoangiang
Chủ động các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc vừa có văn bản đề nghị trưởng phòng GD&ĐT, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em từ năm học 2019-2020.
Ảnh minh họa/internet
Trong văn bản này, Sở GD&ĐT yêu cầu tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh (CBQL, GV, NV, HS), gia đình HS và cộng đồng về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, HS và phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực, xâm hại.
Tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường để thực hiện kế hoạch phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, HS đạt hiệu quả; phổ biến, công khai về nội dung kế hoạch, quy chế phối hợp, các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực, xâm hại trẻ em.
Phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường để thực hiện kế hoạch hiệu quả. Lựa chọn, bồi dưỡng và cử GV có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục HS; quan tâm các em HS cá biệt, HS yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và can thiệp, hỗ trợ, xử lý (theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý) kịp thời khi có các tình huống bạo lực xảy ra trong và ngoài nhà trường.
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, HS. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm, giáo dục kỷ luật tích cực cho CBQL, GV, NV.
Thường xuyên nắm bắt tâm lý, tâm tư, nguyện vọng của HS, kịp thời phát hiện và xử lý những mâu thuẫn, xung đột trong trường học; tích cực nêu gương người tốt, việc tốt, đề cao sự gương mẫu của các thầy, cô giáo để mỗi thành viên trong nhà trường đều trở thành nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục...
Hải Bình
Theo GDTĐ
Giám sát việc thực hiện phòng, chống xâm hại trẻ em tại Đà Nẵng Ngày 4/10, Đoàn giám sát của Quốc hội do bà Lê Thị Nga, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm trưởng đoàn đã làm việc với các ban, ngành của thành phố Đà Nẵng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em trên địa bàn...