Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động, các địa phương đang đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Ảnh minh họa
Theo tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, hiện nay vẫn còn một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp làm ảnh hưởng đến quyền lợi, chế độ hợp pháp của người lao động. Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh yêu cầu Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ động phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định.
Đồng thời, phối hợp tổ chức thu hồi nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.
Tại Lạng Sơn, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo đảm việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đúng quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong năm 2014 và các năm tiếp theo, UBND tỉnh yêu cầu Bảo hiểm xã hội tỉnh thống kê tình hình các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, số tiền nợ, thời gian nợ hàng quý, báo cáo UBND tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố để kịp thời chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lạng Sơn tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, xử phạt vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật; đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý các đơn vị sử dụng lao động có vi phạm.
Video đang HOT
Tại TP Hồ Chí Minh, UBND TP đã yêu cầu các sở-ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế trên địa bàn TP; phấn đấu đến năm 2020, có 50% lực lượng lao động thành phố tham gia bảo hiểm xã hội, ít nhất 90% người lao động thuộc diện bắt buộc tham gia, có 37% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; 90% người dân TP tham gia bảo hiểm y tế…
Các sở, ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử phạt các vi phạm về bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; việc đấu thầu, sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư và các dịch vụ kỹ thuật y tế; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; cải tiến quy trình thủ tục khám chữa bệnh, tinh giản thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; triển khai kế hoạch phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến năm 2020; khắc phục tình trạng cấp trùng, cấp nhầm thẻ bảo hiểm y tế; kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật và lao động nói chung và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nói riêng của các doanh nghiệp trên địa bàn TP; kiên quyết xử lý các trường hợp trốn đóng, nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế…
Khánh Linh
Theo_Báo Chính Phủ
Bé 2 tuổi bị bà ngoại đánh phù đầu, tím mắt
Ngày 8/12, bác sĩ Nguyễn Ích Tuấn, Trưởng Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu cho biết, bệnh viện đang điều trị cho một bệnh nhi 2 tuổi với nhiều vết thương trên cơ thể do bị bà ngoại đánh.
Nạn nhân là bé Khương Minh K., ở ấp 3, xã Phong Thạnh Đông A, huyện Giá Rai (Bạc Liêu).
Theo bác sĩ Tuấn, bé được chuyển đến từ Bệnh viện Giá Rai vào chiều 6/12 trong tình trạng lơ mơ, thiếu máu nặng, phù nề vùng đầu, hai mắt bầm tím, có vết bầm lan rộng ở bụng và hai chân, có dịch ổ bụng. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ của Khoa cấp cứu đã tiến hành khám, truyền dịch, truyền máu, tiêm kháng sinh, giảm đau, đồng thời cử bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh nhân 24/24h.
Do bệnh nhân bị sưng nề vùng đầu khá nặng, có khả năng chấn thương sọ não nên bệnh viện đã tiến hành chụp CT nhưng đến hiện tại vẫn chưa phát hiện dấu hiệu bất thường. Sau hơn hai ngày được điều trị tích cực, các vết thương của bé Khương Minh Khôi đã có tiến triển tốt nhưng do bệnh nhân còn quá nhỏ, lại bị đa chấn thương nên cần tiếp tục theo dõi. Bé tỉnh táo hơn lúc mới nhập viện nhưng bụng vẫn còn chướng, có dịch nhiều. Do hai mắt bầm tím cộng thêm phần da mí mắt bị bong tróc nên bé không mở mắt được.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về những chấn thương của bé Khương Minh K., bà Thạch Thị Sương, bà ngoại của bé sau một lúc quanh co đã thừa nhận có đánh bé do bé nghịch ngợm. Tuy nhiên, bà Sương chỉ nhận đánh bé vào tay, chân còn những chấn thương vùng đầu là do bé té ngã gây nên(!?).
Cũng theo bà Sương, cha mẹ bé ly hôn, mẹ bé đi làm ăn xa nên gửi bé cho bà nuôi từ lúc ba tháng tuổi. Sau khi đưa bé nhập viện bà đã gọi điện cho mẹ bé hay để về chăm sóc con.
Là người phát hiện và đưa bé Khương Minh K. đi cấp cứu, chị Nguyễn Bích Ngọc, cộng tác viên y tế của trạm y tế xã Phong Thạnh Đông A cho biết: Sáng 6/12, trong khi cùng đồng nghiệp là chị Trương Thị Nở đến nhà bà Thạch Thị Sương, bà ngoại bé K., để vận động bà đưa bé đi uống vắc-xin phòng bệnh thì thấy bé K. nằm mê man trên giường, trên người có nhiều vết thương. Bà Sương cho biết do cháu nghịch ngợm quá nên bà đánh. Ngay sau đó, chị Ngọc đã gọi cho công an xã và chính quyền ấp đến can thiệp, đưa cháu đi cấp cứu.
Tại trạm y tế xã, do các vết thương quá nặng nên bé K. tiếp tục được chuyển đến bệnh viện huyện Giá Rai. Theo biên bản lập tại trạm y tế xã Phong Thạnh Đông A được những người chứng kiến xác nhận thì những vết thương trên người bé Khương Minh K. là bị bà ngoại đánh. Điều đáng nói là khi được yêu cầu đưa bé đi cấp cứu, bà Thạch Thị Sương không đồng ý với lý do "không có tiền".
Trưa 8/12, mẹ bé Khương Minh K. đã có mặt tại bệnh viện Bạc Liêu để chăm sóc con. Do bé không có giấy khai sinh, không thẻ bảo hiểm y tế nên trong sáng 8/12, UBND xã Phong Thạnh Đông A, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Giá Rai đã gấp rút làm giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ tiền để bé có điều kiện tiếp tục chữa trị.
Bà Nguyễn Cẩm Tú, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Giá Rai cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin về trường hợp bé Khương Minh K. bị bà ngoại bạo hành, Phòng đã chỉ đạo cho UBND xã nhanh chóng chưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, yêu cầu UBND xã cùng công an xã đến lập biên bản và cưỡng chế bà Thạch Thị Sương phải đi theo chăm sóc bé.
Khi phóng viên đến nhà bà Thạch Thị Sương để tìm hiểu sự việc, nhiều người dân trong ấp hay tin đã kéo đến để phản đối hành động bạo hành trẻ em của bà Sương. Chi hội phụ nữ ấp 3 cũng đứng ra vận động người dân quyên góp tiền chạy chữa cho bé Khôi. Số tiền vận động được tại chỗ gần 2 triệu đồng.
Theo hàng xóm của bà Sương, gia đình bà sống khép kín, không giao du với ai, hơn nữa nhà bà đóng cửa suốt ngày nên việc bé Khương Minh K. bị hành hạ không ai hay biết cho đến khi được chị Nguyễn Thị Ngọc và chị Trương Thị Nở phát hiện.
Chiều 8/12, bác sĩ Nguyễn Ích Tuấn cho biết, sau khi tiến hành hội chẩn, bệnh viện nghi ngờ bé Khương Minh K. có khả năng bị dập ruột nên đã cho chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ để tiếp trục điều trị chuyên khoa.
Theo nguồn tin của phóng viên, chiều 8/12, Công an huyện Giá Rai đã cử cán bộ điều tra đến Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu để tiến hành lấy lời khai của bà Thạch Thị Sương và mẹ bé Khương Minh K. Sau đó, bà Sương đã được đưa về Công an huyện Giá Rai để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi bạo hành trẻ em.
Thanh Liêm
Theo TTXVN
Ngày đầu ở trung tâm thu gom người nghiện tại TP HCM Ngày 5/12, 24 quận, huyện của TP HCM đồng loạt ra quân truy tìm, thu gom người nghiện đưa về các trung tâm giáo dục, dạy nghề. Tại Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân, Hóc Môn, người nghiện từ các quận Bình Tân, quận 12, Bình Chánh... liên tục được các cơ quan chức năng thu...