Tăng cường quản lý, điều hành giá các dịch vụ vận tải
Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn hỏa tốc gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu triển khai nghiêm túc Công điện số 679/CĐ- TTg ngày 31/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Vận tải hành khách giảm “áp lực” khi xăng dầu giảm giá. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Theo đó, các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp đề ra tại Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các giải pháp của Chính phủ; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá từ đầu năm và theo dõi sát, nắm chắc tình hình để chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, khoa học, hiệu quả, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đã đề ra, đảm bảo đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.
Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá, tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính toán, tổ chức triển khai rà soát để chủ động có phương án điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng thị trường theo đúng quy định.
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác tổ chức kiểm tra, rà soát kê khai giá, niêm yết giá của đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn để đánh giá việc điều chỉnh giá dịch vụ vận tải đường bộ phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá; trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời, báo cáo kết quả về UBND cấp tỉnh và Bộ Giao thông vận tải trước ngày 20/8/2022.
Đồng thời, Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các Sở Giao thông Vận tải triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê khai, niêm yết giá cước vận tải đường bộ và Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Video đang HOT
Các Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác tổ chức rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc điều chỉnh giá dịch vụ vận tải theo lĩnh vực phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá; trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời.
Tăng cường kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu tiền dịch vụ đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, kết cấu đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết, báo cáo kết quả về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Vận tải) trước ngày 25/8/2022.
Vận tải biển kinh doanh có lãi trong 'bão giá' nhiên liệu
Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và biến động giá nhiên liệu tăng cao, doanh nghiệp hàng hải kinh doanh vận tải biển vẫn đạt nhiều kết quả khả quan.
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển
Theo khảo sát của Cục Hàng hải Việt Nam (Bộ GTVT), để hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải biển, hầu hết các công ty hoa tiêu cung ứng dịch vụ dẫn dắt tàu biển trong và ngoài nước ra vào, di chuyển tại các vùng biển giáp ranh hiện nay đều đã giảm giá cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển trước bão giá nhiên liệu.
Vận tải biển kinh doanh có lãi trong 'bão giá' nhiên liệu. Ảnh: Hải Yên.
Thời gian qua, diễn biến giá nhiên liệu trong nước liên tục tăng cao. Hiện tại, giá nhiên liệu đã có phần giảm xuống, nhưng vẫn ở mức cao. Trước tình hình này, các công ty hoa tiêu giá giảm dịch vụ từ ngày 1/7 đến hết 31/12 theo chỉ đạo của Bộ GTVT về triển khai những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và nhiên liệu tăng cao.
Cụ thể, các mức giá được giảm tối thiểu theo quy định tại Thông tư 54/2018 của Bộ GTVT về việc quy định biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu bến, phao, neo, dịch vụ xếp dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam (giảm 10% so với mức giá đang áp dụng).
Trong năm 2021, Cục Hàng hải Việt Nam cũng đã có văn bản kêu gọi các công ty hoa tiêu, lai dắt giảm giá dịch vụ hoa tiêu, lai dắt để hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Hàng loạt doanh nghiệp hoa tiêu và lai dắt đã hưởng ứng lời kêu gọi này, đồng ý giảm giá dịch vụ cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa, tùy theo tình hình của từng khu vực...
Doanh nghiệp "lãi đậm"
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) báo cáo lợi nhuận hợp nhất trong 6 tháng đầu năm ước đạt 2.225 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ 2021, nhờ tận dụng cơ hội thị trường tốt. Riêng doanh thu ước đạt 11.083 tỷ đồng.
Trong đó, đối với khối cảng biển, lợi nhuận trước thuế ước đạt 826 tỷ đồng. Khối vận tải biển cũng ghi nhận kết quả tích cực dù thị trường nhiều biến động. Lợi nhuận toàn khối ước đạt 1.766,7 tỷ đồng. Một số cảng có kết quả lợi nhuận cao như cảng Hải Phòng (410 tỷ đồng), cảng Sài Gòn (200 tỷ đồng)...
"Các đơn vị đã bám sát, tận dụng cơ hội thị trường tốt vào thời điểm cuối tháng 2 và đầu tháng 3 để kịp thời điều chỉnh, ký hợp đồng với mức tài chính cao, tiếp tục duy trì các hợp đồng định hạn với mức giá tốt trong Quý 2", lãnh đạo VIMC lý giải về kết quả này.
Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2022, hệ thống cảng của VIMC đã phát triển thêm 4 tuyến dịch vụ mới tại các Cảng Hải Phòng (2 tuyến), Đà Nẵng (1 tuyến), SSIT (1 tuyến). Đồng thời, phát triển thêm dịch vụ mới về hệ thống cảng của VIMC trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, thử nghiệm dịch vụ đi Ấn Độ từ Cảng Nghệ Tĩnh và triển khai dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo VIMC, mặc dù "lãi đậm", nhưng nhiều đơn vị khối cảng biển có sản lượng sụt giảm so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng toàn khối cảng biển chỉ đạt 94% so với cùng kỳ, trong khi mức tăng trưởng sản lượng của cả nước 2%. Hoạt động của khối dịch vụ hàng hải cũng còn gặp khó khăn, lợi nhuận toàn khối ước đạt 50,8 tỷ đồng (118,8% cùng kỳ 2021). Bên cạnh đó, công tác tái cơ cấu các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ vẫn còn chậm, chưa tạo được đột phá...
Để duy trì hiệu quả kinh doanh từ nay đến hết năm 2022 khi phải tiếp tục đối mặt với áp lực lạm phát đến từ giá nguyên vật liệu, hàng hóa thế giới tăng, giá dầu thô tiếp tục dự báo tăng mạnh... VIMC tập trung yêu cầu các doanh nghiệp vận tải biển theo dõi sát diễn biến thị trường để có các giải pháp ứng phó, đàm phán hợp đồng, điều chỉnh giá cước đảm bảo hiệu quả hoạt động của đội tàu; đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tái cơ cấu, kiểm soát nợ.
Riêng đối với các doanh nghiệp cảng biển, VIMC đã có kế hoạch phát triển thêm các tuyến dịch vụ mới về hệ thống cảng, phát triển tuyến dịch vụ container, triển khai dịch vụ sà lan kết nối các cảng với khu vực đồng bằng sông Cửu Long...
Lạm phát 2022 - Bài 2: Trăn trở của nhiều ngành kinh tế Sau đại dịch COVID-19, lạm phát đang trở thành mối quan tâm, lo lắng của người dân, lĩnh vực ngành hàng và số đông doanh nghiệp; nhất là trong cơn bão giá, khi không chỉ giá xăng dầu tăng cao, giá lương thực thực phẩm leo thang mỗi ngày mà mọi chi phí sinh hoạt thường nhật khác đều trên đà tăng giá....