Tăng cường quản lý mua vật tư, trang thiết bị y tế phòng chống dịch
Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan tiếp tục chủ động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine phòng chống dịch, tránh lãng phí, tiêu cực.
Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đà Nẵng) tiếp nhận trang thiết bị điều trị COVID-19. (Ảnh: TTXVN phát)
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 7668/CĐ-VPCP ngày 20/10/2021 gửi các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế , nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Công điện nêu rõ, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy định về mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine… phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực.
Đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch và tình hình kinh tế xã hội chung của đất nước.
Video đang HOT
Để tăng cường quản lý mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định, góp phần kiểm soát tốt, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát trên diện rộng, vừa phòng chống dịch hiệu quả vừa phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chủ động, tích cực huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, có kế hoạch, phương án, giải pháp cụ thể để kịp thời mua sắm vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm , vaccine, thuốc điều trị… phục vụ kịp thời, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch COVID-19 có thể xảy ra trên địa bàn.
Việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, vaccine… phòng, chống dịch COVID-19 phải thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 127/NQ-CP ngày 08/10/2021 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Chín trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021; Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19″; Thông báo số 241/TB-VPCP ngày 12/9/2021; Công điện số 7036/CĐ-VPCP ngày 30/9/2021; Công điện số 6741 /CĐ-VPCP ngày 22/9/2021… và các quy định pháp luật liên quan, quản lý chặt chẽ việc tổ chức mua sắm, đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí và thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Bộ Y tế: Sẽ đề nghị đưa kit test vào mặt hàng bình ổn giá
Bộ Y tế khẳng định chưa mua kit test nhanh. Các địa phương hiện chủ yếu sử dụng kit test do các đơn vị tài trợ, kể cả Bộ Y tế.
Trước các ý kiến phản ánh về giá kit xét nghiệm COVID-19 (kit test) ở mức cao, bất thường, từ khuya 28-9 và trong sáng 29-9, Bộ Y tế đã ra liên tiếp hai thông cáo báo chí thông tin về vấn đề này.
Trình Chính phủ nghị định về quản lý trang thiết bị y tế
Bộ Y tế cho rằng không thể đánh đồng tất cả loại kit test với nhau cũng như không thể so sánh giá ở các thời điểm khác nhau vì phải phụ thuộc vào các yếu tố chất lượng (độ nhạy, độ đặc hiệu), tình hình diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu mua sắm test xét nghiệm trong nước và quốc tế.
Lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người dân quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG
Theo Bộ Y tế, đối với quản lý giá các loại sinh phẩm xét nghiệm, bộ đã yêu cầu các đơn vị công khai giá trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng khẳng định đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương mua sắm sinh phẩm xét nghiệm theo đúng quy định hiện hành và xử lý vi phạm nghiêm các hành vi lợi dụng đấu thầu, mua sắm để tham nhũng, hưởng lợi.
Đối với xét nghiệm trong các cơ sở y tế công lập, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu việc tính giá xét nghiệm nhanh kháng nguyên căn cứ vào thực thanh thực chi, cụ thể giá được tính toán dựa vào giá kit test, chi phí vật tư tiêu hao liên quan. Việc thanh toán theo kết quả đấu thầu mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đấu thầu.
Để tăng cường quản lý giá test nhanh, Bộ Y tế đã trình Chính phủ nghị định về quản lý trang thiết bị y tế (bao gồm test xét nghiệm), trong đó yêu cầu các đơn vị phải kê khai giá để công khai, minh bạch trong mua sắm đấu thầu. Sắp tới, Bộ Y tế tổng hợp ý kiến xong sẽ đề nghị đưa test xét nghiệm COVID-19 vào mặt hàng bình ổn giá bởi vì hiện nay mặt hàng này chưa được quy định trong luật.
Giá kit test ngày càng giảm
Bộ Y tế cho rằng thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, với chức năng quản lý nhà nước của mình, bộ đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để điều chỉnh giá xét nghiệm theo hướng ngày càng giảm chi phí.
Thứ nhất: Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn các đơn vị y tế công lập thực hiện xét nghiệm điều chỉnh giá xét nghiệm theo từng giai đoạn.
Ở thời điểm năm 2020 khi dịch bệnh trên thế giới có diễn biến phức tạp ở nhiều nước, nguồn cung và chủng loại test xét nghiệm COVID-19 rất hạn chế, nhu cầu ở thị trường các nước rất lớn khiến giá các loại test xét nghiệm còn ở mức cao (test xét nghiệm khoảng 200.000 đồng/test, test Real-time PCR gần 1 triệu đồng/test), Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ đưa ra hướng dẫn về giá xét nghiệm test nhanh là 238.000 đồng/mẫu, test Real-time PCR là 734.000 đồng/mẫu.
Mức giá này được áp dụng cho tới trước ngày 1-7. Từ ngày 1-7, do nhiều công ty nhập test và trong nước cũng đã sản xuất được test kit nên dải giá test rất khác nhau, Bộ Y tế đã có yêu cầu thực hiện thực thanh thực chi: Thanh toán theo kết quả đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đấu thầu.
Thứ hai: Triển khai các giải pháp nhằm tăng nguồn cung test xét nghiệm như chủ động liên hệ hoặc thông qua kênh ngoại giao, các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới để có thể mua lại test xét nghiệm với số lượng lớn và giá thấp nhất có thể. Cạnh đó, vận động các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước mua kit test chất lượng cao từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới và bán lại cho các địa phương, đơn vị trong nước với giá bằng giá nhà sản xuất bán ra.
Thứ ba: Đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho các đơn vị đăng ký tạo cạnh tranh giảm giá bằng việc tổng hợp, thường xuyên cập nhật và thực hiện công bố danh sách sinh phẩm/trang thiết bị y tế.
Thứ tư: Yêu cầu các đơn vị sản xuất, phân phối, nhập khẩu và kinh doanh kit test xét nghiệm thực hiện công khai giá, cập nhật giá để các đơn vị và người dân dễ dàng tra cứu.
Thứ năm: Bộ Y tế mới chỉ tiếp nhận vật tư, sinh phẩm y tế, kit test xét nghiệm nhanh, test Real-time PCR qua các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp, chưa mua bất cứ test nào.
Thứ sáu: Bộ Y tế đã thực hiện tăng cường công tác hậu kiểm, kiểm tra, thanh tra để phát hiện các trường hợp vi phạm, trục lợi ảnh hưởng xấu đến công tác phòng chống dịch bệnh.
Tiếp nhận thiết bị y tế, thuốc hỗ trợ bệnh nhân F0 trị giá 13 tỷ đồng Sáng 11/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh - Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố tổ chức tiếp nhận vật tư y tế, thuốc hỗ trợ bệnh nhân F0 trị giá 13 tỷ đồng, do các doanh nghiệp, tổ chức trao tặng, góp phần vào...