Tăng cường quân sự trên Biển Đông, Trung Quốc đang tự cô lập
Nhiều học giả và báo chí quốc tế đang chỉ trích hành động tăng cường quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc.
Trước việc Trung Quốc tiếp tục tăng cường sự hiện diện quân sự trên Biển Đông, giới lãnh đạo, học giả và báo chí quốc tế những ngày qua liên tục có các phát biểu, bài viết chỉ trích hành động của Trung Quốc đang làm leo thang căng thẳng tại khu vực.
Phát biểu trong cuộc điều trần tại Ủy ban chuẩn chi Ngân sách Hạ viện Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 25/2 cho rằng, với các nỗ lực bồi đắp đất đá và xây dựng căn cứ hải quân trái phép trên Biển Đông, Trung Quốc đang tự cô lập mình khi buộc các bên láng giềng phải có hành động phản ứng, cũng như đẩy mạnh những hoạt động bảo vệ biển đảo của mình.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tăng cường quân sự hóa ở Biển Đông. (Ảnh: RT)
Cùng ngày, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách “giành quyền kiểm soát trên thực tế” đối với Biển Đông, tham vọng có được vị thế bá chủ quân sự trong khu vực.
“Rõ ràng Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông. Tất cả những hành động của nước này như triển khai tên lửa đất đối đất, đất đối không trên đảo Phú Lâm, bố trí thêm radar, xây đường băng dài hơn 3.000m tại đá Chữ Thập và những khu vực khác đều đang làm làm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông.”
Nhiều tờ báo quốc tế lớn những ngày qua cũng đồng loạt đăng tải những bài viết chỉ trích Trung Quốc làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Tờ “Toàn cảnh Frankfurt” số ra ngày 24/2 cho rằng, chính quyền Trung Quốc đã tạo ra những nhân tố mới trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với việc triển khai các máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa và ngang nhiên đòi chủ quyền tới 90% diện tích Biển Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, tờ “ Thế giới” (Welt) chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng trái phép trạm radar ở quần đảo Hoàng Sa, coi đây là cấp độ mới trong cuộc tranh cãi về chủ quyền quần đảo này.
Những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc trên biển Đông vấp phải sự phản đối từ các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế. (Ảnh: AP)
Tờ La Tribune của Pháp hôm qua cũng đăng tải bài viết đề cập tới việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng tại khu vực. Bài báo có đoạn viết: “Điều quan trọng đối với ổn định khu vực là Trung Quốc phải đưa ra được những đảm bảo cho các nước láng giềng thông qua việc minh bạch hơn với các chính sách quốc phòng.
Trên thực tế, nhiều hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng với các nước trong khu vực, trong đó có cả Mỹ.” Bài báo cũng đăng hình ảnh chụp được từ vệ tinh một trong những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã xây dựng trái phép trong những năm qua trên quần đảo Hoàng Sa./.
Thu Hoài
Theo_VOV
Mỹ cảnh báo Trung Quốc đang 'tự cô lập mình' trên Biển Đông
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Trung Quốc đang tự cô lập mình với các nước khác trên khu vực Biển Đông.
Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Thanh Niên, mới đây người đứng đầu Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định chính Trung Quốc tự cô lập mình với các nước. Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đang diễn ra ở Davos, Thụy Sĩ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết Washington không tìm kiếm hay muốn gây ra xung đột với Bắc Kinh ở Biển Đông mà chính Trung Quốc tự cô lập mình bằng những hành động đơn phương ở đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khẳng định Trung Quốc đang tự cô lập mình trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh Reuters
"Tôi không nằm trong nhóm người tin rằng xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể tránh khỏi. Chắc chắn đó không phải là điều chúng ta đang mong đợi và tôi không nghĩ nó sẽ xảy ra", Bộ trưởng Carter nói tại WEF ngày 23/1 (giờ Việt Nam), theo Reuters.
Theo lời ông Carter, thời gian qua Bắc Kinh đã cải tạo và xây dựng đảo nhân tạo phi pháp cùng các công trình quân sự trên các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Mới đây, Bắc Kinh đã thử nghiệm đường băng ở đá Chữ Thập và tăng tốc xây dựng 2 đường băng tương tự trên đảo nhân tạo phi pháp khác, phục vụ cho mục đích quân sự hóa Biển Đông.
Rõ ràng là, Bắc Kinh đang ngày càng lộ rõ tham vọng muốn độc chiếm toàn bộ Biển Đông bất chấp sự phản đối của các nước trong và ngoài khu vực. Trước tình hình này, trong diễn đàn kinh tế có chủ đề về An ninh thế giới, ông Carter cho rằng chính những hành động "tự cô lập mình" này của Trung Quốc khiến nhiều nước trong vùng phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Washington. Đồng thời, ông Carter khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hành động theo cách của mình trong khuôn khổ luật pháp quốc tế , đó là tự do bay, đưa tàu chiến vào hoạt động trong vùng Biển Đông, theo PTI.
Trung Quốc đang tăng tốc các hoạt động gây hấn trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế. Ảnh Reuters
Theo nhận định của giới quan sát quốc tế, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đưa ra phát biểu này nhằm giải thích cho sự hiện diện của Washington ở Biển Đông và để đáp trả lại việc Trung Quốc luôn cáo buộc chính Mỹ đã khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, phức tạp khi can thiệp vào khu vực này.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm qua 22/1 khẳng định Tokyo sẽ tăng cường nỗ lực nhằm đảm bảo thượng tôn pháp luật trên "những vùng biển mở và ổn định". "Nhiều quốc gia đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành động đơn phương làm thay đổi hiện trạng và leo thang căng thẳng", Kyodo dẫn lời ông Kishida phát biểu về chính sách đối ngoại trước quốc hội.
Theo đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã đề cập đến hoạt động cải tạo đất quy mô lớn với tốc độ cao và xây dựng phi pháp các cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông. "Chúng ta không thể chấp nhận những hành động như vậy là sự đã rồi", Ngoại trưởng Kishida nói. "Tình hình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng nghiêm trọng. Trong thời gian qua, an ninh hàng hải là vấn đề quan trọng", ông Kishida cho biết thêm.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố không chấp nhận việc Trung Quốc đưa Biển Đông vào thế &'sự đã rồi'. Ảnh AP
Song song với những diễn biến của tình hình Biển Đông, ông Kishida cũng khẳng định Nhật Bản sẽ phản ứng bằng cách "phù hợp và bình tĩnh" nếu tàu Trung Quốc đi vào gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, khu vực hai nước đang có tranh chấp. Theo Ngoại trưởng Kishida, quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc là "một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất" và "về tổng thể đang được cải thiện".
Nguyễn Yên (T/h)
Theo VietQ
Hàn Quốc tăng cường trừng phạt hàng hải nhằm vào Triều Tiên Theo Tân Hoa xã, ngày 26/2, hãng Yonhap dẫn nguồn tin từ Bộ Hàng hải Hàn Quốc cho biết Seoul đang lên kế hoạch áp đặt các lệnh trừng phạt hàng hải đơn phương nhằm vào Bình Nhưỡng, bằng việc cấm tàu thuyền của nước thứ ba cập cảng Hàn Quốc trên đường tới Triều Tiên. Một tàu hải quân của Triều Tiên....