Tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Venezuela
Ngày 5/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Bolivar Venezuela Jorge Arreaza để trao đổi các biện pháp tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hòa Bolivar Venezuela Jorge Arreaza – Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã chia sẻ về tình hình Việt Nam và kết quả nổi bật của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam, các biện pháp ứng phó với đại dịch COVID-19, phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội; khẳng định Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của Chính phủ hợp hiến ở Venezuela trong việc thúc đẩy đối thoại chính trị trên cơ sở tôn trọng Hiến pháp Venezuela và nguyện vọng của người dân, từng bước tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh phức tạp hiện nay.
Bộ trưởng Arreaza bày tỏ Venezuela luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, chúc mừng thành công Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong đối phó với đại dịch COVID-19, duy trì đà tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Hai bên nhất trí duy trì hoạt động của các cơ chế thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là Ủy ban Hỗn hợp Liên Chính phủ Việt Nam-Venezuela và Tham khảo Chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, tăng cường trao đổi giữa các bộ, ngành và kết nối doanh nghiệp, thúc đẩy quan hệ thương mại-đầu tư và hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm như nông nghiệp, dầu khí, y tế, thương mại, văn hóa, thể thao và du lịch, đẩy mạnh hoạt động của các Hội hữu nghị và giao lưu nhân dân. Hai bên cũng nhất trí tăng cường trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, thường xuyên hợp tác tại các diễn đàn đa phương mà Việt Nam và Venezuela là thành viên.
Dư luận quốc tế ca ngợi Việt Nam đặt quyền lợi người dân lên hàng đầu
"Đảng Cộng sản Việt Nam đã hành động trách nhiệm và đặt người dân lên làm mối quan tâm hàng đầu" - đó là phát biểu của nhà báo chuyên về chính trị Đông Nam Á David Hutt trên đài BBC News.
"Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, đặt sinh mạng, sức khỏe và cuộc sống của người dân lên hàng đầu" - trang The Diplomat nhận định như vậy.
Còn trang liberationnews.org (Mỹ) viết rằng "một chính phủ xã hội chủ nghĩa đặt người dân lên trên lợi ích kinh tế"... Có thể trích ra đây rất nhiều bình luận tương tự của giới chuyên gia và truyền thông quốc tế khi đề cập tới thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, cũng là minh chứng rõ rệt cho tinh thần "vì người dân" và chính sách nhân văn "không để ai bị bỏ lại phía sau" mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện trong năm 2020 đặc biệt khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 lây lan toàn thế giới và đợt mưa lũ cùng lở đất kinh hoàng ở miền Trung vừa qua. Trong bối cảnh đó, có thể nói, việc Việt Nam cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, bảo vệ mạng sống và sức khỏe của người dân, kịp thời hỗ trợ những người bị ảnh hưởng, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi đà tăng trưởng kinh tế... chính là những thành tựu bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đáng ghi nhận.
Người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng hưởng bảo trợ xã hội ở phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội nhận tiền hỗ trợ từ gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Qua 3 đợt phòng chống dịch COVID-19 kể từ thời điểm phát hiện ca mắc đầu tiên ngày 23/1, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá như một "điểm sáng", "hình mẫu" về ứng phó hiệu quả với đại dịch. Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh: "Việt Nam ứng phó thành công đại dịch COVID-19 là một câu chuyện truyền cảm hứng", trong đó tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và gắn kết xã hội là chìa khóa thành công.
Với quan điểm nhất quán: "Chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân", Chính phủ Việt Nam đã kiên định chiến lược then chốt: "ngăn chặn; phát hiện; cách ly; khoanh vùng dập dịch; điều trị hiệu quả" cùng những biện pháp kịp thời, quyết liệt, công khai và phù hợp với điều kiện đất nước. Như khẳng định của trang Times of India thì "Chính phủ Việt Nam đã chủ động bảo vệ người dân trước dịch bệnh" thông qua việc đảm bảo quyền tiếp cận thông tin về dịch bệnh và quyền được tiếp cận điều trị COVID-19 cho tất cả mọi người, nhờ thế tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, huy động được sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến chống dịch. Coi trọng sức khỏe và an toàn tính mạng của người dân ngay từ những ngày đầu chống dịch cũng chính là bảo đảm một trong những quyền con người cao nhất, cơ bản nhất - quyền được sống. Đó cũng là yếu tố khiến người dân tin tưởng và ủng hộ chính phủ trong công tác ứng phó với dịch COVID-19. Theo kết quả cuộc khảo sát do trang Daliaresearch.com thuộc tổ chức Dalia (trụ sở tại Berlin, Đức) thực hiện hồi giữa năm, Việt Nam có tỷ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp của chính phủ ứng phó với dịch COVID-19 cao nhất thế giới. Cuộc khảo sát mới nhất do UNDP thực hiện và công bố ngày 8/12 cũng cho thấy 96% số người được hỏi đánh giá nỗ lực của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 là "tốt" hoặc "rất tốt", gần 94% có cùng đánh giá đối với nỗ lực ứng phó của chính quyền cấp tỉnh.
Bên cạnh mục tiêu khẩn cấp bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, Chính phủ Việt Nam đặc biệt ưu tiên đảm bảo an sinh xa hôi và quyên của người dân đươc tiêp cân cac dich vu cơ ban, nhất là khi đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, khiến nhiều người thu nhập bị giảm sâu, mất việc làm, mất sinh kế... Hàng loạt chính sách được ban hành nhằm đảm bảo an ninh lương thực và cuộc sống tối thiểu, ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là người nghèo, người thất nghiệp và các nhóm dễ bị tổn thương khác, với mục tiêu như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: "không để người dân nào đói cơm, lạt muối vì COVID-19". Gói an sinh xã hội có quy mô gần 62.000 tỷ đồng được đánh giá "chưa có tiền lệ" là giải pháp cấp bách, kịp thời, không chỉ giảm thiểu tối đa tác động của đại dịch COVID-19 đối với quyền sống, quyền được chăm sóc y tế và mưu sinh của người dân, mà còn một lần nữa khẳng định mạnh mẽ tinh thần "đặt lợi ích của người dân lên trên". Đó cũng là tinh thần mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh sau đợt "lũ chồng lũ, bão chồng bão" lịch sử với 7 cơn bão liên tiếp trong 2 tháng, gây thiệt hại nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung vừa qua: không để người dân bị đói, bị rét, phải ở trong cảnh "màn trời chiếu đất".
Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, đồng hành cùng đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ. Từ cấp 11.500 tấn gạo hỗ trợ khẩn cấp và hàng trăm tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương tới phát động chiến dịch quyên góp rộng khắp, huy động sức mạnh tập thể và lan tỏa tinh thần "tương thân tương ái", hỗ trợ người dân miền Trung sửa chữa nhà cửa, trường học, khôi phục lại sản xuất, khắc phục công trình hạ tầng bị hư hỏng nhằm sớm ổn định lại cuộc sống.
Trong hoàn cảnh khó khăn của dịch bệnh và thiên tai, những chính sách hỗ trợ trực tiếp, kịp thời đối với người dân là nền tảng để bảo vệ các quyền con người, đồng thời cho thấy nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của nhân dân. Điều đó góp phần khiến người dân thêm tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, đồng thuận và tích cực tham gia công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, mà minh chứng là việc nhân dân quan tâm và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm vao cac văn kiên Đại hội Đang lần thứ XIII. Việc đông đảo các tầng lớp nhân dân đóng góp ý kiến đối với các văn kiện Đại hội Đảng không chỉ bảo đảm quyền của nhân dân đươc tham gia vao cac qua trinh hoach đinh, giam sat thưc thi chinh sach, mà còn chứng tỏ quyền dân chủ của nhân dân đang được phát huy cao độ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và đại diện của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR), ngày 10/9. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Đóng góp của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người cũng được thể hiện qua vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 2020, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Trong cuộc họp đặc biệt lần hai của AICHR theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện AICHR các nước thành viên ASEAN và Ban Thư ký ASEAN, diễn ra cuối tháng 11 vừa qua, các nước đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch AICHR 2020 đã dẫn dắt hoạt động của AICHR trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, không chỉ giúp duy trì đà hợp tác của AICHR và ứng phó hiệu quả trước các tác động của đại dịch, mà còn thúc đẩy soạn thảo và thông qua một loạt các văn kiện quan trọng định hướng hợp tác AICHR trong giai đoạn tới. Các nước khẳng định chủ đề "Gắn kết và chủ động thích ứng" trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam rất phù hợp, góp phần duy trì tinh thần đoàn kết, thống nhất và đà hợp tác của ASEAN, ứng phó chủ động, hiệu quả trước các tác động đa chiều của đại dịch COVID-19 tới đời sống kinh tế, an sinh xã hội và quyền lợi của người dân, nhất là các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật...
Trong thông điệp gửi đến Diễn đàn Hòa bình Paris tổ chức tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi "đặt lợi ích của người dân là trung tâm của mọi chính sách và hành động". Đó cũng là tinh thần của "Chính phủ kiến tạo vì người dân" nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam.
HĐBA Liên hợp quốc: Đại dịch và các thách thức đối với giữ vững hòa bình Nhận lời mời của Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự Phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề "Đại dịch và các thách thức đối với hòa bình bền vững". Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh...